Mối quan hệ giữa các biện pháp

Một phần của tài liệu Quản lí hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở các trường tiểu học huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 106)

8. Cấu trúc luận văn

3.3.Mối quan hệ giữa các biện pháp

Trong chƣơng này, tác giả đã đề xuất 7 biện pháp chủ yếu hƣớng tới mục tiêu nâng cao chất lƣợng quản lý HĐTN cho HS trƣờng TH. Mỗi biện pháp đều có tính độc lập tƣơng đối và có tính đặc thù, ý nghĩa riêng nhƣng đều hƣớng đến mục đích nhằm triển khai hiệu quả công tác quản lý HĐTN tại các trƣờng TH huyện Tuy Phƣớc, tỉnh BìnhĐịnh. Tuy nhiên, các biện pháp này luôn có mối quan hệ, tác động qua lại lẫn nhau tạo thành một chỉnh thể thống nhất nhằm mục đích nâng cao chất

lƣợng và hiệu quả của công tác quản lý HĐTN tại các trƣờng TH huyện Tuy Phƣớc, tỉnh BìnhĐịnh. Do đó, để thực hiện thành công công tác quản lý HĐTN không thể thực hiện từng biện pháp riêng lẻ, rời rạc mà cần thực hiện một cách đồng bộ để phát huy tác dụng của các biện pháp.

Các biện pháp đề ra trên đây cần đƣợc phối hợp hài hoà trong quá trình thực hiện hoạt động thì mới nâng cao đƣợc chất lƣợng và hiệu quả HĐTN.

3.4. hảo nghiệm tính cấp thi t, tính khả thi của các biện pháp đề xuất

3.4.1. Mục đích khảo nghiệm

Tìm hiểu sự nhận thức và đánh giá của các đối tƣợng đƣợc trƣng cầu ý kiến về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất.

3.4.2. Đối tượng khảo nghiệm

Tổng số phiếu khảo nghiệm là 125 ngƣời, trong đó: 23 CBQL; 102 GV.

3.4.3. Phương pháp khảo nghiệm

Điều tra bằng bảng hỏi. Xử lý thăm dò bằng phƣơng pháp thống kê toán học. Khảo sát theo 5 mức độ trả lời, đánh giá theo các mức sau:

- Mức 1: Rất cấp thiết, Rất khả thi (5 điểm). Điểm trung bình: 4,2 X 5,0.

- Mức 2: Cấp thiết, Khả thi (4 điểm). Điểm trung bình: 3,4 X 4,19.

- Mức 3: Bình thƣờng (3 điểm). Điểm trung bình: 2,6 X 3,39.

- Mức 4: Không cấp thiết, Không khả thi (2 điểm). Điểm trung bình:  

1,8 X 2,59.

- Mức 5: Hoàn toàn không cấp thiết, Hoàn toàn không khả thi (1 điểm). Điểm trung bình: 1,0 X 1,79.

3.4.4. Thời gian khảo nghiệm

Thời gian khảo nghiệm của đề tài là học kỳ 1 năm học 2020 – 2021.

3.4.5. Kết quả khảo nghiệm

3.4.5.1.Về mức độ cấp thiết của các biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở các trường tiểu học huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định

Bảng 3. 1. K t quả đánh giá m c độ cấp thi t của các biện pháp quản lý HĐTN cho HS ở các trƣờng TH huyện Tuy Phƣớc, tỉnh Bình Định TT CÁC BIỆN PHÁP TÍNH CẤP THIẾT (%) ĐTB 5 4 3 2 1 1

Nâng cao nhận thức cho CBQL, GV và các lực lƣợng giáo dục về tầm quan trọng việc tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh trƣờng tiểu học

2.7 3.3 20.0 58.7 15.3 3.80

2

Chỉ đạo xây dựng nội dung hoạt động trải nghiệm theo định hƣớng phát triển năng lực học sinh tiểu học

3.3 4.0 14.0 49.3 29.3 3.97

3

Chỉ đạo GV đa dạng hóa các loại hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh trƣờng tiểu học

