Thực trạng quản lý nội dung hoạt động trải nghiệm cho học sin hở các

Một phần của tài liệu Quản lí hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở các trường tiểu học huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 67)

8. Cấu trúc luận văn

2.4.2. Thực trạng quản lý nội dung hoạt động trải nghiệm cho học sin hở các

Kết quả khảo sát thực trạng quản lý nội dung của HĐTN về mức độ thực hiện các nội dung HĐTN cho HS ở các trƣờng TH huyện Tuy Phƣớc, tỉnh Bình Định đƣợc thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2. 13. Thực trạng quản lý nội dung HĐTN cho HS ở trƣờng TH huyện Tuy Phƣớc, tỉnh Bình Định TT Nội dung M c độ thực hiện t quả thực hiện ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC

1 Định hƣớng giáo viên lựa chọn nội dung các

HĐTN cần tổ chức cho học sinh 3.66 0.67 3.54 0.82

2 Yêu cầu giáo viên thực hiện các nội dung tổ chức

hoạt động trải nghiệm cho học sinh 3.50 0.82 3.04 0.51

3 Tạo điều kiện để giáo viên thực hiện nhiều nội

dung tổ chức HĐTN cho học sinh 3.34 0.73 3.01 0.67

4 Tổ chức cho giáo viên trao đổi về nội dung tổ chức

HĐTN cho học sinh 3.25 0.76 3.10 0.89

5 Dự giờ và góp ý về nội dung tổ chức HĐTN cho

học sinh của giáo viên 2.34 0.73 2.55 0.76

6 Khuyến khích giáo viên cập nhật nội dung tổ chức

HĐTN cho học sinh 3.17 0.69 3.64 0.69

* Ghi chú:

- Kết quả thực hiện: 1. Không thực hiện 2. Thỉnh thoảng 3. Khá thƣờng xuyên 4. Thƣờng xuyên.

- ĐTB (1≤ĐTB≤4); ĐLC: Độ lệch chuẩn

Kết quả khảo sát cho thấy, nhìn chung, kết quả thực hiện việc quản lý nội dung HĐTN cho HS các trƣờng TH đạt mức khá. Trong đó, một số nội dung đƣợc thực hiện khá tốt nhƣ: Khuyến khích giáo viên cập nhật nội dung tổ chức HĐTN cho học sinh (ĐTB:3,64); Định hƣớng giáo viên lựa chọn nội dung các HĐTN cần tổ chức cho học sinh

(ĐTB: 3,54); Tổ chức cho giáo viên trao đổi về nội dung tổ chức HĐTN cho HS (ĐTB: 3,10)…Qua trao đổi, khá nhiều các HT trƣờng TH cho rằng:“trong thời gian qua, nhà trường đã họp bàn và định hướng GV lựa chọn nội dung tổ chức HĐTN cho HS phù hợp với thực tiễn của đơn vị và địa phương”.

Bên cạnh đó, một số nội dung chƣa đƣợc chú trọng, nhƣ: Định hƣớng GV lựa chọn nội dung các HĐTN cần tổ chức cho HS; Dự giờ và góp ý về nội dung tổ chức HĐTN cho HS của GV; Khuyến khích GV cập nhật nội dung tổ chức HĐTN

cho HS…Điều này đòi hỏi, các nhà quản lý trƣờng TH trong quản lý nội dung HĐTN cho HS cần thực hiện toàn diện và hiệu quả hơn.

2.4.3. Thực trạng quản lý phương thức, loại hình hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở các trường tiểu học huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định

Phƣơng thức, loại hình hoạt động có ảnh hƣởng không nhỏ đến hiệu quả quản lý nói chung, hiệu quả quản lý HĐTN nói riêng. Để tìm hiểu thực trạng quản lý phƣơng thức và hình thức HĐTN tại các trƣờng TH huyện Tuy Phƣớc, tỉnh Bình Định, chúng tôi tiến hành khảo sát ý kiến đánh giá của CBQL, GV về mức độ thực hiện và kết quả thực hiện nội dung này (Phụ lục 1). Kết quả cụ thể ở bảng sau:

