Hoàn thiện quy chế lựa chọn thẩm phán và xây dựng hệ thống Toà

Một phần của tài liệu Đánh giá tính công khai, minh bạch của tòa án trong hoạt động tố tụng hình sự (Trang 88 - 97)

7. Kết cấu của luận văn

3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả đánh giá tính công khai, minh bạch của

3.2.2. Hoàn thiện quy chế lựa chọn thẩm phán và xây dựng hệ thống Toà

3.2.2. Hoàn thiện quy chế lựa chọn thẩm phán và xây dựng hệ thống Toà án điện tử điện tử

3.2.2.1 Quy chế lựa chọn Thẩm phán

Mặc dù việc ban hành một quy chế tuyển chọn thẩm phán không phải là giải pháp trực tiếp để hoàn thiện cơ chế đánh giá tình công khai, minh bạch của Tòa án nhưng nó là cơ sở để nâng cao tính công khai minh bạch, trở thành một tiêu chí phục vụ hoạt động đánh giá. Một quy chế lựa chọn Thẩm phán phù hợp sẽ góp phần minh bạch hóa các hoạt động, thủ tục của Tòa án. Các thẩm phán là những người đóng vai trò điều hành phiên tòa xét xử, quyết định số phận pháp lý của người bị buộc tội. Hoạt động xét xử là hoạt động trọng tâm của quá trình tố tụng hình sự, do đó đặt ra yêu cầu phải công khai, minh bạch khi thực hiện xét xử. Một trong những tiêu chí, yếu tố đánh giá một Tòa án có đủ công khai, minh bạch hay không là dựa trên quy trình lựa chọn Thẩm phán của họ, bởi lẽ đây là cơ sở để đảm bảo cho một vụ án được giải quyết đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Nếu một thẩm phán không có đủ chuyên môn và kỹ năng sẽ trở thành rủi ro vô cùng lớn đối với công tác bảo vệ công lý, bảo đảm quyền con người.

a. Các nguyên tắc tối thiểu chi phối việc lựa chọn Thẩm phán

Thứ nhất, việc lựa chọn Thẩm phán phải do một tổ chức độc lập thực hiện

Vấn đề chính trong quá trình lựa chọn các thẩm phán ở châu Mỹ là hoạt động này đã bị chính trị hóa, điều này làm cho các tiêu chí chính trị chiếm ưu thế trong việc lựa chọn thành viên của các Tòa án đó. Để giải quyết vấn đề này, cần có cơ quan chịu trách nhiệm về việc chọn lọc các ứng cử viên và nên là một tổ chức độc lập, không chịu ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp của các cơ quan quyền lực khác ở trong nước. Khi tổ chức được giao nhiệm vụ chọn lọc các ứng cử viên là đại diện từ các lĩnh vực khác nhau và các hiệp hội quốc gia, cần đảm bảo rằng sự đại diện đó không trở thành một kênh ảnh hưởng và các quyết định của họ chỉ dựa trên thành

83

tích của các ứng cử viên. Quyền tự chủ này làm tăng tiềm năng đưa ra các quyết định tốt hơn dựa trên các tiêu chì đã được thiết lập trước đó hơn là dựa trên các cân nhắc về chính trị hoặc kinh tế. Sự độc lập của các cơ quan tuyển chọn mang lại tính hợp pháp hơn cho quá trính lựa chọn và bổ nhiệm.

Thứ hai, việc bổ nhiệm các thẩm phán phải được hướng dẫn bởi các tiêu chí rõ ràng và đã được xây dựng trước đó

Các tiêu chí này phải thể hiện các đặc điểm về nghề nghiệp và cá nhân được coi là cần thiết để trở thành thành viên của tòa án. Điều quan trọng là các yêu cầu này phải đủ chi tiết và chúng phải được thiết lập và công bố trước, để tất cả các ứng viên hiểu rõ ràng các yêu cầu phụ vụ cho mục đìch ứng tuyển thành công. Bản mô tả trính độ chuyên môn chi tiết và đã được xây dựng trước đó cũng là một công cụ quan trọng để hướng dẫn các cơ quan tuyển chọn Thẩm phán và giúp ngăn chặn bất kỳ quyết định tùy tiện nào của các tổ chức này. Công dân cũng có thể sử dụng các tiêu chì để chứng thực trính độ của ứng viên.

