Chỉ đạo giáo viên đa dạng hóa các loại hình tổ chức hoạt động trải nghiệm

Một phần của tài liệu Quản lí hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở các trường tiểu học huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 91 - 95)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.3. Chỉ đạo giáo viên đa dạng hóa các loại hình tổ chức hoạt động trải nghiệm

cho học sinh trường tiểu học

3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp

Trên cơ sở mục tiêu, chƣơng trình, nội dung HĐTN đƣợc quy định, cần xây dựng và lựa chọn các loại hình tổ chức phù hợp, có hiệu quả.

qua các loại hình phong phú, hấp dẫn cho các HĐTN, tạo môi trƣờng để HS thực sự đƣợc trải nghiệm về kiến thức, kỹ năng đã học, trải nghiệm về xúc cảm tình cảm trong mọi mối quan hệ, trải nghiệm về kỹ năng hành vi ứng xử trong quan hệ đạo đức và quan hệ xã hội,...góp phần nâng cao hiệu quả việc tổ chức thực hiện HĐTN cho HS ở các trƣờng TH huyện Tuy Phƣớc, tỉnh Bình Định.

3.2.3.2. Nội dung và cách thực hiện biện pháp

Tùy theo từng chủ điểm HĐTN, HT chỉ đạo đội ngũ GV thực hiện HĐTN lựa chọn các loại hình tổ chức phù hợp. Trong đó, cần chú trọng đến các loại hình nhƣ: đổi mới tiết sinh hoạt chủ nhiệm; thi hùng biện theo chủ đề, chủ điểm; sinh hoạt dƣới cờ; giao lƣu giữa các lớp, các trƣờng; ngoại khóa chuyên môn. Tổ chức các hoạt động phong phú đa dạng nhân những ngày lễ lớn trong năm, bằng các hoạt động nhƣ hội thi, hội diễn, hội trại, thi báo tƣờng, thi các trò chơi dân gian, giao lƣu với các cơ sở ở địa phƣơng, tham quan dã ngoại... tạo điều kiện cho HS đƣợc trải nghiệm thực tế, thông qua đó hình thành tính tổ chức, tính kỷ luật, ý thức trách nhiệm với tập thể, với cộng đồng, và rèn các kỹ năng sống.

Chỉ đạo đổi mới loại hình tổ chức các HĐTN theo hƣớng GV đƣợc chủ động trong việc lựa chọn loại hình phù hợp với thực tiễn lớp học, thực tiễn nhà trƣờng, địa phƣơng và đặc điểm lứa tuổi HS. Loại hình tổ chức HĐTN phải phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của nhà trƣờng và địa phƣơng, đƣợc chọn lọc, tránh ôm đồm quá nhiều nội dung dẫn đến quá tải ảnh hƣởng đến việc học của HS.

Tiến hành các buổi thao giảng để lựa chọn và sử dụng loại hình tổ chức HĐTN phù hợp nhất. Tổ chức rút kinh nghiệm các tiết học và nhân rộng hình thức thao giảng với việc lựa chọn đúng và vận dụng hiệu quả các loại hình tổ chức HĐTN trong toàn trƣờng.

HT phân công trách nhiệm cụ thể cho các thành viên trong BGH, Tổng phụ trách Đội chuẩn bị nội dung và lựa chọn loại hình để tổ chức sinh hoạt dƣới cờ, chỉ đạo GV chủ nhiệm đổi mới tiết sinh hoạt lớp. Cả hai hoạt động trên cần theo hƣớng giảm việc triển khai kế hoạch của nhà trƣờng, đánh giá, xếp loại, thay vào đó là tăng cƣờng các buổi sinh hoạt để các em đƣợc nói lên tiếng nói của mình, đƣợc sinh hoạt tập thể, cùng nhau ca hát, chơi trò chơi dân gian…

chức hoạt động ở mỗi chủ đề, môn học phải đa dạng và có sự thay đổi cho phù hợp với mục đích, yêu cầu của môn học, phù hợp với khả năng, tâm lý lứa tuổi HS.

Hƣớng dẫn GV tiến hành khảo sát nhu cầu HS, gợi ý các chủ đề, chủ điểm để HS cùng lựa chọn nội dung, làm cơ sở cho xây dựng kế hoạch HĐTN với loại hình hoạt động phù hợp nhu cầu, thu hút đông đảo HS tham gia.

