Pháp luật quốc tế

Một phần của tài liệu Đánh giá tính công khai, minh bạch của tòa án trong hoạt động tố tụng hình sự (Trang 44 - 48)

7. Kết cấu của luận văn

2.1. Pháp luật quốc tế

2.1.1. Cơ sở pháp lý về cơ chế đánh giá tính công khai, minh bạch của Tòa án

Cơ chế đánh giá tình công khai, minh bạch của Tòa án trong tố tụng hình sự dựa trên yêu cầu về xét xử công khai và quyền tiếp cận thông tin của con người. Một loạt các văn kiện quốc tế đã ghi nhận các quy định này và Việt Nam là thành viên có nghĩa vụ phải nội luật hóa trong phạm vi cho phép.

Công khai được hiểu là không giấu diếm, minh bạch, rõ ràng và mọi người có thể tiếp cận được. Khi gắn đặc tính công khai với hoạt động xét xử của Tòa án thì cần hiều rằng hoạt động xét xử phải được công khai, người dân có thể tiếp cận được phiên tòa xét xử. Khoản 1, Điều 14 Công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị ICCPR năm 1966 quy định rằng: “…Báo chí và công chúng có thể không được phép tham dự toàn bộ hoặc một phần của phiên toà vì lý do đạo đức, trật tự công cộng hoặc an ninh quốc gia trong một xã hội dân chủ, hoặc vì lợi ích cuộc sống riêng tư của các bên tham gia tố tụng, hoặc trong chừng mực cần thiết, theo ý kiến của toà án, trong những hoàn cảnh đặc biệt mà việc xét xử công khai có thể làm phương hại đến lợi ích của công lý. Tuy nhiên mọi phán quyết trong vụ án hình sự hoặc vụ kiện dân sự phải được tuyên công khai, trừ trường hợp vì lợi ích của người chưa thành niên hay vụ việc liên quan đến những tranh chấp hôn nhân hoặc quyền

giám hộ trẻ em.” [4, tr.105]

Điều 10 Tuyên ngôn quốc tế Nhân quyền năm 1948 quy định: “Ai cũng có quyền, trên căn bản hoàn toàn bình đẳng, được một toà án độc lập và vô tư xét xử một cách công khai và công bằng để phán xử về những quyền lợi và nghiã vụ của

mình, hay về những tội trạng hình sự mà mình bị cáo buộc”. [35, tr.108]

Công khai là cơ sở để đánh giá tình minh bạch trong hoạt động xét xử của Tòa án. Nếu vụ án không thuộc các trường hợp ngoại lệ, thì mọi quyết định, hành vi tố

39

tụng của Tòa án đều cần phải công khai với bị cáo, người bào chữa, và nhân dân. Tòa án có trách nhiệm bảo đảm rằng bất kí ai cũng có thể tiếp cận được với những thông tin về phiên Tòa xét xử, ví dụ như: dán thông tin về ngày diễn ra phiên tòa tại trụ sở; Công bố bản án, tài liệu, chứng cứ lên trang thông tin điện tử;..v.v.

Trong phạm vi khuôn khổ của Chương trính phát triển của Liên Hợp Quốc, nhiều công trính, đề tài nghiên cứu lớn về liêm chình tư pháp đã khẳng định việc đánh giá tình công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình của các cơ quan tư pháp được coi trọng là trong xu thế cải cách hiện nay và coi đó là một trong những nền tảng của quyền được xét xử công bằng.

Tóm lại, pháp luật quốc tế ghi nhận quyền tiếp cận thông tin và quyền được xét xử công bằng là hai cơ sở pháp lý nhằm buộc Tòa án phải công khai, minh bạch trong hoạt động tố tụng hình sự. Tính công khai, minh bạch của Tòa án trở thành yêu cầu tất yếu mà pháp luật quốc gia cần nội luật hóa để phù hợp với pháp luật quốc tế. Chính vì thế mà việc đánh giá tình công khai, minh bạch cũng trở thành hoạt động bắt buộc, làm cơ sở đo lường chất lượng trong hoạt động tố tụng hình sự của Tòa án.

