Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá tính công khai, minh bạch của toà án

Một phần của tài liệu Đánh giá tính công khai, minh bạch của tòa án trong hoạt động tố tụng hình sự (Trang 97 - 104)

7. Kết cấu của luận văn

3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả đánh giá tính công khai, minh bạch của

3.2.3. Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá tính công khai, minh bạch của toà án

trong tố tụng hình sự

3.2.3.1. Luật hóa và thi hành các quy định về quyền tiếp cận thông tin

Khi các chủ thể đánh giá tình công khai, minh bạch của Tòa án thì cần có một nền tảng pháp lý vững chắc đảm bảo quyền được đánh giá của họ. Việc xem xét một Tòa án tại một quốc gia nào đó có đủ công khai, minh bạch hay không cần dựa trên việc các chủ thể đánh giá sẽ được đảm bảo khả năng thực hiện quyền của mình bằng luật định và việc thực thi luật đó trong thực tế như thế nào.

Như đã trính bày, quyền tiếp cận thông tin là nền tảng của cơ chế đánh giá tính công khai, minh bạch cùa Tòa án. Nếu các chủ thể thực hiện việc đánh giá mà không có khả năng/ quyền tiếp cận với thông tin, cũng như Tòa án không có nghĩa vụ cung cấp thông tin thí không có đủ căn cứ, tài liệu để đánh giá. Do đó, nếu một quốc gia không luật hóa quyền tiếp cận thông tin, thiếu đi các nền tảng pháp lý cần

92

thiết để đảm bảo quyền và nghĩa vụ của các chủ thể liên quan thì không thể đảm bảo tính công khai, minh bạch của Tòa án.

Theo nghiên cứu, có thể nhận thấy, việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin bao gồm :

- Khả năng ―chủ thể quyền‖ nhận được những thông tin cần thiết qua các kênh truyền thông công khai, sẵn có mà không cần phải yêu cầu. Quyền này gắn liền với trách nhiệm (mang tính chủ động) của ―chủ thể có nghĩa vụ‖ bảo đảm công khai những thông tin và hoạt động của mình một cách thường xuyên. Còn về phìa ―chủ thể quyền‖, việc thực hiện vừa mang tính chủ động, vừa mang tính bị động.

- Khả năng của ―chủ thể quyền‖ được yêu cầu ―chủ thể có nghĩa vụ‖ cung cấp những thông tin mà mình cần hoặc quan tâm trong phạm vi khuôn khổ pháp luật cho phép. Quyền này gắn liền với trách nhiệm (mang tính bị động) cung cấp thông tin của ―chủ thể có nghĩa vụ‖ khi có yêu cầu của ―chủ thể quyền‖ (mang tình chủ động).

- Khả năng của ―chủ thể quyền‖ được truyền đạt, chia sẻ quan điểm, thông tin với các chủ thể quyền khác, không phân biệt ranh giới hay hình thức phổ biến (mang tính chủ động). Quyền này gắn liền với trách nhiệm (mang tính bị động) của ―chủ thể có nghĩa vụ‖ tôn trọng, không được ngăn cản quan hệ trao đổi, phổ biến thông tin của các chủ thể quyền.

3.2.3.2. Khả năng tham dự, tiếp cận phiên tòa xét xử của ngƣời dân

Quyền được xét xử công khai là một trong những nền tảng pháp lý trọng tâm khi đánh giá Tòa án có công khai, minh bạch hay không. Việc Khởi tố, Điều tra, Truy tố là những giai đoạn nền tảng, chuẩn bị những tài liệu, chứng cứ cần thiết, phục vụ cho quá trình Xét xử của Tòa án. Tại phiên Xét xử, Hội đồng xét xử sẽ tự đánh giá vụ án, hoàn toàn có quyền quyết định các vấn đề không giống với đề xuất của Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát. Ví dụ như, Hội đồng xét xử có quyền tuyên bản án với mức hình phạt cao hơn hoặc thấp hơn khung hính phạt mà Kiểm sát viên đề xuất tại phiên tòa. Do đó, hoạt động xét xử là trọng tâm trong suốt quá trình tố

93

tụng hình sự, là giai đoạn quyết định bị cáo có tội hay không, và chịu mức hình phạt như thế nào.

