Quản lý việc kiểm tra, đánh giá hoạt động trải nghiệm cho học sinh

Một phần của tài liệu Quản lí hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở các trường tiểu học huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 37 - 38)

8. Cấu trúc luận văn

1.4.4. Quản lý việc kiểm tra, đánh giá hoạt động trải nghiệm cho học sinh

Mục đích của quản lý việc kiểm tra, đánh giá HĐTN cho HSTH là thu thập thông tin chính xác, kịp thời, có giá trị về mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt so với chƣơng trình; sự tiến bộ của HS trong và sau các giai đoạn trải nghiệm. Kết quả đánh giá là căn cứ để định hƣớng HS tiếp tục rèn luyện hoàn thiện bản thân và cũng là căn cứ quan trọng để các cơ sở giáo dục, các nhà quản lí và đội ngũ GV điều chỉnh chƣơng trình và các HĐTN ở trƣờng TH. Qua kiểm tra, đánh giá rút ra đƣợc những nguyên nhân của thành tựu, hạn chế và bài học kinh nghiệm.

Quản lý việc kiểm tra, đánh giá HĐTN nhằm phát hiện những nhân tố tích cực hoạt động, phát hiện những mặt mạnh, những mặt yếu trong quá trình thực hiện kế hoạch, qua đó mà có cách điều chỉnh, bổ sung, phát huy khích lệ những nhân tố tích cực, đồng thời cũng mạnh dạn phê phán những mặt hạn chế trong quá trình tổ chức HĐTN.

Để thực hiện nội dung này, HT trƣờng TH cần quan tâm thực hiện các vấn đề sau:

-Tổ chức, chỉ đạo đánh giá việc thực hiện mục tiêu, nội dung, chƣơng trình, kế hoạch HĐTN cho HS… Các yêu cầu cần đạt về sự phát triển phẩm chất và năng lực của mỗi HS chủ yếu đƣợc đánh giá thông qua hoạt động theo chủ đề, hoạt động hƣớng nghiệp, thông qua quá trình tham gia hoạt động tập thể và các sản phẩm của HS trong mỗi HĐTN.

-Tổ chức, chỉ đạo đánh giá việc thực hiện các phƣơng thức, các loại hình tổ chức HĐTN cho HS: Đối với Sinh hoạt dƣới cờ và Sinh hoạt lớp, nội dung đánh giá chủ yếu tập trung vào sự đóng góp của học sinh cho các hoạt động tập thể, số giờ tham gia các hoạt động và việc thực hiện có kết quả hoạt động chung của tập thể. Ngoài ra, các yếu tố nhƣ động cơ, tinh thần, thái độ, ý thức trách nhiệm, tính tích cực đối với hoạt động chung của học sinh cũng đƣợc đánh giá thƣờng xuyên trong quá trình tham gia hoạt động.

-Quản lý việc sử dụng các phƣơng pháp, hình thức đánh giá HĐTN: Kết hợp đánh giá của GV với tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng của HS, đánh giá của cha

mẹ HS và đánh giá của cộng đồng; GV chủ nhiệm lớp…

-Cứ liệu đánh giá dựa trên thông tin thu thập đƣợc từ quan sát của GV, từ ý kiến tự đánh giá của HS, đánh giá đồng đẳng của các HS trong lớp, ý kiến nhận xét của cha mẹ HS và cộng đồng; thông tin về số giờ (số lần) tham gia HĐTN (hoạt động tập thể, HĐTN thƣờng xuyên, hoạt động xã hội và phục vụ cộng đồng, hoạt động hƣớng nghiệp, hoạt động lao động,...); số lƣợng và chất lƣợng các sản phẩm hoàn thành đƣợc lƣu trong hồ sơ hoạt động.

-Kết quả đánh giá đối với mỗi HS là kết quả tổng hợp đánh giá thƣờng xuyên và định kì về phẩm chất và năng lực và có thể phân ra làm một số mức để xếp loại. Kết quả đánh giá HĐTN và HĐTN, hƣớng nghiệp đƣợc ghi vào hồ sơ học tập của HS (tƣơng đƣơng một môn học).

-Tổ chức, chỉ đạo việc sử dụng kết quả kiểm tra, đánh giá HĐTN để điều chỉnh và nâng cao hiệu quả HĐTN cho HSTH.

Một phần của tài liệu Quản lí hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở các trường tiểu học huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)