Bảng 2. 14. Thực trạng quản lý phƣơng th c, loại hình HĐTN cho HS ở các trƣờng huyện Tuy Phƣớc, tỉnh Bình Định TT Nội dung M c độ thực hiện t quả thực hiện ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC 1 Bồi dƣỡng giáo viên về loại hình và phƣơng thức tổ chức

HĐTN cho học sinh 3.56 0.89 3.07 0.67

2 Tổ chức dự giờ và trao đổi rút kinh nghiệm về loại hình và

phƣơng thức tổ chức HĐTN cho học sinh 3.50 0.74 2.19 0.82

3 Động viên, hỗ trợ giáo viên phối hợp linh hoạt các loại

hình và phƣơng thức tổ chức HĐTN cho học sinh 2.34 0.75 3.14 0.73 4 Khuyến khích giáo viên đổi mới loại hình và phƣơng thức

tổ chức HĐTN cho học sinh 3.25 0.69 3.18 0.76

5 Tổ chức các hoạt động mẫu về HĐTN cho học sinh 3.09 0.68 3.17 0.73

* Ghi chú:

- Mức độ thực hiện: 1. Không thực hiện 2. Thỉnh thoảng 3. Khá thƣờng

xuyên 4. Thƣờng xuyên

- Kết quả thực hiện: 1. Yếu 2. Trung bình 3. Khá 4. Tốt

- ĐTB (1≤ĐTB≤4); ĐLC: Độ lệch chuẩn

Kết quả khảo sát cho thấy, quản lý phƣơng thức, loại hình HĐTN cho HS đƣợc đánh giá mức độ khá. Các nội dung: Khuyến khích GV cập nhật nội dung tổ chức HĐTN cho HS; Tổ chức các hoạt động mẫu về HĐTN cho HS…đƣợc thực hiện khá thƣờng xuyên. Kết quả thực hiện các nội dung: Khuyến khích GV đổi mới hình thức và phƣơng pháp tổ chức HĐTN cho HS; Tổ chức các hoạt động mẫu về

HĐTN cho HS; Động viên, hỗ trợ GV phối hợp linh hoạt các loại hình và phƣơng pháp tổ chức HĐTN cho HS ở mức khá tốt (ĐTB từ 3.07 – 3.18). Nội dung còn hạn chế là: Tổ chức dự giờ và trao đổi rút kinh nghiệm loại hình và phƣơng thức tổ chức HĐTN cho HS (ĐTB 2.19). Thực tế cho thấy, việc quản lý phƣơng thức, loại hình tổ chức HĐTN mới chỉ thực hiện ở những hoạt động có tính chất bề nổi; đối với những hoạt động đi vào chiều sâu, yêu cầu cao hơn ở sự chuẩn bị về nội dung và hình thức thể hiện, cũng nhƣ lực lƣợng phối hợp ít đƣợc thực hiện thƣờng xuyên, kết quả thực hiện chƣa cao.

2.4.4.Thực trạng quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở các trường tiểu học huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định

Thực hiện tốt chức năng kiểm tra, đánh giá sẽ giúp cho nhà quản lý đánh giá đúng chất lƣợng hoạt động có tác dụng thúc đẩy và điều chỉnh hoạt động của nhà quản lý và đối tƣợng quản lý. Trong HĐTN cũng vậy, nếu không có công tác kiểm tra, đánh giá thì nhà quản lý sẽ không nắm bắt đƣợc tình hình, thông qua việc kiểm tra nhà quản lý sẽ phát hiện kịp thời những sai xót để uốn nắm kịp thời. Kết quả khảo sát nội dung này đƣợc thể hiện ở Bảng sau:

Bảng 2.15. Thực trạng quản lý việc kiểm tra, đánh giá k t quả HĐTN cho HS ở các trƣờng TH huyện Tuy Phƣớc, tỉnh Bình Định TT Nội dung M c độ thực hiện t quả thực hiện ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC 1 Phổ biến phƣơng pháp kiểm tra, đánh giá HĐTN cho học sinh 3.33 0.71 3.23 0.74 2 Tập huấn cách kiểm tra, đánh giá HĐTN cho học sinh 2.42 0.86 2.90 0.77 3

Khuyến khích giáo viên sử dụng các phƣơng pháp khác nhau để đánh giá HĐTN trong việc lồng ghép nội dung trải nghiệm ở các hoạt động giáo dục

