7. Kết cấu của luận văn
1.3. Đặc điểm cơ chế đánh giá tính công khai, minh bạch của toà án trong
1.3.1. Đối tƣợng đánh giá
Về đối tượng đánh giá, việc đánh giá tình công khai, minh bạch thể hiện qua các hoạt động của Tòa án nhằm mục tiêu phục vụ quá trình giải quyết vụ án hình sự của mính. Trong đó có 03 phương diện sau: Hệ thống pháp luật tố tụng hình sự; Thực tiễn xét xử; và Các hành vi hành chính, quyết định hành chình đối với việc quản lý, điều hành – chấp hành của hệ thống Tòa án và các cơ quan phối hợp liên ngành.
Hệ thống pháp luật tố tụng hình sự cần thể hiện được các nội dung về đánh giá tính công khai, minh bạch của Tòa án. Bao gồm nhiều nội dung như nguyên tắc và những đảm bảo cho việc thực thi cơ chế đánh giá; Quy trình, thủ tục tố tụng ra sao…v.v.
Trong hoạt động xét xử, Tòa án sẽ phối hợp, kiểm sát với nhiều cơ quan khác nhau, theo đó Tòa án sẽ có những quyết định tư pháp, hành chình phục vụ cho hoạt động xét xử của mình. Mối quan hệ giữa các tòa án cấp trên – cấp dưới, và giữa Tòa án – các cơ quan, người tiến hành tố tụng khác sẽ nãy sinh nhiều hành vi, quyết định pháp lý. Cơ chế đánh giá cần soi chiếu vào những đối tượng đó để xem xét, đo lường tính công khai, minh bạch của chúng.
Cuối cùng là phiên tòa xét xử, Tòa án cần tuân thủ các quy định về nguyên tắc và trình tự phiên tòa, đảm bảo quyền và lợi ích của các bên trong vụ án. Mỗi hành vi, quyết định pháp lý của Tòa án đối với các chủ thể trong phiên tòa cần đảm bảo tính công khai, minh bạch.