2.0 3.3 18.7 58.0 18.0 3.87

4

Đổi mới việc kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động trải nghiệm cho học sinh trƣờng tiểu học

0.0 4.6 26.0 50.7 18.7 3.83

5

Nâng cao hiệu quả quản lý sự phối kết hợp giữa nhà trƣờng với các lực lƣợng giáo dục trong và ngoài nhà trƣờng thực hiện hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học

0.7 5.3 12.0 51.3 30.7 4.06

6

Tăng cƣờng bồi dƣỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho đội ngũ giáo viên

1.3 2.6 27.3 53.3 15.3 3.79

7 Tổ chức các điều kiện hỗ trợ hoạt động

trải nghiệm cho học sinh tiểu học 0.0 4.6 18.7 40.0 36.7 4.09 Kết quả khảo nghiệm cho thấy, cả 7 biện pháp đều đƣợc các đối tƣợngkhảo sát đánh giá là cấp thiết và rất cấp thiết. Trong đó, các biện pháp: Nâng cao nhận thức cho CBQL, GV và các lực lƣợng giáo dục về tầm quan trọng việc tổ chức HĐTN cho HS trƣờng TH; Chỉ đạo GV đa dạng hóa các loại hình tổ chức HĐTN cho HS trƣờng TH; Tăng cƣờng quản lý sự phối kết hợp giữa nhà trƣờng với các lực lƣợng giáo dục trong và ngoài nhà trƣờng thực hiện HĐTN cho HS TH; Bồi dƣỡng năng lực tổ chức thực hiện các HĐTN cho đội ngũ GV; Đảm bảo các điều kiện hỗ trợ thực hiện các HĐTN cho HS TH đƣợc đánh giá có tính cấp thiết cao. Có

thể nhận định rằng, các biện pháp đề xuất là cần thiết, có thể áp dụng vào việc quản lý HĐTN để nâng cao hiệu quả việc tổ chức các HĐTN cho HS ở các trƣờng TH huyện Tuy Phƣớc, tỉnh Bình Địnhtrong giai đoạn hiện nay.

3.4.5.2.Về mức độ khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở các trường tiểu học huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định

Bảng 3. 2: t quả đánh giá tính khả thi của các biện pháp quản lý HĐTN cho HS ở các trƣờng TH huyện Tuy Phƣớc, tỉnh Bình Định TT CÁC BIỆN PHÁP TÍNH HẢ THI (%) ĐTB 5 4 3 2 1 1

Nâng cao nhận thức cho CBQL, GV và các lực lƣợng giáo dục về tầm quan trọng việc tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh trƣờng tiểu học

0.0 6.7 34.7 51,3 7.3 3,59

2

Chỉ đạo xây dựng nội dung hoạt động trải nghiệm theo định hƣớng phát triển năng lực học sinh tiểu học

0.0 3.4 33.3 49.3 14.0 3.74

3

Chỉ đạo GV đa dạng hóa các loại hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh trƣờng tiểu học

0.0 2.7 33.3 54.0 10.0 3.71

4

Đổi mới việc kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động trải nghiệm cho học sinh trƣờng tiểu học

0.0 7.3 32.0 51.3 9.3 3.63

5

Nâng cao hiệu quả quản lý sự phối kết hợp giữa nhà trƣờng với các lực lƣợng giáo dục trong thực hiện hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học

0.0 6.6 10.6 56.0 26.7 4.02

6 Tăng cƣờng bồi dƣỡng năng lực tổ chức hoạt

động trải nghiệm cho đội ngũ giáo viên 0.0 6.6 20.0 50.7 22.7 3.89

7 Tổ chức các điều kiện hỗ trợ hoạt động trải

nghiệm cho học sinh tiểu học 0.0 8.7 20.0 51.3 20.0 3.83 Bảy biện pháp đề xuất đều đƣợc đánh giá có tính khả thi và rất khả thi. Trong đó, các biện pháp: Chỉ đạo xây dựng nội dung HĐTN theo định hƣớng phát triển năng lực HS TH; Chỉ đạo GV đa dạng hóa các loại hình tổ chức HĐTN cho HS trƣờng TH; Tăng cƣờng chỉ đạo việc kiểm tra, đánh giá kết quả HĐTN cho HS