Mô hình tố tụng tại Việt Nam là mô hình tố tụng thẩm vấn, có tiếp thu các yếu tố tranh tụng. Bởi vậy, việc tham gia của người dân trong phiên tòa xét xử giúp cho họ có cách tiếp cận nhiều hơn đến pháp luật, hoạt động đó như là sự giám sát không chỉ cơ quan xét xử mà còn các cơ quan tiến hành tố tụng khác. Việc trực tiếp tham dự phiên tòa giúp họ đưa ra được cái nhín, quan điểm về các lập luận, đối đáp, tranh tụng giữa các bên tố tụng, trực tiếp xác nhận rằng Tòa án có bảo đảm được các quyền cho các chủ thể tố tụng hay không, hay việc ra bản án, quyết định của Tòa án có đảm bảo hợp tình, hợp lý.

3.2.3.3. Căn cứ pháp luật, lập luận pháp lý đƣợc áp dụng rõ ràng khi ra bản án, quyết định của Tòa án

Bản án là văn bản tố tụng của Tòa án thể hiện các thông tin về nội dung vụ án, pháp luật áp dụng, kết luận và quyết định của Tòa án về các vấn đề cần giải quyết trong một vụ án cụ thể và phải được thi hành nghiêm chỉnh có hiệu lực theo quy định của pháp luật . Viết bản án là công việc thường xuyên của Thẩm phán, bản án đánh dấu sự kết thúc toàn bộ quá trính điều tra, truy tố, xét xử. Chất lượng bản án phụ thuộc vào trính độ, trách nhiệm, bản lĩnh và kỹ năng nghiệp vụ của Thẩm phán và Hội đồng xét xử. Các căn cứ pháp luật được áp dụng, các lập luận pháp lý để đưa ra bản án phải được thể hiện một cách rõ ràng. Nội dung có rõ ràng thì chất lượng của bản án mới được đánh giá đúng, rằng, bản án có đảm bảo tính minh bạch, khách quan, công bằng đúng pháp luật không.

Công khai trong việc công bố bản án, quyết định của tòa án; minh bạch trong nhận định, lập luận. Việc công khai bản án tạo điều kiện cho công chúng có thể tiếp cận, bình luận đối với bản án, quyết định được đăng tải, công bố công khai. Từ đó, đặt ra cho người Thẩm phán, Hội đồng xét xử phải vững chuyên môn, rèn kỹ năng để đưa ra một bản án, quyết định rõ ràng, có sức thuyết phục.

94

3.2.3.4. Quy định pháp luật đƣợc phổ biến, công khai

Nhân dân phải được phổ biến và có thể tiếp cận các quy định pháp luật một cách công khai để đảm bảo khả năng giám sát quy trính tố tụng của Tòa án, đồng thời đảm bảo trính độ nhận thức của người dân, không chỉ nhìn thấy công lý được thực thi mà còn có thể hiểu được một bản án/ quyết định pháp lý. Việc nhìn vào trính độ dân trí, cách thức tiếp cận của nhân dân trong việc biết, hiểu và thực hiện pháp luật có thể đánh giá rõ ràng rằng liệu pháp luật có được phổ biến đến công chúng hay không. Trong tố tụng hình sự, việc pháp luật tố tụng hình sự, pháp luật hình sự được truyền tải đến người dân thông qua nhiều hình thức khác nhau, như việc mở một phiên tòa xét xử lưu động là cơ sở để người dân hình dung ra các quy trình tố tụng trong giai đoạn này với sân chính là Tòa án, ngoài ra cũng để người dân hiểu rằng thực hiện các hành vi nguy hiểm cho xã hội sẽ dẫn đến những hậu quả pháp lý như thế nào.

Bên cạnh sự đo lường việc phổ biến pháp luật đến người dân thì việc các cơ quan có thẩm quyền, nhất là tòa án được biết và tiếp cận các văn bản pháp lý cũng là một vấn đề cần thiết phải bàn đến. Bởi lẽ, một cơ quan thực hiện chức năng xét xử không thể không nắm rõ luật, hiểu luật. Khi tiến hành xét xử và rồi đưa ra các bản án, quyết định, Tòa án phải xem xét các căn cứ pháp lý nào, áp dụng luật nào, trong luật đó thí áp dụng điều, khoản, điểm nào. Có hiểu và tiếp cận các văn bản pháp luật đúng thí mới ra bản án, quyết định một cách thấu tính đạt lý.