Bản thân HĐTN rất đa dạng, nếu biết đầu tƣ và khai thác sẽ giúp HS hứng thú hơn với các HĐTN. Ví dụ: Với hình thức tổ chức HĐTN bằng cách đi tham quan nhƣ: Đến với các làng nghề truyền thống; đến với các hoạt động nghệ thuật; tổ chức thâm nhập đời sống, tập tạo quan hệ, tập tổ chức giúp ngƣời có hoàn cảnh khó khăn...Do tính đa dạng, phong phú của nội dung và hình thức HĐTN, ngƣời quản lý nhà trƣờng cần chú ý tới nguyện vọng, sở trƣờng, hứng thú của các em HS để tạo điều kiện cho các em tham gia hoạt động một cách tự giác và đạt hiệu quả cao nhất. Các chủ đề HĐTN, loại hình tổ chức hoạt động cần phải luôn đổi mới, không nên để tình trạng hoạt động năm này giống hệt hoạt động năm trƣớc. Cần thiết kế các loại hình tổ chức HĐTN phù hợp, nhƣ: Lĩnh vực học tập: Câu lạc bộ, dự án học tại hiện trƣờng, thực tế địa phƣơng, thi tìm hiểu,..; Lĩnh vực giáo dục đạo đức, lối sống: Tham gia hoạt động từ thiện, tình nguyện, trải nghiệm đóng góp cải tạo môi trƣờng, chăm sóc các công trình văn hóa, di tích lịch sử, nghĩa trang liệt sĩ, thi tìm hiểu, sân khấu hóa các hoạt động theo chủ đề,..; Lĩnh vực trải nghiệm xúc cảm, tình cảm: Tham gia các hoạt động giao lƣu, sân khấu hóa theo hình thức xử lý tình huống, thuyết trình,...; Lĩnh vực trải nghiệm mô phỏng: Thông qua môi trƣờng Elearning, tổ chức trò chơi mô phỏng,...

Nhà trƣờng cần lập Ban chỉ đạo để phụ trách, kiểm tra việc thực hiện và hỗ trợ các HĐTN; Đảm bảo điều kiện vật chất, phƣơng tiện để tổ chức hoạt động, tạo phong trào thi đua, khen thƣởng kịp thời.

Tổ chức các HĐTN thông qua động ngoại khóa nhân dịp các ngày lễ lớn trong năm. Để làm tốt các hoạt động này rất cần sự tham gia của lực lƣợng phụ huynh. Mời cha mẹ HS tham gia xây dựng kế hoạch tổ chức các HĐTN của trƣờng, của lớp. Tổ chức họp cha mẹ HS để thống nhất phối hợp với cha mẹ HS về nội dung, phƣơng thức tổ chức, xây dựng nề nếp học tập và cùng hỗ trợ HS giải quyết các bài tập ứng dụng.

Xây dựng mối quan hệ với các đơn vị trên địa bàn làm cơ sở để HS tham quan, tìm hiểu về địa phƣơng và tham gia các hoạt động xã hội…

Dạy chủ động - học linh hoạt, tích cực - sống vui vẻ, biết vươn lên”, các trƣờng Tiểu học trên địa bàn huyện Tuy Phƣớc, tỉnh Bình Định đã vận dụng sáng tạo trong công tác tổ chức các hoạt động dạy và học. Mặc dù từ học kì 1 thầy và trò nhà trƣờng đã phải ứng phó với dịch Covid – 19, tất cả đều học trực tuyến haowcj thay đổi hình thức từ trực tuyến sang trực tiếp và dạy theo chƣơng trình cốt l i của Bộ để đảm bảo an toàn cho học sinh. Do thực hiện tốt công tác vệ sinh, phòng dịch và phối hợp chặt chẽ với tổ covid cộng đồng, phụ huynh học sinh nên chƣa để xảy ra lây lan dịch trong nhà trƣờng.

Với tình hình dịch nhƣ vậy việc tổ chức hoạt động giáo dục gắn với thực tế cuộc sống cho học sinh gặp nhiều khó khăn, do không đƣợc tập trung đông ngƣời, không đƣợc tham quan, dã ngoại ngoài nhà trƣờng ... nhiều trƣờng học gần nhƣ không tổ chức các hoạt động ngoại khóa.Trƣớc những khó khăn đó, Ban lãnh đạo ở các trƣờng đã xác định: Nếu chỉ lo phòng dịch và dạy kiến thức thì học sinh mất đi sự hồn nhiên của tuổi học trò, không có cơ hội đƣợc trải nghiệm kiến thức qua thực tế cuộc sống. Vì vậy, các trƣờng đã chỉ đạo Ban hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho học sinh theo mô hình nhóm, lớp. Ban tổ chức chủ động phối hợp với Ban đại diện phụ huynh nhà trƣờng tạo điều kiện cho các lớp tham gia và động viên khen thƣởng kịp thời. Với hình thức này không những tạo đƣợc môi trƣờng trải nghiệm và sân chơi cho học sinh giúp các em vui thích, yêu trƣờng, yêu lớp hơn mà còn phát huy đƣợc tính chủ động, sáng tạo của giáo viên, phụ huynh và học sinh các lớp.

Trong năm học 2021-2022 đang bƣớc vào những tháng cuối năm, hầu hết các trƣờng đang tích cực hoàn thành kế hoạch giáo dục. Tình hình dịch Covid – 19 không còn là nỗi lo quá nhiều của thầy và trò nữa vì kĩ năng ứng phó với dịch của nhà trƣờng đã đi vào nền nếp. Hiện nay học sinh đang tích cực rèn luyện hoàn thành nội dung trong chƣơng trình và tham gia các cuộc thi trên Intrnet. Từ những hoạt động đó, thầy và trò nhà trƣờng đang từng bƣớc thực hiện tốt chủ đề năm học“Dạy chủ động - học linh hoạt, tích cực - sống vui vẻ, biết vươn lên”.

Một phần của tài liệu Quản lí hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở các trường tiểu học huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 91 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)