trƣờng TH; Tăng cƣờng quản lý sự phối kết hợp giữa nhà trƣờng với các lực lƣợng giáo dục trong và ngoài nhà trƣờng thực hiện HĐTN cho HS TH; Bồi dƣỡng năng lực tổ chức HĐTN cho đội ngũ GV đƣợc đánh giá có tính khả thi cao. Nhƣ vậy, các đối tƣợng khảo sát đều cho rằng 7 biện pháp mà đề tài đề xuất có thể áp dụng vào thực tiễn để nâng cao hiệu quả quản lý HĐTN ở các trƣờng TH huyện Tuy Phƣớc, tỉnh Bình Định.

Tiểu k t chƣơng 3

Trong chƣơng 3, tác giả xác định các nguyên tắc đề xuất biện pháp và đề xuất 7 biện pháp quản lý của HT đối với HĐTN cho HSTH, bao gồm:

-Nâng cao nhận thức cho CBQL, GV và các lực lƣợng giáo dục về tầm quan trọng việc tổ chức HĐTN cho HS trƣờng TH;

-Chỉ đạo xây dựng nội dung HĐTN theo định hƣớng phát triển năng lực HS TH; -Chỉ đạo GV đa dạng hóa các loại hình thức tổ chức HĐTN cho HS trƣờng TH; -Đổi mới việc kiểm tra, đánh giá kết quả HĐTN cho HS trƣờng TH;

- Nâng cao hiệu quả quản lý sự phối kết hợp giữa nhà trƣờng với các lực lƣợng giáo dục trong thực hiện HĐTN cho HS TH;

-Tăng cƣờng bồi dƣỡng năng lực tổ chức HĐTN cho đội ngũ GV; - Tổ chức các điều kiện hỗ trợ HĐTN cho HS TH.

Mỗi biện pháp đều làm r mục đích, nội dung, cách thực hiện. Các biện pháp đƣợc trình bày một cách hệ thống từ việc nâng cao nhận thức cho GV và các lực lƣợng GV về HĐTN để làm tiền đề cho các biện pháp tiếp theo. Các biện pháp còn lại đƣợc đề cập đến cách thức thực hiện các hoạt động theo cách tiếp cận các nội dung quản lý. Chúng tôi cũng đã tiến hành khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi các biện pháp đề xuất thông qua việc khảo nghiệm CBQL và GV ở các trƣờng TH trên địa bàn huyện Tuy Phƣớc, tỉnh Bình Định. Qua kết quả khảo nghiệm cho thấy 7/7 biện pháp đề xuất đều có tính cấp thiết và tính khả thi cao, phù hợp với đặc điểm và tình hình hoạt động các trƣờng TH huyện Tuy Phƣớc, tỉnh Bình Định. Nếu triển khai đồng bộ và có hệ thống các biện pháp trên sẽ góp phần nâng cao chất lƣợng HĐTN của các trƣờng TH huyện Tuy Phƣớc, tỉnh Bình Định. Đồng thời, những biện pháp mà tác giả đã đề xuất cũng là những gợi ý có giá trị

nhất định cho các trƣờng TH khác trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu và triển khai các biện pháp nhằm nâng cao chất lƣợng HĐTN, góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục của các trƣờng TH trong giai đoạn hiện nay.