3.2.3.5. Tài liệu chứng cứ đƣợc công khai

Trong quá trình chứng minh ở các giai đoạn tố tụng, cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng phải sử dụng chứng cứ để ra quyết định tố tụng. Nếu như Cơ quan điều tra phải sử dụng các chứng cứ để quyết định khởi tố và điều tra vụ án, Viện kiểm sát phải sử dụng chứng cứ để làm căn cứ có ra quyết định truy tố hay không truy tố thì Hội đồng xét xử phải sử dụng các chứng cứ đã được kiểm tra, đánh giá để tuyên bố một người có tội và phải chịu hình phạt hay không phạm tội và được trả tự do .

95

Trong suốt quá trình tố tụng, Tòa án phải đảm bảo nguyên tắc các chứng cứ được đưa ra xem xét một cách công khai. Ngoài ra, việc các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cũng được bảo đảm quyền được tiếp cận với các chứng cứ. Chứng cứ khi được công khai đặt ra các vấn đề sau:

Về số lượng, chất lượng tài liệu, chứng cứ được công khai. Nhắc đến số lượng là nhắc đến việc chứng cứ được tiếp cận với con số là bao nhiêu, chứng cứ nào được tiếp cận, chứng cứ nào không được tiếp cận. Trong khi đó, chất lượng là mặt bên trong của chứng cứ.

- Số lượng chứng cứ được công khai: thực chất để đảm bảo được tối đa quyền lợi của bị can, bị cáo thí cơ quan, cá nhân, tổ chức và những chủ thể có liên quan đến vụ án hình sự đều phải được tiếp cận. Vì vậy, hầu hết các chứng cứ đều được công khai cho những chủ thể này biết và tiếp cận

- Chất lượng chứng cứ được công khai: nghĩa là, nếu chứng cứ là văn bản thì khi công bố văn bản đó (bản chính hoặc bản sao lại) có đảm bảo đủ rõ ràng để các chủ thể tiếp cận hay không, nếu chứng cứ là dữ liệu điện tử như bản ghi âm, ghi hình thì bản ghi âm có đảm bảo chất lượng âm thanh không, liệu âm thanh có bị biến dạng hay không, hay với bản ghi hình thì liệu hình ảnh có là ảnh gốc, đủ để làm rõ bức hính không…

3.2.3.6 Khảo sát về mức độ hài lòng của ngƣời dân

Bên cạnh việc đánh giá Tòa án dựa trên những tiêu chí về chất lượng, số lượng, những thống kê khách quan thì mức độ hài lòng và niềm tin của người dân là tiêu chì đánh giá chủ quan, góp vấn hiệu quả không nhỏ trong công tác đánh giá tính công bằng, minh bạch của Tòa án.

Người dân là đối tượng trực tiếp tham gia vào tố tụng hoặc giám sát quy trình tố tụng của Tòa án, do đó họ sẽ có sự phân tìch, đánh giá của riêng mình về kết quả tố tụng. Nếu Tòa án không thể làm hài lòng người dân khi họ yêu cầu công khai thông tin, hay minh bạch quy trính … thí sự hài lòng của người dân cũng là căn cứ quan trọng cần xem xét thu thập.

96

3.2.3.7. Khảo sát đánh giá cá nhân, cơ quan, tổ chức trong hệ thống Tòa án

Hệ thống Tòa án được tổ chức theo sự phân cấp từ trên xuống dưới, với sự kiểm soát, đánh giá của Tòa án cấp trên và góp ý của Tòa án cấp dưới. Những cá nhân làm việc trong các cơ quan này có kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ liên quan nên có khả năng đánh giá được chính xác nhất tính công khai, minh bạch trong chính hệ thống của mình.

Tuy nhiên, do cơ chế đánh giá nội bộ nên có thể không đảm bảo được tình độc lập và khách quan khi khảo sát, rất dễ tồn tại xu hướng che đậy và khảo sát ảo về hệ thống Tòa án của mính. Do đó, khảo sát đánh giá các đối tượng này cần xây dựng thêm một bộ tiêu chí riêng, cụ thể hơn nữa để kiểm tra những đặc tính chuyên biệt liên quan đến nghiệp vụ, hoạt động của những cá nhân, cơ quan, tổ chức này.

3.2.3.8. Khảo sát đánh giá cá nhân, cơ quan, tổ chức ngoài hệ thống Tòa án

Sự đánh giá của cá nhân, cơ quan, tổ chức ngoài hệ thống Tòa án là cơ sở xã hội quan trọng trong việc đưa ra cái nhín, nhận định khách quan nhất về hoạt động của Tòa án trong hoạt động tố tụng hình sự.