Thứ ba, quy trình bổ nhiệm cũng như trách nhiệm của tất cả các tác nhân tham gia vào quy trình này phải được thiết lập rõ ràng

Một lộ trình cụ thể được thiết lập trước phục vụ cho quá trình bổ nhiệm và mô tả vai trò của tất cả các chủ thể là điều cần thiết trong việc xác minh xem trên thực tế, các bên tham gia vào quá trính có hoàn thành đầy đủ chức năng của họ hay không. Cần có một kế hoạch chi tiết để xác định mức độ các ứng viên tuân thủ với hồ sơ đã thiết lập, để tránh các quyết định tùy tiện hoặc được thực hiện mà không có sự cân nhắc thích hợp. Hơn nữa, quy trình này cần được hướng dẫn bởi các nguyên tắc minh bạch và công khai ở tất cả các khâu.

Thứ tư, các thông tin sau đây cần được công khai trong từng giai đoạn của quá trình:

Quá trình nào sẽ được tuân theo?

Vai trò của các chủ thể tham gia vào quá trình này là gì? Các tiêu chuẩn cần thiết cho thẩm phán là gì?

84

Kỹ năng của ứng viên sẽ được đánh giá như thế nào trong thực tế? (Mọi khía cạnh của kỹ năng và kinh nghiệm cá nhân và nghề nghiệp của họ được cân nhắc như thế nào?)

Thứ năm, các cơ quan tuyển chọn phải tạo cơ hội cho các thành phần khác nhau trong xã hội cung cấp thông tin đầu vào về các ứng viên, điều này cần được điều tra

Như mong đợi, thông qua CV của mình, các ứng viên sẽ trình bày những điểm nổi bật trong sự nghiệp của họ. Rất có thể họ sẽ không đề cập đến những vấn đề có thể được coi là rào cản đối với việc chỉ định. Do đó, cần phải có một cơ chế để các bên thứ ba không tham gia vào quá trình lựa chọn, gửi bất kỳ thông tin nào về lịch sử của ứng viên mà họ cho là những tiêu chuẩn quan trọng. Do tính nhạy cảm và tính nghiêm trọng của những cáo buộc như vậy nên các báo cáo ẩn danh không được chấp nhận.

Khi một cáo buộc được đưa ra có thể ảnh hưởng đến tư cách ứng cử viên, do đó một cuộc điều tra sẽ trở nên bắt buộc. Quy trình của cuộc điều tra cần được thiết lập từ trước và tuân theo nó. Để đảm bảo tính hợp pháp của cuộc điều tra, rất nên giao việc kiểm tra vụ việc cho một cơ quan nào đó, chẳng hạn như Cơ quan cảnh sát điều tra vì họ có đủ nghiệp vụ, chuyên môn và kỹ năng cần thiết để điều tra.

Thứ sáu, phải tổ chức các buổi điều trần công khai với các ứng viên để đánh giá trình độ của họ

Khi được lên kế hoạch tốt, các phiên điều trần sẽ là công cụ hiệu quả cao để tìm hiểu suy nghĩ của các ứng cử viên về luật pháp và vai trò của Tòa án trong xã hội. Một số khía cạnh quan trọng về trính độ của ứng viên, chẳng hạn như cam kết của họ đối với Tòa án với tư cách là một tổ chức công và vai trò của Tòa án trong xã hội, sẽ khó được đánh giá nếu không có loại phân tích này. Ví dụ, trong một cuộc phỏng vấn công khai, các ứng viên có thể được yêu cầu thảo luận về nghề nghiệp và các mối quan hệ cá nhân và nghề nghiệp của họ, cũng như một số thông tin liên quan về nghề nghiệp của họ có thể không phù hợp với công việc của một thẩm phán.

85

Tiến hành các phiên điều trần công khai giúp tăng cường tính hợp pháp của quy trình bổ nhiệm và đồng thời, phục vụ một chức năng giám sát đáng kể. Chúng cũng giúp thông báo cho công chúng về mức độ liên quan của các quá trình này, do đó, khuyến khích sự tham gia của cộng đồng dân cư.

Thứ bảy, cần nỗ lực để đảm bảo sự đa dạng trong thành phần của Tòa án

Điều quan trọng đối với hoạt động tối ưu của Tòa án là thành phần của tòa án phản ánh sự đa dạng của xã hội, cả về giới tính và các nhóm thiểu số. Vì vậy, các chỉ định phải được thực hiện trong các điều kiện bính đẳng: không có chỗ cho sự phân biệt trực tiếp hoặc gián tiếp trong quá trình này.

