Vai trò và tính tất yếu của của cơ chế đánh giá tính công khai, minh

Một phần của tài liệu Đánh giá tính công khai, minh bạch của tòa án trong hoạt động tố tụng hình sự (Trang 30 - 35)

7. Kết cấu của luận văn

1.3. Đặc điểm cơ chế đánh giá tính công khai, minh bạch của toà án trong

1.3.4. Vai trò và tính tất yếu của của cơ chế đánh giá tính công khai, minh

Về việc đưa ra các quyết định tư pháp khác, trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, Tòa án có quyền ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung, quyết định tạm đính chỉ vụ án, quyết định đính chỉ vụ án,… khi có căn cứ theo quy định của pháp luật. Tất cả các quyết định này cần phải chuyển cho Viện kiểm sát, và thông báo cho bị cáo, người bào chữa được biết. Đây là một hình thức công khai nhằm đảm bảo Tòa án đưa ra quyết định có căn cứ pháp luật, đồng thời các căn cứ này phải rõ ràng, minh bạch.

Về kết quả của việc giải quyết vụ án hình sự, hầu hết các nước trên thế giới đều tiến hành công khai bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật. Ở Việt Nam, việc thực hiện công khai, minh bạch các hoạt động của Toà án nói chung và công khai bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Toà án nói riêng là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước [1, tr.105], theo đó Toà án có trách nhiệm ―…từng bước thực hiện việc công khai các bản án…‖. Cũng để đảm bảo quyền con người cơ bản là quyền được tiếp cận thông tin, vậy nên, cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền tiếp nhận các thông tin của Toà án và Toà án có trách nhiệm công khai, minh bạch trong hoạt động của mình.

1.3.4. Vai trò và tính tất yếu của của cơ chế đánh giá tính công khai, minh bạch minh bạch

Nếu như công khai, minh bạch là quy luật tất yếu đối với hoạt động xét xử, thực hiện quyền tư pháp của tòa án trong Nhà nước pháp quyền thì việc đánh giá mức độ đạt được tính công khai, minh bạch thì việc đánh giá nó so với mục tiêu đặt ra cũng là đòi hỏi khách quan, do yêu cầu của việc kiểm soát thực hiện quyền lực tư pháp thông qua hoạt động xét xử của toà án. Nếu như tình minh bạch trong hoạt động xét xử vụ án hình sự đã được thể hiện trong hệ thống pháp luật thì sẽ đòi hỏi sự kiểm tra, đánh giá mức độ minh bạch được thể hiện như thế nào trong thực tiễn xét xử, đồng thời thông qua đó cũng đánh giá được mức độ thỏa mãn các yêu cầu về

25

tính minh bạch trong hoạt động xét xử của xã hội đối với hệ thống pháp luật. [26, tr.107]

Việt Nam vẫn trong quá trính định hướng xây dựng Nhà nước pháp quyền, mà tại đó mọi chủ thể cần thượng tôn pháp luật và thực thi các quy tắc xử sự mà pháp luật yêu cầu. Nhà nước pháp quyền trở thành hình mẫu lì tưởng, một xu thế tất yếu mà các quốc gia dân chủ trên thế giới hướng tới để xây dựng và phát triển. Trải qua hàng nghín năm dưới chế độ cai trị tùy tiện thì Việt Nam đang hướng tới xây dựng một Nhà nước được tổ chức và hoạt động trên cơ sở pháp luật, phục tùng pháp luật. Nếu như trước kia, tư pháp hình sự chủ yếu quan tâm tới việc làm thế nào để giải quyết tội phạm nhanh chóng và ngăn ngừa nó thí như một lẽ tất yếu rằng ngày nay con người quan tâm tới quá trình tố tụng hình sự được thực hiện như thế nào, có hiệu quả và bảo đảm quyền con người hay không. Quyền lực thuộc về nhân dân và do Nhà nước đại diện thực hiện. Do đó, tội phạm xâm phạm tới quyền và lợi ích của con người cũng chình là xâm hại tới các tế bào của quốc gia, tới chủ thể nắm giữ quyền lực. Vì vậy mà Tòa án nhân danh quyền lực Nhà nước để xét xử người phạm tội, qua đó bảo vệ công ý, bảo vệ quyền con người và sự phát triển ổn định của xã hội.