Việc tham gia của cá nhân, cơ quan, tổ chức về bản chất chính là sự giám sát của chủ thể này đối với hoạt động của Tòa án. Có thể nói rằng, thể chế pháp lý giám sát của nhân dân đối với hoạt động của Tòa án trong tố tụng hình sự có tác động không nhỏ trong cơ chế kiểm soát quyền lực Nhà nước nói chung và cơ chế giám sát, đánh giá của nhân dân với cơ quan xét xử nói riêng. Thể chế pháp lý giám sát của Nhân dân đối với cơ quan xét xử nhằm ghi nhận, chuyển tải quan điểm,tiếng nói của Nhân dân để góp phần xây dựng hệ thống Tòa án làm việc một cách hiệu quả, bảo đảm quyền của nhân dân, góp phần đấu tranh phòng chống quan liêu, tham nhũng, lãng phì và các hành vi tiêu cực khác trong cơ quan xét xử. Đặc biệt, thể chế pháp lý giám sát của Nhân dân đối với Tòa án phát huy quyền làm chủ của Nhân dân trong việc tham gia quản lý đối với các cơ quan được Nhà nước trao quyền và

97

xã hội, bảo vệ quyền, lợi ìch chình đáng của Nhân dân, lợi ích của Nhà nước, xã hội.

Một điển hình cho việc thông tin và đánh giá hoạt động của tòa án là sự tham gia của các cơ quan truyền thông. Truyền thông có vai trò quan trọng trong hoạt động mọi mặt của đời sống. Là nguồn của thông tin, truyền thông đóng góp tìch cực vào việc kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan công quyền, trong đó có hệ thống Toà án. Thông qua truyền thông, công chúng sẽ biết được về các hoạt động của hệ thống Toà án, hiểu biết về quá trính đi đến các quyết định pháp lý, để từ đó tôn trọng, tâm phục, khẩu phục đối với mỗi phán quyết của Toà án, tạo ra niềm tin vào công lý. Đối với phần lớn dân chúng, mối liên hệ chủ yếu của họ với hoạt động của Toà án là thông qua tin tức của các phương tiện thông tin đại chúng. Chính vì vậy, truyền thông – mặc dù không phải là phương tiện duy nhất – nhưng đóng vai trò quan trọng, là nguồn tin tức và bình luận chủ yếu gây ảnh hưởng lớn nhất đối với các tầng lớp nhân dân về hệ thống Toà án.

Thông tin về các quy định của pháp luật, về hoạt động tố tụng và các tin tức liên quan đến hoạt động của Toà án được các phương tiện truyền thông phổ biến chính xác, kịp thời và đầy đủ, sẽ là kênh truyền tải có hiệu quả nhất để người dân tiếp cận pháp luật; nâng cao dân trì; qua đó tạo sự chuyển biến cơ bản về ý thức tôn trọng và nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật; đồng thời, người dân cũng biết thêm về tình hình tội phạm, các thủ đoạn phạm tội mới để nâng cao ý thức cảnh giác, tự bảo vệ mình và phòng ngừa tội phạm.

Để phát huy hiệu quả của các phương tiện thông tin đại chúng trong việc phổ biến, giáo dục pháp luật thì buộc phải đặt ra mối quan hệ giữa Toà án và truyền thông phải tuân thủ một số nguyên tắc nhất định như: (1) Toà án phải minh bạch, công khai các hoạt động theo quy định của pháp luật; (2) Toà án phải có trách nhiệm và những biện pháp thích hợp để cung cấp thông tin chính xác, hoàn chỉnh về các hoạt động của mính cho các cơ quan truyền thông; (3) Các cơ quan truyền thông phải có được thông tin và sự giúp đỡ về mặt pháp lý trong việc hiểu biết về cách thức, quy trình làm việc của Toà án và hiểu biết về những vấn đề cụ thể liên quan

98

đến tin tức được đưa, để công chúng hiểu rõ công lý đã được thực thi và cơ sở của việc thực thi công lý.

Bởi vậy, với xu hướng chung trong tiến trình cải cách tư pháp mà nhiều quốc gia trên thế giới đang thực hiện, việc tăng cường thông tin về các hoạt động của Tòa án được xác định là trọng tâm ưu tiên trong quá trình cải cách tư pháp, để hướng tới một nền tư pháp tiến bộ, công khai, minh bạch, bảo vệ công lý, phục vụ nhân dân.

Một phần của tài liệu Đánh giá tính công khai, minh bạch của tòa án trong hoạt động tố tụng hình sự (Trang 97 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)