Để đảm bảo điều này xảy ra, cần phải xác định những trở ngại đối với sự tham gia của người thiểu số và cố gắng loại bỏ chúng khỏi quá trình nộp đơn và nơi làm việc. Tương tự, nên thay thế ngôn ngữ phân biệt giới tính trong các tài liệu được sử dụng trong quá trình lựa chọn bằng ngôn ngữ trung lập.

Thứ tám, tổ chức chịu trách nhiệm về quy trình tuyển chọn nên đưa ra những lí giải cho quyết định cuối cùng của mình

Để kết thúc một quá trình lựa chọn minh bạch và chỉ dựa trên thành tích của ứng viên, thí điều quan trọng là cơ quan phụ trách cần giải thích quyết định của mình và giải thìch trên cơ sở những cân nhắc mà họ quyết định đề cử hoặc lựa chọn một số ứng cử viên nhất định. Thông tin này dùng để xác minh rằng cơ quan lựa chọn đã tuân theo các hướng dẫn đánh giá riêng của mính, do đó hạn chế khả năng xảy ra hoặc các quyết định tùy tiện hoặc những quyết định được đưa ra mà không có sự xem xét thích hợp.

b. Các tiêu chuẩn cần có ở Thẩm phán

Thứ nhất, uy tín và hồ sơ liêm chính.

Tính chính trực và hành vi liêm chính của các thẩm phán là những yếu tố bổ sung khác để chứng minh tính hợp pháp của họ. Hành vi bị coi là sai về mặt đạo đức, ngoài việc làm mất uy tín cá nhân của Tòa án, có thể khiến thẩm phán dễ bị ảnh hưởng hơn trước những áp lực không đáng có.

86

Nền tảng cho một Tòa án hoạt động hiệu quả - và hành vi đúng đắn của các thành viên - là sự công bằng và độc lập của các thẩm phán. Nói cách khác, các lợi ích ngoài luật không nên ảnh hưởng đến các thẩm phán, để các quyết định của họ chỉ dựa trên những cân nhắc pháp lý. Với tầm quan trọng cốt yếu của tình độc lập và công bằng trong tư pháp, một số văn kiện quốc tế công nhận điều kiện này là quyền cơ bản của công dân (ví dụ: Điều 14 của ICCPR và Điều 8 của IACHR).

Các tiêu chuẩn quốc tế khác, chẳng hạn như Nguyên tắc cơ bản về tình độc lập của cơ quan tư pháp của Liên Hợp Quốc, mô tả chi tiết hơn các khìa cạnh cụ thể của việc đảm bảo tình độc lập của cơ quan tư pháp. Các tiêu chuẩn quy định rằng các thẩm phán không chỉ phải độc lập mà còn phải được coi là độc lập. Do đó, các ứng cử viên không nên có bất kỳ đảng phái chính trị hoặc kinh tế nào có thể cho thấy rằng họ thiếu phẩm chất này.

Để đánh giá lý lịch cá nhân của họ, tất cả các ứng cử viên cần cung cấp một tuyên bố tuyên thệ bao gồm một danh sách đầy đủ các đối tác, người nắm chức vụ quyền hạn, công việc cũ và đồng nghiệp, trính độ học vấn của ứng viên; cũng như các tổ chức kinh doanh và nghề nghiệp mà họ tham gia; các khóa học chuyên ngành; và việc xuất bản các bài báo pháp lý có liên quan hoặc đã từng tham gia trong quá khứ.

Thứ ba, có kiến thức vượt trội về luật.

Một đặc điểm cơ bản khác của thẩm phán là phải có kiến thức pháp lý tốt: vì tầm quan trọng và tính phức tạp của các vụ việc trước các Tòa án, các thẩm phán của Tòa án phải có hiểu biết tốt về các vấn đề pháp lý. Loại hồ sơ của ứng viên và chuyên môn cụ thể trong một số lĩnh vực luật phải phụ thuộc vào loại vị trí tuyển dụng và vào kiến thức pháp lý cần thiết tại Tòa án tại thời điểm tuyển dụng.

Các thẩm phán đóng vai trò trung gian lắng nghe sự tranh tụng giữa các bên đối lập nhau là Viện Kiểm sát và Luật sư, bị cáo..v.v, do đó cần có chuyên môn đủ tốt, đủ sâu để nhận diện các vấn đề pháp lý cần giải quyết, bác bỏ những lập luận, luận điểm thiếu hợp lý, hợp pháp. Từ đó, có cái nhín khách quan, đa chiều để tạo ra một bản án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.