Quyền tư pháp là một trong ba nhánh quyền lực có sự kiểm soát, đối trọng và hỗ trợ lẫn nhau giúp gìn giữ và bảo vệ pháp luật, xử lý các hành vi vi phạm. Trong Nhà nước pháp quyền, khi nhân dân trao quyền lực cho Nhà nước đại diện thực hiện thí đặt ra yêu cầu rằng nhân dân phải có quyền biết những thông tin cần thiết để kiểm soát hoạt động của Nhà nước, đồng thời Nhà nước có nghĩa vụ phải công khai, minh bạch trong hoạt động của mình. Trong bối cảnh là tư pháp hính sự thì việc công khai, minh bạch trong hoạt động xét xử của Tòa án là yêu cầu tất yếu khách quan ví Tòa án là cơ quan nhân danh quyền lực Nhà nước để quyết định số phận pháp lý của người phạm tội, qua đó mà bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người. Do đó mà cơ chế đánh giá tính công khai, minh bạch cũng là tất yếu ví nó giúp đo lường, xác định thực trạng xét xử của Tòa án có đáp ứng được những yêu cầu, tiêu chì đã đặt ra trước đó hoặc so sánh với thực trạng của giai đoạn trước về yêu cầu

26

công khai, minh bạch hay không. Cơ chế đánh giá cho phép chủ thể đánh giá kết luận được mức độ thượng tôn pháp luật của Tòa án, mức độ bảo vệ quyền con người thông qua các tiêu chí về công khai, minh bạch..v.v. Như vậy, có thể khẳng định cơ chế đánh giá tính công khai, minh bạch của Tòa án trong xét xử là yêu cầu tất yếu của Nhà nước pháp quyền.

Ngay từ thời kỳ cổ đại các nhà tư tưởng như: Plato và Aristotle, Cicero đã quan tâm tới quyền tư pháp dưới những nghiên cứu về Nhà nước, phân quyền giữa lập pháp, hành pháp và tư pháp, về thi hành pháp luật, nhưng còn sơ khai. Thời kỳ tiền trung cổ Augustinus, Thomas von Aquin và Marsilius von Padua đã quan tâm nghiên cứu về tổ chức thực hiện quyền lực Nhà nước, các tác giả cho rằng trong Nhà nước tồn tại các nhánh quyền lực và các nhánh quyền này cần được tách bạch. Thời kỳ Trung cổ có các đại diện như: J.Bodin, Th.Hobbes và V.L.von Seckendorff, thời cận đại (đến khoảng năm 1900) có các đại diện như: John Locke, Montesquieu, ... Đây là thời kỳ có những cuộc luận chiến về tổ chức quyền lực Nhà nước, nhiều tác giả cho rằng để hạn chế quyền lực, chống độc quyền nên cần áp dụng nguyên tắc phân quyền giữa các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Trong trào lưu chính thống của triết học Đức về vấn đề Nhà nước, tư pháp phải kể đến I. Kant, G. W. F. Hegel và K. Marx,... Các công trình thể hiện tư tưởng phân quyền trong việc tổ chức thực hiện quyền lực Nhà nước, cũng như thiết kế bộ máy công quyền, về thực thi và chấp hành pháp luật được đề cập khá nhiều, nhưng việc khảo cứu sâu về tư pháp, tòa án, đặc biệt là đặc tính minh bạch và hiệu quả hoạt động của Tòa án chỉ mới được quan tâm nhiều hơn vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX.

