Phân loại đánh giá

Một phần của tài liệu Đánh giá tính công khai, minh bạch của tòa án trong hoạt động tố tụng hình sự (Trang 37 - 39)

7. Kết cấu của luận văn

1.3. Đặc điểm cơ chế đánh giá tính công khai, minh bạch của toà án trong

1.3.6. Phân loại đánh giá

Dựa trên các căn cứ khác nhau mà có thể chia đánh giá thành các loại khác nhau. Mỗi cách thức đánh giá đều có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau, phù hợp với từng mục tiêu và mức độ, phạm vi đánh giá.

1.3.6.1. Tiêu chí về chủ thể đánh giá

Chủ thể đánh giá tình công khai, minh bạch của Tòa án có thể là bất kì cá nhân, cơ quan, tổ chức nào. Dựa vào những đặc điểm chung của chúng có thể chia thành: Chủ thể trong hệ thống tổ chức của Tòa án và Chủ thể ngoài hệ thống tổ chức của Tòa án.

Chủ thể trong hệ thống tổ chức của Tòa án chính là các Chánh án, phó chán án, các cán bộ, công chức làm việc tại Tòa án tự đánh giá chình hoạt động xét xử của mình. Bên cạnh đó thí Tòa án cấp trên có quyền đánh giá Tòa án cấp dưới và ngược lại.

Chủ thể ngoài hệ thống tổ chức của Tòa án chình là các cơ quan tiến hành tố tụng có chức năng bổ trợ cho hoạt động xét xử của Tòa án như Viện Kiểm sát, Cơ quan cảnh sát điều tra..v.v. Bên cạnh đó thí những người trực tiếp tham gia tố tụng, các cá nhân, cơ quan, tổ chức khác (như Uỷ ban MTTQ, Quốc hội, Chính phủ,..) cũng có quyền đánh giá tình công khai, minh bạch của Tòa án.

1.3.6.2. Tiêu chí về cách tiếp cận khi đánh giá

Khi đánh giá tình công khai, minh bạch trong hoạt động xét xử, thực hiện quyền tư pháp của Tòa án cần phải lựa chọn cách tiếp cận phù hợp với thực tiễn và mục tiêu đánh giá đã xác định. Theo các nghiên cứu của Liên Hợp Quốc những năm gần đây thí việc đánh giá tình công khai, minh bạch trong hoạt động xét xử, thực hiện quyền tư pháp của Tòa án có các cách tiếp cận sau [26, tr.107]:

- Tiếp cận toàn diện: Liên Hợp Quốc, Hướng dẫn tăng cường năng lực và liêm chình tư pháp của Liên Hợp Quốc đã chỉ ra: ―Một sự đánh giá mang tình toàn diện đối với các hệ thống tư pháp đang trở thành một thách thức có tính chiến lược đối với các nền tư pháp trên toàn thế giới.‖ Cách tiếp cận này, đòi hỏi không chỉ đánh giá tính công khai, minh bạch trong hoạt động xét xử, thực hiện quyền tư pháp của

32

Tòa án mà còn phải đánh giá những gí được coi là hoạt động pháp lý của một Tòa án và về các chủ thể có liên quan đến hoạt động xét xử (thẩm phán, thư ký,…)

- Tiếp cận thường xuyên: Việc đánh giá tình công khai, minh bạch trong hoạt động xét xử, thực hiện quyền tư pháp của Tòa án được đa phần các nước tiến hành thường xuyên, có ý nghĩa tìch cực đối với việc thực hiện chức năng xét xử của Tòa án.

- Cách tiếp cận thực nghiệm: Hướng tới giải quyết các vấn đề lý luận và thực tiễn là cơ sở cho việc hính thành cơ chế và tiêu chì đánh giá tình công khai, minh bạch trong hoạt động xét xử, thực hiện quyền tư pháp của Tòa án. Cách tiếp cận này, ngoài các vấn đề lý luận về tính công khai, minh bạch của hoạt hoạt động xét xử, thực hiện quyền tư pháp,... còn cũng được sử dụng để quan sát thực trạng cơ chế đánh giá tình công khai, minh bạch trong hoạt động xét xử, thực hiện quyền tư pháp của Tòa án, thông qua đó đưa ra những nhận xét đầy đủ, khách quan về cơ chế đánh giá tính công khai, minh bạch trong hoạt động xét xử, thực hiện quyền tư pháp của Tòa án.

- Tiếp cận của người tham gia tố tụng, người tham dự phiên tòa: việc tiếp cận của các chủ thể này đối với phiên tòa công khai hoặc phiên tòa xét xử kín là một trong những cách thức thể hiện tính công khai, minh bạch trong hoạt động đánh giá. Đồng thời, cũng thể hiện quyền đánh giá của các chủ thể.

1.3.6.3. Tiêu chí về phƣơng thức đánh giá

Phương thức đánh giá là cách thức và phương pháp thực hiện cơ chế đánh giá. Mỗi phương thức khác nhau cho ra những dữ liệu cơ sở khác nhau phục vụ cho mục tiêu đánh giá. Có thể chia phương thức đánh giá thành:

- Phương thức đánh giá cho điểm: Thông thường phương pháp này được áp dụng đối với dạng khảo sát chung cho các nhóm đối tượng đánh giá về các tiêu chí đánh giá cụ thể. Phương pháp đánh giá cho điểm cho phép người sử dụng có nhiều lựa chọn trong việc thiết kế mô hính đánh giá. Theo phương pháp này chủ thể đánh giá xem xét từng tiêu chì đánh giá (đặc điểm của đối tượng được đánh giá) và cho điểm hoặc xếp hạng dựa trên một thang đánh giá được xây dựng từ trước. Thông

33

thường thang đánh giá (thang điểm) gồm một số bậc được xếp hạng từ thấp tới cao, từ ―kém‖ cho tới ―xuất sắc‖ hoặc một cách sắp xếp tương tự nào đó. Mỗi một đặc điểm cần đánh giá sẽ có một thang điểm phù hợp.

- Phương thức đánh giá mô tả: Trong trường hợp chủ thể đánh giá cần tìm hiểu sâu hơn về suy nghĩ và đánh giá chủ quan của chủ thể khác về đối tượng cần đánh giá thì sẽ áp dụng phương thức này. Chủ thể đó có thể được yêu cầu viết một báo cáo đánh giá, trong đó sẽ có nội dung chủ yếu về những ưu điểm và nhược điểm của đối tượng đánh giá, bày tỏ những quan điểm, nguyện vọng hoặc đề xuất thay đổi.

- Phương thức đánh giá theo kết quả: Dựa trên những yêu cầu được đặt ra từ đầu chính sách công khai, minh bạch trong hoạt động xét xử của Tòa án thì chủ thể đánh giá có thể thu thập các con số, dữ liệu về kết quả đạt được trong một khoảng thời gian nhất định để so sánh với tiêu chì đã đặt ra hoặc các thông số cũ trước đó để đánh giá về mức độ cải thiện tính công khai, minh bạch trong xét xử.

Một phần của tài liệu Đánh giá tính công khai, minh bạch của tòa án trong hoạt động tố tụng hình sự (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)