3.22 0.75 2.88 0.87

4 Kiểm tra việc thực hiện đánh giá hiệu quả HĐTN cho học sinh

của giáo viên 2.78 0.70 3.43 0.68

* Ghi chú:

- Mức độ thực hiện: 1. Không thực hiện 2. Thỉnh thoảng 3. Khá thƣờng xuyên 4. Thƣờng xuyên

- Kết quả thực hiện: 1. Yếu 2. Trung bình 3. Khá 4. Tốt

Qua bảng số liệu trên cho thấy, HT các trƣờng TH huyện Tuy Phƣớc, tỉnh Bình Định đã có sự quan tâm đến quản lý việc kiểm tra, đánh giá hiệu quả HĐTN cho HS. Nhìn chung, kết quả thực hiện nội dung quản lý này ở mức khá thƣờng xuyên và kết quả thực hiện ở mức khá. Trong đó, các tiêu chí: Khuyến khích GV sử dụng các phƣơng pháp khác nhau để đánh giá HĐTN trong việc lồng ghép nội dung trải nghiệm ở các hoạt động giáo dục và phổ biến phƣơng pháp kiểm tra, đánh giá HĐTN cho HS đƣợc đánh giá khá cao (Mức độ thực hiện có ĐTB 3,22 và 3,33). Về kết quả thực hiện, tiêu chí: Phổ biến phƣơng pháp kiểm tra, đánh giá HĐTN cho HS và Kiểm tra việc thực hiện đánh giá hiệu quả HĐTN cho HS của GV khá hiệu quả (Kết quả thực hiện có ĐTB 3,23 và 3,43). Tuy vậy, nội dung: Tập huấn cách kiểm tra, đánh giá HĐTN cho HS vẫn còn hạn chế (Mức độ thực hiện: ĐTB 2,42); Kết quả thực hiện: nội dung: Khuyến khích giáo viên sử dụng các phƣơng pháp khác nhau để đánh giá HĐTN trong việc lồng ghép nội dung trải nghiệm ở các hoạt động giáo dục (ĐTB 2,88). Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến việc khi tổ chức HĐTN trong nhà trƣờng các tổ chức đoàn thể, GV chƣa thực sự quan tâm đến kết quả mà HS nhận đƣợc sau mỗi hoạt động vì vậy hiệu quả chƣa cao.

Thực tế cho thấy, việc kiểm tra, đánh giá đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình tổ chức HĐTN cho HS, góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục của nhà trƣờng. Qua kiểm tra, đánh giá, GV sẽ thực hiện công việc nghiêm túc hơn, có trách nhiệm hơn và đầu tƣ, tìm kiếm những giải pháp phù hợp để giáo dục HS. Từ đó, HS cũng nhận thức đƣợc tầm quan trọng của HĐTN. Việc kiểm tra thiếu chặt chẽ, thƣờng xuyên, GV sẽ có thái độ chủ quan trong chuẩn bị nội dung, soạn giảng, hình thức tổ chức các HHDTN. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến HS chán học, thiếu ý thức tự giác trong khi tham gia các HĐTN. Vì vậy, HT các trƣờng TH cần phát huy kết quả đạt đƣợc, tăng cƣờng công tác quản lý về kiểm tra, đánh giá hiệu quả HĐTN cho HS nhằm đánh giá đúng mức độ thực hiện của đội ngũ giáo viên; mức độ hƣởng ứng tham gia của HS và mức độ đảm bảo kế hoạch, góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục của nhà trƣờng, hƣớng đến phát triển toàn diện nhân cách HS.