Đến cuối thập niên 70 của thế kỷ XX, các phương pháp đánh giá về hiệu quả và tác động của chính sách pháp luật ở các nước phương Tây đã được xem như là phương pháp phân tìch trong lĩnh vực chính trị - hành chình và tư pháp. Do áp lực phải siết chặt chi tiêu ngân sách do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng dầu lửa vào năm 1973 và những phê phán của nhóm tự do mới đối với việc mở rộng Nhà nước phúc lợi nên đã xuất hiện những nghiên cứu về việc xem xét, kiểm soát chi phí dành

27

cho các chương trính chình sách và hướng tới đánh giá ―đầu vào - hiệu quả‖ hơn là ―đầu ra - hiệu lực‖. [26, tr.107]

Hội nghị quốc gia về phát triển bền vững Rio+20 công nhận rằng: “Sự tham gia và tiếp cận một cách rộng rãi của công chúng đối với thông tin, quá trình xét xử

và thủ tục hành chính là cần thiết cho việc thúc đẩy phát triển bền vững”. [54,

tr.110]

Nhận thức của công chúng về cải cách tư pháp và sự công bằng của hệ thống tòa án là hết sức quan trọng đối với việc nâng cao lòng tin của công chúng vào hệ thống tư pháp. Có thể nói rằng, sự công bằng trong nhận thức được về tiến trình xét xử thậm chì còn có tác động to lớn đối với mức độ tin tưởng của công chúng hơn là sự công bằng trong kết quả xét xử. Việc thúc đẩy, tạo dựng và duy trì lòng tin của công chúng là mục tiêu cuối cùng của bất kỳ nỗ lực cải cách tư pháp nào. Nói một cách đơn giản, không một biện pháp nào trong số các biện pháp đánh giá này sẽ được coi là đạt được các kết quả như mong muốn nếu như công chúng tin rằng các Tòa án không khách quan hoặc tham nhũng.

Niềm tin của nhân dân là yếu tố then chốt, quyết định sự ổn định chính trị của mỗi quốc gia. Trong xã hội hiện đại, có thể thấy, việc công khai thông tin sẽ làm gia tăng mạnh mẽ niềm tin của người dân đối với các cơ quan công quyền, còn che giấu thông tin sẽ tạo hiệu ứng ngược lại [31, tr.108]. Trong tố tụng hình sự cũng vậy, việc thực thi quyền tiếp cận thông tin của cơ quan xét xử là rất quan trọng đối với các chủ thể tham gia vào hoạt động tố tụng. Nó không chỉ ảnh hưởng ở một khâu mà toàn bộ quá trính, nghĩa là nếu Tòa án bỏ qua việc công khai tiếp cận thông tin thì có thể kéo theo các cơ quan khác như cơ quan điều tra có thể hạn chế quyền tiếp cận các thông tin về chứng cứ đối với người bào chữa. Ngược lại, nếu Tòa án có phản ứng mạnh mẽ trước các hành vi vi phạm đến quyền tiếp cận thông tin, điều này sẽ khuyến khìch văn hóa tuân thủ. Như vậy, vai trò của Tòa án là phải đảm bảo quyền tiếp cận thông tin đối với các chủ thể tham gia tố tụng hình sự.

Vì vậy, ngành tư pháp càng cấp thiết hơn khi thực hiện cải cách minh bạch để tăng cường tính hợp pháp của nó. Những Tòa án không chỉ nên công khai thông qua

28

những biện pháp minh bạch mà còn cần tím cách đảm bảo cho sự tham gia nhiều hơn của xã hội trong quá trình ra quyết định của mình. Tính minh bạch trong các tòa án cũng ―khuyến khích thẩm phán hành động công bằng, nhất quán và không thiên vị, cho phép công chúng ‗‗đánh giá thẩm phán‖.

