Thực trạng cơ chế đánh giá nội bộ

Một phần của tài liệu Đánh giá tính công khai, minh bạch của tòa án trong hoạt động tố tụng hình sự (Trang 82 - 84)

7. Kết cấu của luận văn

3.1.2. Thực trạng cơ chế đánh giá nội bộ

Trong quá trình xét xử vụ án hình sự, Hiến pháp năm 2013 lần đầu tiên ghi nhận nguyên tắc suy đoán vô tội: “1. Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tòa án đã

có hiệu lực pháp luật”. Bên cạnh đó, đặt ra trách nhiệm với toà án phải xét xử kịp

thời trong thời hạn luật định, công bằng, công khai. Trường hợp xét xử kín theo quy định của luật thì việc tuyên án phải được công khai. Quy định này đã khẳng định

77

nguyên tắc công khai, minh bạch trong hoạt động xét xử vụ án hình sự. Bên cạnh đó, Hiến pháp cũng quy định tại Điều 103 một loạt các nguyên tắc hướng đến việc bảo đảm các nguyên tắc này:

“1. Việc xét xử sơ thẩm của Tòa án nhân dân có Hội thẩm tham gia, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn;

2. Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm; 3. Tòa án nhân dân xét xử công khai. Trong trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật Nhà nước, thuần phong, mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người chưa thành niên hoặc giữ bí mật đời tư theo yêu cầu chính đáng của đương sự, Tòa án nhân dân có thể xét xử kín;

4. Tòa án nhân dân xét xử tập thể và quyết định theo đa số, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn;

5. Nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm; 6. Chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm được bảo đảm;

7. Quyền bào chữa của bị can, bị cáo, quyền bảo vệ lợi ích hợp pháp của đương sự được bảo đảm.”.

Cụ thể hoá các quy định của Hiến pháp, Luật Tổ chức toà án năm 2014, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 cũng đã ghi nhận các nguyên tắc tương tự.

Theo quy định tại Điều 20 Luật Tổ chức Toà án nhân dân năm 2014, Toà án nhân dân tối cao là cơ quan xét xử cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đồng thời là đơn vị quản lý các Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự về tổ chức. Hệ thống Toà án thực hiện chế độ báo cáo theo chiều dọc (về mặt quản lý không theo thẩm quyền xét xử) về công tác xét xử của mính. Theo đó, Chánh án Toà án nhân dân cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương có trách nhiệm báo cáo công tác với Toà án nhân dân cấp tỉnh; Chánh án Toà án nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Tòa án nhân dân tối cao; Chánh án Toà án cấp cao báo cáo công tác trước Tòa án nhân dân tối cao.

78

Hiện nay, các báo cáo công tác của Toà án nhân dân các cấp đã chú trọng đến việc đánh giá tình công khai, minh bạch các số liệu trong hoạt động xét xử nhất là trong lĩnh vực tố tụng hình sự. Tuy nhiên thực tiễn cũng cho thấy, các báo cáo này chưa có một hệ thống các tiêu chí thống nhất để đánh giá các số liệu từ thực tiễn xét xử đặt ra. Các con số trong số liệu, báo cáo của Toà án trong tố tụng hình sự còn đang tập trung vào làm rõ các vấn đề về quyết định hình phạt, định tội danh, quá trình giải quyết vụ án nhưng lại chưa đề cập đầy đủ các yếu tố bảo đảm công khai, minh bạch trong tố tụng hình sự.

Hiện tại các báo cáo đã ghi nhận nhiều mục liên quan trực tiếp đến công khai, minh bạch trong tố tụng hình sự như: số vụ án Toà án xác minh, bổ sung, thu thập chứng cứ, số vụ án Toà án tiến hành xác minh, thu thập chứng cứ khi đã yêu cầu mà Viện kiểm sát không bổ sung được, số vụ án trả hồ sơ nhưng Viện kiểm sát không chấp nhận yêu cầu… Các yếu tố đáng chú ý như số vụ án Toà án đã giải quyết yêu cầu của người bào chữa, bị can, bị cáo; số vụ án có sự tham gia của người bào chữa… chưa được đề cập trong báo cáo của Toà án nhân dân các cấp.

Một phần của tài liệu Đánh giá tính công khai, minh bạch của tòa án trong hoạt động tố tụng hình sự (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)