Mở rộng quyền giám sát cho công dân

Một phần của tài liệu Đánh giá tính công khai, minh bạch của tòa án trong hoạt động tố tụng hình sự (Trang 72 - 76)

7. Kết cấu của luận văn

2.3. Kinh nghiệm cho Việt Nam

2.3.4. Mở rộng quyền giám sát cho công dân

Cần có một chương trính đào tạo toàn diện để trang bị tốt hơn cho các cộng đồng có mong muốn giám sát Tòa án; Thành phần đào tạo cũng nên đề cập đến các thẩm phán, kiểm sát viên và các bên liên quan khác để hướng dẫn họ hiểu được mục tiêu của dự án và chiến lược thực hiện, qua đó nhận được sự hỗ trợ có giá trị.

Phối hợp với các trường đại học, các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức xã hội dân sự khác sẽ rất quan trọng để đạt được các mục tiêu của dự án. Cần giữ cân bằng giữa việc thể chế hóa của dự án và thúc đẩy hoạt động tình nguyện trong cộng đồng. Sự cân bằng này có thể đạt được thông qua lôi kéo cộng đồng tham gia vào một số hoạt động của dự án và tăng dần vai trò của chúng để chuyển kỹ năng quản lý dự án cho các thành viên cộng đồng.

Các tổ chức nghiên cứu, tổ chức tư vấn và các tổ chức phi chính phủ nên hỗ trợ các sáng kiến theo dõi Tòa án bằng cách giúp dịch dữ liệu được cộng đồng địa phương thu thập thành các bài báo định hướng chính sách.

67

Ở Afghanistan, tỷ lệ người sử dụng hệ thống thủ tục tư pháp rất thấp. Mặc dù CBM-T là một sáng kiến tốt, phần lớn mọi người chỉ đơn giản là không sử dụng hệ thống thủ tục tư pháp để giải quyết các tranh chấp của họ. Các mục tiêu cuối cùng của CBM-T là làm cho hệ thống thủ tục ìt tham nhũng, do đó nâng cao lòng tin của công dân và khuyến khích họ sử dụng hệ thống. Tuy nhiên, điều này có thể không mang tới kết quả, vì quyết định của công dân về việc để sử dụng hệ thống thủ tục tư pháp cũng phụ thuộc vào một loạt các các yếu tố khác — ví dụ: sự hiện diện của Tòa án trong khu vực, khoảng cách, ngôn ngữ và chi phí.

68

KẾT LUẬN CHƢƠNG II

Tại chương II, tác giả đã tiến hành phân tìch cơ sở pháp lý của cơ chế đánh giá tính công khai, minh bạch trong hoạt động tố tụng của Tòa án. Theo đó, quyền tiếp cận thông tin và quyền được xét xử công khai là hai quyền cơ bản mà pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia ghi nhận, bảo đảm, đòi hỏi Tòa án trong quá trình hoạt động của mình phải công khai, minh bạch để công chúng có thể thấy được công lý thực thi. Xuất phát từ cơ sở đó thí cơ chế đánh giá tình công khai, minh bạch là hoạt động tất yếu cần phải thực hiện.

Tác giả lựa chọn các quốc gia như Somaliand, Bosnia, Herzegovina, Kosovo, Afghanistan … để tiến hành nghiên cứu thực trạng công khai, minh bạch trong hoạt động tố tụng của Tòa án nơi đây. Bởi lẽ, các quốc gia này là các đất nước gặp nhiều vấn đề về khủng hoảng chính trị, chiến tranh và có nền khoa học pháp lý kém phát triển hơn ở Việt Nam. Tuy nhiên, dưới sự giúp đỡ của chính phủ Hoa Kỳ thì các quốc gia này đã áp dụng các giải pháp pháp lý nhằm đánh giá và nâng cao tình công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan nhà nước nói chung và của tòa án nói riêng, qua đó cải thiện tình hình phát triển của đất nước. Mặc dù các quốc gia có sự kém phát triển hơn ở Việt Nam nhưng nhờ áp dụng các giải pháp về Hội đồng tư pháp, chọn lọc thẩm phán, giám sát cộng đồng mà đã đem lại những hiệu quả cao cho xã hội. Do đó, tác giả cho rằng Việt Nam cần có những học hỏi nhất định và kế thừa sự phù hợp trong mô hình giải quyết vấn đề của các quốc gia này. Bên cạnh đó, tác giả cũng đã phân tìch tình hiệu quả của việc áp dụng công nghệ vào quá trình giải quyết vụ án của Philippines và Indonesia.

Từ đó, tác giả rút ra kinh nghiệm cho Việt Nam về việc thành lập cơ quan giám sát; quy trình chọn lọc thẩm phán; thành lập Tòa án điện tử và mở rộng quyền giám sát cho công dân.

69

CHƢƠNG III: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA CƠ CHẾ ĐÁNH GIÁ TÍNH CÔNG KHAI, MINH BẠCH CỦA TÒA ÁN TRONG HOẠT ĐỘNG TỐ TỤNG HÌNH SỰ

3.1. Thực trạng về cơ chế đánh giá tính công khai, minh bạch của toà án trong tố tụng hình sự

Bảo đảm công khai, minh bạch của toà án trong tố tụng hình sự nói riêng là một trong những yêu cầu của một nền tư pháp tiến bộ hiện đại. Đây cũng là 1 trong 5 yếu tố cốt lõi làm nên một nền quản trị tốt của một quốc gia[11, tr.106]. Ngày 24/5/2005, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 48-NQ/TW ―Về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam năm 2010, định hướng đến năm 2020‖ đã nêu rõ: ―Cải cách mạnh mẽ các thủ tục tố tụng tư pháp theo hướng dân chủ, bình đẳng, công khai, minh bạch, chặt chẽ, nhưng thuận tiện, bảo đảm sự tham gia và giám sát của nhân dân đối với hoạt động tư pháp; bảo đảm chất lượng tranh tụng tại các phiên toà xét xử, lấy kết quả tranh tụng tại toà làm căn cứ quan trọng để phán quyết bản án, coi đây là khâu đột phá để nâng cao chất lượng hoạt động tư pháp‖. Tại Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 ―Về Chiến lược Cải cách tư

pháp đến năm 2020‖ Bộ Chính trị tiếp tục khẳng định hoàn thiện các thủ tục tố tụng

tư pháp, bảo đảm tình đồng bộ, dân chủ, công khai, minh bạch, tôn trọng và bảo vệ quyền con người là phương hướng quan trọng đầu tiên trong quá trình cải cách tư pháp. Trong công cuộc cải cách tư pháp, Toà án có vị trí trung tâm và xét xử là hoạt động trọng tâm. Điều này càng cho thấy một nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của việc bảo đảm công khai, minh bạch của toà án nói chung và tố tụng hình sự nói riêng. Trong suốt tiến trình cải cách tư pháp kéo dài 15 năm từ 2005 đến 2020, bên cạnh việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật hình sự, tố tụng hình sự và tổ chức các cơ quan tư pháp hính sự, nhà làm luật đã hoàn thiện được các cơ chế để đánh giá tình công khai, minh bạch của Toà án trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. Cơ chế này tương đối toàn diện cả về chiều dọc, chiều ngang, bên trong và bên ngoài toà án, gắn liền với tổ chức và hoạt động của cơ quan này.

70

Một phần của tài liệu Đánh giá tính công khai, minh bạch của tòa án trong hoạt động tố tụng hình sự (Trang 72 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)