87

Thứ tư, kỹ năng giao tiếp, viết xuất sắc và có năng lực phân tích

Do tính chất phải điều hành phiên tòa, soạn thảo các văn bản tố tụng phục vụ cho hoạt động xét xử và thực hiện việc xét xử nên thẩm phán phải có khả năng giao tiếp tốt, khả năng viết xuất sắc và phân tìch đúng bản chất của một vấn đề được đưa ra trước Tòa án. Tương tự như vậy, họ sẽ có thể truyền đạt ý tưởng của mình một cách rõ ràng. Điều này có nghĩa là các ứng cử viên phải có kỹ năng phân tìch và lập luận pháp lý tốt, bằng cả lời nói và văn bản, phải có khả năng bày tỏ ý kiến của mình một cách rõ ràng và đúng đắn.

Thứ năm, thể hiện cam kết bảo vệ nhân quyền, các giá trị dân chủ và minh bạch.

Nhân quyền là trọng tâm của các nền dân chủ hiện đại và đã được hệ thống hóa trong một số công cụ quốc tế. Với tầm quan trọng của những nguyên tắc này, ứng viên nên chứng minh cam kết của họ đối với các giá trị đó. Cam kết này có thể được thể hiện thông qua các tài liệu bằng văn bản trước đây và các tuyên bố công khai, và các hoạt động của các ứng viên cần được thảo luận sâu trong cuộc phỏng vấn công khai.

Thứ sáu, khả năng hiểu các hậu quả xã hội và pháp lý của các quyết định.

Là một phần công việc của mình, các Tòa án giải quyết các vụ việc quan trọng có thể có tác động lớn đến bối cảnh xã hội và luật pháp của một quốc gia. Các thẩm phán nên nhận thức được trách nhiệm này và hành động phù hợp.

Cơ quan tuyển chọn có thể xem xét các đánh giá trong quá khứ của các ứng viên để thiết lập khả năng đó. Mọi tài liệu bằng văn bản và tuyên bố công khai của các ứng cử viên cũng có thể được kiểm tra. Các ứng cử viên nên được đánh giá về vấn đề này trong phiên điều trần công khai.

Thứ bảy, khả năng đạt được sự cân bằng giữa mức năng suất và chất lượng cao đối với các quyết định tư pháp và việc xem xét các vụ án một cách cẩn thận.

Cần đặc biệt chú ý đến khả năng làm việc trong môi trường áp lực cao của ứng viên, cả về khối lượng công việc và chất lượng đầu ra. Do Tòa án là một ngành đặc thù có khối lượng công việc lớn và thường xuyên tồn đọng do quá tải. Vì thế mà

88

ứng viên bên cạnh chuyên môn tốt thì cần có kỹ năng cân bằng giữa năng suất làm việc và hiệu quả đầu ra.

3.2.2.2. Xây dựng hệ thống Tòa án điện tử

Việc xây dựng hệ thống Tòa án điện tử không những có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về nâng cao tính hiệu quả của Tòa án trong công tác xét xử, tiết kiệm thời gian, công sức mà còn là công cụ hữu hiệu để đánh giá tình công khai, minh bạch của Tòa án.

Trong hoạt động xét xử của mình, Tòa án thực hiện ba công việc chủ yếu là (i) ban hành các văn bản hành chình tư pháp, văn bản tố tụng phục vụ cho hoạt động xét xử; (ii) các hành vi hành chính và tố tụng phục vụ cho việc xét xử; và (iii) thực hiện việc xét xử vụ án hình sự. Khi xây dựng Tòa án điện tử cần nhất thiết chú trọng tới một số yêu cầu, đề xuất sau để làm cơ sở đánh giá và kiểm soát tính công khai, minh bạch của Tòa án trong hoạt động xét xử:

Thứ nhất, công khai tất cả các văn bản hành chính, tố tụng và bản án, quyết định, các ghi chú làm căn cứ của Bản án trên hệ thống thông tin điện tử.

Tòa án không chỉ cần có nghĩa vụ phải gửi các văn bản hành chính, tố tụng tới những người tham gia tố tụng, người khác theo luật định mà còn cần công khai nó trên trang thông tin điện tử. Các văn bản này đóng vai trò như những cơ sở tiếp nối của từng giai đoạn, quá trình giải quyết trách nhiệm hình sự của người phạm tội. Việc công bố trên mạng sẽ giúp công luận dễ dàng truy cập, tìm kiếm và theo dõi,

Một phần của tài liệu Đánh giá tính công khai, minh bạch của tòa án trong hoạt động tố tụng hình sự (Trang 88 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)