2.1.2. Ngoại lệ của việc đánh giá tính công khai, minh bạch

Công khai, minh bạch trong hoạt động của Tòa án dẫn đến tăng hiệu suất, hiệu quả và thúc đẩy niềm tin vào hệ thống tư pháp và trật tự công lý. Nó cũng khuyến khích các thẩm phán hành động một cách công bằng, nhất quán và vô tư. Những nền tảng quy phạm pháp luật đòi hỏi sự minh bạch trong quá trình tố tụng của Tòa án dựa trên quyền được tiếp cận thông tin (RTI) và quyền được xét xử công bằng (RTFT). Ví nó liên quan đặc biệt tới thủ tục tư pháp. Trong đó, quyền truy cập dữ liệu Tòa án có thể được hiểu như một trong những biểu hiện của quyền tiếp cận thông tin (RTI). Tuy nhiên, việc truy cập vào thủ tục Tòa án có thể bị từ chối bởi những ngoại lệ nhất định.

Quyền được xét xử công bằng và quyền đối với thông tin thí đều có giới hạn. Ngoại lệ được công nhận bởi các tiêu chuẩn quốc tế và nó là tiêu chuẩn cho Luật Tiếp cận thông tin trong nước, nhằm cho phép cho những tình huống bị hạn chế

40

truy cập thông tin. Một vài trường hợp thì trực tiếp áp dụng quyền truy cập dữ liệu Tòa án. [45, tr.109]

Các ngoại lệ đối với quyền thông tin cần được quy định rõ ràng và tỉ mỉ. Những quy định đó nên được kiểm tra nghiêm ngặt, đánh giá tác hại có thể xảy ra và đánh giá về lợi ích công cộng. Nhà nước cần đưa ra những tác hại thực tế xảy ra nếu muốn giữ nguyên những quy định hạn chế tiết lộ thông tin đó.

2.1.2.1. Quyền riêng tƣ và danh dự

Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị cũng nêu chi tiết một số trường hợp ngoại đối với quyền thông tin. Những hạn chế đối với việc thực hiện các quyền đó là “Để tôn trọng các quyền hoặc danh dự của người khác” (Điều 19.3.a). Trong số các quyền này, quyền riêng tư có thể giải thích cho việc từ chối quyền truy cập vào một phần thông tin cụ thể nào đó. Quyền này - cũng như quyền được bảo vệ dữ liệu - đã được nâng lên thành quyền cơ bản, và cả hai đều có thể được tìm thấy trong một số các công ước quốc tế về quyền con người.

Đối với các vụ án tham nhũng, cần lưu ý rằng Luật mẫu Liên Mỹ về tiếp cận thông tin không coi đó là ngoại lệ để áp dụng cho “[các] vấn đề liên quan đến các

nhiệm vụ của công chức, viên chức”. Tương tự, quyền miễn trừ về quyền riêng tư

không được áp dụng theo Luật mẫu Châu Phi về tiếp cận thông tin, nếu “thông tin liên quan đến vị trí hoặc chức năng của một cá nhân là công viên chức đang nắm giữ thông tin hoặc bất kỳ cơ quan công quyền hoặc cơ quan tư nhân có liên quan

nào đó”(Ủy ban Châu Phi về Nhân quyền và Dân quyền 2013). [46, tr.109]

2.1.2.2. An ninh quốc gia

Các hạn chế đối với quyền được thông tin - có thể giới hạn nghĩa vụ của Tòa án phải công khai các quy trình xét xử - có thể được tìm thấy, ví dụ, trong ICCPR. Công ước nói rằng việc bảo vệ an ninh quốc gia có thể biện minh cho những hạn chế đối với quyền thông tin (Điều 19.3.b).

