7. Kết cấu của luận văn
1.3. Đặc điểm cơ chế đánh giá tính công khai, minh bạch của toà án trong
1.3.3. Nội dung đánh giá
Về nội dung đánh giá, việc đánh giá tình công khai, minh bạch của Tòa án trong tố tụng hình sự thực hiện qua hoạt động giải quyết vụ án hình sự và kết quả của việc giải quyết vụ án.
Trong tố tụng hình sự, nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm là một trong những nguyên tắc chủ đạo và nền tảng [2, tr.105]. Hiện nay về việc xác định tranh tụng xuất hiện từ thời điểm nào của tố tụng hình sự có nhiều ý kiến khác nhau: Có quan điểm cho rằng, tranh tụng được bắt đầu muộn hơn thời điểm bắt đầu của quá trình tố tụng hình sự (sau khởi tố vụ án) và kết thúc sớm hơn thời điểm kết thúc của nó (khi bản án có hiệu lực pháp luật); có quan điểm lại cho rằng quá trình tranh tụng bắt đầu cùng với thời điểm bắt đầu của quá trình tố tụng hình sự (cùng với giai đoạn khởi tố vụ án); cũng có quan điểm cho rằng tranh tụng chính là tranh luận tại tòa (tranh tụng chỉ có trong giai đoạn xét xử). Tuy nhiên hiểu theo nghĩa thông thường nhất, tranh tụng được thể hiện tập trung, rõ nhất trong phiên xét xử vụ án và gắn liền với chức năng tài phán. Tại phiên tòa xét xử vụ án hình sự, dưới sự điều khiển của Chủ tọa phiên tòa và với sự tham gia của đầy đủ tất cả các chủ thể buộc tội, bào chữa. Đặc biệt, tại phiên tòa tất cả các chứng cứ xác định vô tội, chứng cứ xác định có tội, các tranh luận, đối đáp đều phải tiến hành trực tiếp, công khai tại phiên tòa. Như vậy, việc tiến hành trực tiếp, công khai các vấn đề cần giải quyết của vụ án hình sự là nền tảng cơ sở để Tòa án - được trao nhiệm vụ là trọng tài xem xét, đánh giá trực tiếp chứng cứ của cả hai bên buộc tội và gỡ tội để rồi đưa ra bản án, quyết định đúng căn cứ pháp luật, hay nói cách khác thì mục đìch của
24
việc tranh tụng tại phiên tòa chỉ có thể được thực thi khi đảm bảo được tính công