ẾT LUẬN VÀ HUYẾN NGHỊ

1. t luận

1.1. Về lý luận

Luận văn đã tiến hành nghiên cứu, hệ thống hóa, làm sáng tỏ về mặt lý luận các khái niệm quản lý, quản lý giáo dục và quản lý nhà trƣờng, HĐTN, quản lý HĐTN ở trƣờng TH. Trên cơ sở đó, xây dựng khung lý thuyết của đề tài luận văn. Trong đó, làm r vai trò, mục đích, nội dung, phƣơng thức, loại hình, các lực lƣợng thực hiện và các điều kiện thực hiện HĐTN cho HS ở trƣờng TH; xác định r nội dung quản lý của HT đối với việc tổ chức HĐTN cho HS trƣờng TH và những yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý HĐTN cho HS ở trƣờng TH. Từ đó, giúp tác giả định hƣớng nghiên cứu thực trạng tổ chức thực hiện HĐTN và quản lý của HT đối với việc tổ chức thực hiện HĐTN cho HS trƣờng TH, đề xuất các biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả, chất lƣợng công tác quản lý HĐTN cho HS ở trƣờng TH trong giai đoạn hiện nay.

1.2. Về thực tiễn

Qua nghiên cứu khảo sát, luận văn đã làm r thực trạng tổ chức HĐTN, quản lý HĐTN cho HS ở các trƣờng TH huyện Tuy Phƣớc, tỉnh Bình Định với những kết quả đã đạt đƣợc về mục tiêu, nội dung, phƣơng thức, loại hình tổ chức và thái độ tham gia của HS đồng thời chỉ ra những hạn chế về nhận thức của CBGV, hạn chế về năng lực và các điều kiện đảm bảo chất lƣợng HĐTN. Làm r thực trạng quản lý HĐTN với những kết quả đạt đƣợc nhƣ quản lý nội dung, chƣơng trình, quản lý nội dung, loại hình tổ chức và các nguồn lực tham gia đồng thời chỉ ra những bất cập trong công tác quản lý nhƣ quản lý nội dung, chƣơng trình chƣa đồng bộ, quản lý loại hình tổ chức, quản lý các nguồn lực tham gia, quản lý đánh giá kết quả hoạt động còn nhiều hạn chế. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu lý luận và thực trạng, luận văn đã đề xuất 7 biện pháp quản lý HĐTN phù hợp, nhằm nâng cao hiệu quả HĐTN cho HS các trƣờng TH huyện Tuy Phƣớc, tỉnh Bình Định. Các biện pháp đề xuất của đề tài qua kết quả khảo nghiệm đƣợc đánh giá là có tính cấp thiết và khả thi cao.

2. huy n nghị

2.1. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo Tỉnh Bình Định

Tham mƣu với UBND Tỉnh để có chủ trƣơng cụ thể về xây dựng cơ chế phối kết hợp giữa các lực lƣợng trong và ngoài nhà trƣờng trong việc tổ chức các HĐTN. Ra quyết định thành lập đội ngũ cốt cán và cơ chế hoạt động, tích cực kiểm tra tƣ vấn giúp đỡ các trƣờng tổ chức tốt các HĐTN trong các môn học và các HĐNGLL và thƣờng xuyên tổ chức bồi dƣỡng, tập huấn cho đội ngũ CBQL, GV về tổ chức HĐTN cho HS trƣờng TH.

Tích cực tham mƣu với Sở Tài chính kế hoạch dành nguồn ngân sách cho tổ chức tập huấn, tổ chức các chuyên đề mẫu.

Tổ chức các hội nghị chuyên đề nhằm nâng cao năng lực quản lý các HĐTN cho CBQL, năng lực tổ chức các HĐTN cho giáo viên.

Xây dựng mô hình mẫu trong việc tổ chức HĐTN cho HS trƣờng TH và nhân điển hình những mô hình hay, hoạt động tốt trong toàn huyện để các trƣờng giao lƣu học hỏi.

Tăng cƣờng công tác kiểm tra một cách toàn diện. Cần tổ chức kiểm tra chéo việc tổ chức HĐTN cho HS trƣờng TH giữa các trƣờng với nhau qua đó nhằm hỗ trợ, điều chỉnh, nâng cao chất lƣợng và hiệu quả của hoạt động này.

- Tăng cƣờng đầu tƣ cơ sở vật chất, trang thiết bị, phƣơng tiện và bổ sung kinh phí cho các nhà trƣờng đáp ứng nhu cầu tổ chức hoạt động tại các nhà trƣờng.