Tuy nhiên, có những giới hạn đối với cách mà các hạn chế này nên được áp dụng và Các nguyên tắc Toàn cầu về an ninh quốc gia và quyền thông tin đã thể hiện một số giới hạn đó. Như đã biết, những nguyên tắc Tshwane, chúng được phát

41

triển ―để cung cấp những hướng dẫn cho những người tham gia trong việc soạn thảo, sửa đổi hoặc thực hiện luật hoặc các điều khoản liên quan đển thẩm quyền của Nhà nước đối với việc giữ lại thông tin vì lý do an ninh quốc gia hoặc trừng phạt việc tiết lộ thông tin‖. Các nguyên tắc này cũng có thể bị lợi dụng để làm tham khảo nhằm biện minh cho những ngoại lệ đối với quyền thông tin trong các vụ án tham nhũng [55, tr.109]. Ví nó liên quan đến quyền tiếp cận của công chúng đối với thủ tục tố tụng. Các nguyên tắc này nêu rõ rằng: Không thể dựa vào lời kêu gọi an ninh quốc gia khi nó làm suy yếu quyền cơ bản của công chúng tiếp cận các thủ tục tư pháp (Nguyên tắc 28). Nguyên tắc Tshwane đưa ra những cấu thành của quy trình xét xử cần được thực hiện:

(i) Lý luận tư pháp

(ii) Thông tin về tình trạng và tiến triển của các vụ án (iii) Các lập luận bằng văn bản đệ trình lên Tòa án (iv) Những phiên điều trần và xét xử của Tòa án

(v) Bằng chứng tạo cơ sở cho sự kết tội trong quá trình xét xử của Tòa án Ngoài ra, công chúng phải có cơ hội để phản đối một tuyên bố về việc giới hạn quyền tiếp cận thủ tục tư pháp với lí do là bảo đảm an ninh quốc gia và cung cấp những lý do cụ thể, phân tích pháp lý bằng văn bản. (Open Society Justice Initiative 2012)

2.1.2.3. Những ngoại lệ khác

Cuối cùng, có những ngoại lệ khác đối với quyền thông tin có thể biện minh cho những hạn chế đối với tính công khai của Tòa án. Một trong số đó là bảo vệ trật tự công cộng, sức khỏe cộng đồng hoặc đạo đức (Điều 19.3.b Công ước quốc tế về các quyền chính trị và dân sự).

Cũng có những trường hợp ngoại lệ nhằm bảo vệ quyền của trẻ em và người chưa thành niên. Cả hai Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị và Công ước Châu Âu về Nhân quyền cũng vậy. Cụ thể hơn, Tiêu chuẩn Liên Hợp Quốc về Các quy tắc tối thiểu cho việc quản lý trẻ vị thành niên - được gọi là Quy tắc Bắc Kinh - xác định rằng ―quyền riêng tư của người chưa thành niên sẽ được tôn trọng ở

42

tất cả các giai đoạn tố tụng để tránh gây hại cho cô ấy hoặc anh ấy bởi sự công khai quá mức hoặc bởi quy trình ghi nhãn " và " không công khai những thông tin có thể xác định được người phạm tội‖.

Như vậy, những ngoại lệ đối với quyền tiếp cận thông tin và quyền được xét xử công bằng cũng chình là ngoại lệ của việc đánh giá tình công khai, minh bạch của Tòa án trong hoạt động tố tụng hình sự. Bởi lẽ hai quyền này là hai quyền nền tảng để yêu cầu Tòa án phải công khai, minh bạch các thông tin của mình. Tuy nhiên, trong một số trường hợp thì chủ thể bị giới hạn thực thi hai quyền này nên cơ chế đánh giá tính công khai, minh bạch cũng không thể được thực hiện.

Một phần của tài liệu Đánh giá tính công khai, minh bạch của tòa án trong hoạt động tố tụng hình sự (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)