Tính minh bạch của thủ tục Tòa án cũng cho phép công chúng tiếp cận những nguyên nhân đằng sau những phán quyết tư pháp và làm lắng xuống những kỳ vọng cho các vụ việc trong tương lai. Sự biện minh của một quyết định tư pháp ngày càng trở thành nguồn gốc cho chính quyết định đó và quyền được xét xử hợp lý được xem là một phần của quyền được xét xử công bằng. Nó là cần thiết, ví dụ, để một người có thể sử dụng những biện pháp khắc phục có sẵn và quyền kháng cáo. [52, tr.110]

Tòa án nhân quyền Châu Âu (ECHR) cho rằng: “Tính công khai trong quá trình tố tụng của các cơ quan tư pháp giúp bảo vệ người khởi kiện chống lại sự che

giấu công lý và những ẩn khuất” và điều này cũng tăng niềm tin của công chúng

vào Tòa án (ECHR 2019a)

Một nền tư pháp độc lập và công bằng là nền tảng của Nhà nước pháp quyền và Nhà nước dân chủ. Nó phục vụ cho việc bảo vệ quyền con người và quyền công dân, tạo ra một môi trường thuận lợi cho tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội. Do đó, khi tham nhũng xảy ra trong ngành tư pháp, nó phá vỡ các nguyên tắc công bằng và tuân thủ pháp luật, gây ảnh hưởng tới sự phát triển của những quốc gia. Nó làm xói mòn niềm tin của công chúng rằng kết quả xét xử không được công bằng và có sự tác động từ bên ngoài. Nếu người dân thiếu sự tin tưởng và điều đó diễn ra một cách phổ biến thì tất yếu sẽ dẫn tới làm suy yếu thể chế và niềm tin vào quản trị Nhà nước.

Ngay từ thời Hy Lạp, La Mã cổ Đại đã có khẳng định: Ở đâu có pháp luật, thì ở đó phải có một hệ thống bảo đảm cho pháp luật được thi hành một cách nghiêm chỉnh [39, tr.108]. Hiện nay, trong bối cảnh thực hiện chủ trương xây dựng Nhà nước pháp quyền và quá trình hội nhập quốc tế, việc bảo đảm công khai, minh bạch của hệ thống tư pháp hính sự ở Việt Nam luôn được coi là một yêu cầu không thể

29

thiếu nhằm đảm bảo nguyên tắc dân chủ trong hoạt động của Nhà nước và là yêu cầu bắt buộc đối với Việt Nam theo nhiều điều ước mà Việt Nam là thành viên. Sự bảo đảm đó trước hết phải là hoạt động của các cơ quan, trong có hệ thống các cơ quan Tòa án. Việc công khai, minh bạch của Tòa án trong hoạt động tố tụng hình sự giúp tăng cường hiểu biết của người dân về hệ thống tư pháp nói chung, tạo điều kiện cho việc giải quyết các vấn đề và giảm các cơ hội cho các hành vi tham nhũng. Công khai, minh bạch cũng sẽ giúp tăng cường tình độc lập cho hệ thống tư pháp. Ví dụ, một thẩm phán mẫn cán sẽ có thể chứng tỏ được rằng mính hành động theo đúng quy định của pháp luật[33, tr.108]. Ngoài ra, việc công khai, minh bạch của Tòa án trong hoạt động tố tụng hình sự không chỉ đảm bảo sự giám sát, kiểm sát của các cơ quan tư pháp khác đối với cơ quan xét xử - Tòa án, mà còn giúp người dân và các tổ chức khác phát huy được vai trò giám sát của mình, hạn chế các hành vi tiêu cực từ phìa cơ quan quyền lực, đạt được mục tiêu của Tố tụng Hình sự - không làm oan người vô tội, không bỏ lọt tội phạm.

Tòa án tuy là cơ quan quyền lực Nhà nước, nhưng việc đánh giá tình công khai, minh bạch trong hoạt động của nó lại có nhiều điểm khác biệt so với việc đánh giá những cơ quan Nhà nước khác do những điểm khác biệt trong cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, chức năng của mình.

Một phần của tài liệu Đánh giá tính công khai, minh bạch của tòa án trong hoạt động tố tụng hình sự (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)