2.2. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định

Thƣờng xuyên cập nhật các văn bản có nội dung HĐTN, triển khai kịp thời tới các trƣờng trong toàn quận.

Xây dựng kế hoạch chỉ đạo, thực hiện HĐTN cụ thể, r ràng và triển khai trƣớc khi vào năm học mới.

Xây dựng đội ngũ cốt cán cấp quận để kiểm tra tƣ vấn các trƣờng tiểu học trong toàn huyện về việc thực hiện HĐTN.

Hàng tháng tổ chức chuyên đề cấp quận, cấp cụm chuyên môn trong đó có nội dung HĐTN.

Tổ chức các lớp bồi dƣỡng, tập huấn cho đội ngũ CBQL, GV về tổ chức HĐTN cho HS trƣờng TH.

Chỉ đạo các trƣờng học triển khai tổ chức HĐTN cho HS trƣờng TH theo tinh thần hƣớng dẫn của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT.

Xây dựng mô hình mẫu trong việc tổ chức HĐTN cho HS trƣờng TH và nhân điển hình những mô hình hay, hoạt động tốt trong toàn thành phố, toàn quận để các trƣờng giao lƣu học hỏi.

Tăng cƣờng công tác kiểm tra một cách toàn diện. Cần tổ chức kiểm tra chéo việc tổ chức HĐTN cho HS trƣờng TH giữa các trƣờng với nhau qua đó nhằm hỗ trợ, điều chỉnh, nâng cao chất lƣợng và hiệu quả của hoạt động này.

Tăng cƣờng đầu tƣ cơ sở vật chất, trang thiết bị, phƣơng tiện và bổ sung kinh phí cho các nhà trƣờng đáp ứng nhu cầu tổ chức hoạt động tại các nhà trƣờng.

2.3. Đối với Hiệu trưởng các trường tiểu học huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định

Chủ động xây dựng kế hoạch, nội dung chƣơng trình, phƣơng pháp và chuẩn bị các phƣơng tiện cần thiết, phối hợp đồng bộ các tổ chức trong và ngoài nhà trƣờng để tổ chức có hiệu quả HĐTN cho HS ngay từ đầu năm học và xây dựng chiến lƣợc dài hạn. Chỉ đạo, kiểm tra, giám sát cũng nhƣ họp rút kinh nghiệm sau các hoạt động, sau từng chủ điểm, sau mỗi học kỳ.

Cử cán bộ, GV tham gia các lớp tập huấn cấp trên, triển khai hoạt động tập huấn cấp trƣờng, tổ chức tọa đàm, trao đổi kinh nghiệm giữa các giáo viên trong trƣờng, đánh giá, rút kinh nghiệm sau mỗi hoạt động.

Xây dựng đội ngũ cốt cán nhà trƣờng đảm bảo có đủ năng lực, quản lý, chỉ đạo thực hiện tốt các HĐTN.

Phân công giáo viên, nhân viên phụ trách các công việc trong nhà trƣờng và các HĐTN cần phải quan tâm đến năng lực, nguyện vọng của từng ngƣời.

Hiệu trƣởng cần phải chủ động tích cực trong cập nhật thông tin, bồi dƣỡng năng lực quản lý, chú trong bồi dƣỡng và giúp đỡ GV trong tổ chức các HĐTN.

Chủ động trong tuyên truyền đến các lực lƣợng xã hội, xây dựng các mối quan hệ tích cực trong cộng đồng để tạo đực sự đồng thuận và tin tƣởng của cộng đồng đối với các hoạt động của nhà trƣờng.

Hoàn thiện các tiêu chí thi đua, có chế độ động viên, khen thƣởng kịp thời đối với cá nhân và các tổ chức đoàn thể trong nhà trƣờng làm tốt công tác tổ chức HĐTN cho HS.

2.4 Đối với giáo viên các trường tiểu học huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định

Mỗi GV cần coi trọng hoạt động này nhƣ một hoạt động giáo dục trên lớp.

Một phần của tài liệu Quản lí hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở các trường tiểu học huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 106)