2.4.5. Thực trạng quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng các lực lượng tham gia tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở các trường TH huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định

Bảng 2. 16. Thực trạng quản lý công tác đào tạo, bồi dƣỡng các lực lƣ ng tham gia tổ ch c hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở các trƣờng TH huyện Tuy Phƣớc, tỉnh

Bình Định TT Nội dung M c độ thực hiện t quả thực hiện ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC 1 Tổ chức các lớp bồi dƣỡng nghiệp vụ tổ chức các HĐTN cho học sinh 2.50 0.95 2.98 0.51

2 Tổ chức các cuộc tọa đàm trao đổi kinh nghiệm tổ

chức các HĐTN cho học sinh 2.25 0.85 2.36 0.89

3 Tổ chức các cuộc thi nghiệp vụ về tổ chức HĐTN

cho học sinh 2.64 0.71 2.78 0.72

4 Viết sáng kiến kinh nghiệm về tổ chức HĐTN cho

học sinh 2.89 0.78 2.71 0.68

5 Tham quan học tập kinh nghiệm tổ chức HĐTN

cho học sinh ở các trƣờng đã làm tốt 2.56 0.77 2.95 0.76

6 Tham gia các lớp bồi dƣỡng định kì, thƣờng xuyên

do Phòng, Sở, Bộ GD&ĐT tổ chức 2.89 0.76 3.01 0.74

* Ghi chú:

- Mức độ thực hiện: 1. Không thực hiện 2. Thỉnh thoảng 3. Khá thƣờng xuyên 4. Thƣờng xuyên

- Kết quả thực hiện: 1. Yếu 2. Trung bình 3. Khá 4. Tốt

- ĐTB (1≤ĐTB≤4); ĐLC: Độ lệch chuẩn

Các lực lƣợng tham gia HĐTN muốn hoàn thành nhiệm vụ cần phải có đầy đủ năng lực, nghiệp vụ cần thiết. Việc đào tạo tại các trƣờng sƣ phạm, thực tập sƣ phạm chƣa đủ để họ thực hiện tốt nhiệm vụ đƣợc giao. Mỗi nhà trƣờng cần có kế hoạch bồi dƣỡng nghiệp vụ và động viên họ tự bồi dƣỡng nâng cao kỹ năng nghiệp vụ cho mình.

Kết quả khảo sát cho thấy, các trƣờng TH huyện Tuy Phƣớc, tỉnh Bình Định chƣa quan tâm tổ chức các cuộc thi nghiệp vụ về tổ chức HĐTN cho HS. Chủ yếu là cử GV tham gia các lớp bồi dƣỡng của Phòng, Sở, Bộ GD & ĐT, sau đó các trƣờng tổ chức các lớp bồi dƣỡng nghiệp vụ tổ chức các HĐTN cho HS tại đơn vị. Công việc viết sáng kiến kinh nghiệm, tổ chức các cuộc tọa đàm trao đổi kinh nghiệm tổ chức các HĐTN cho HS, tham quan học tập kinh nghiệm tổ chức HĐTN cho HS ở các trƣờng đã làm tốt ít khi đƣợc tổ chức. Qua phỏng vấn một số GV trực

tiếp thực hiện HĐTN cho HS đƣợc biết: việc mở các lớp tập huấn, tổ chức tọa đàm thực chất cũng chỉ lồng ghép vào những buổi họp nên hiệu quả chƣa cao.

Việc tham gia các lớp bồi dƣỡng định kì, thƣờng xuyên do Phòng, Sở, Bộ GD & ĐT tổ chức có kết quả thực hiện Khá. Đây là tín hiệu đáng mừng, trong thời gian tới cần tiếp tục tổ chức thực hiện để nâng cao chất lƣợng tổ chức HĐTN cho HS ở các nhà trƣờng.

Có thể nhận định rằng, việc quản lý công tác đào tạo, bồi dƣỡng các lực lƣợng tham gia tổ chức HĐTN cho HS ở các trƣờng TH huyện Tuy Phƣớc, tỉnh Bình Định thời gian qua mặc dù đã có sự quan tâm nhƣng chƣa đạt hiệu quả cao. Điều đó đòi hỏi Ban Giám hiệu các trƣờng TH cần có các biện pháp quản lý khoa học, khả thi để nâng cao chất lƣợng hoạt động này trong thời gian tới.

2.4.6. Thực trạng quản lý việc đảm bảo các điều kiện phục vụ hoạt động trải nghiệm cho HS ở các trường TH huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định nghiệm cho HS ở các trường TH huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định

Để HĐTN đƣợc tổ chức một các hiệu quả thì việc huy động các nguồn lực, các điều kiện hỗ trợ hết sức quan trọng, Chúng tôi tiến hành khảo sát CBQL, GV về nội dung này (Phụ lục 01), kết quả khảo sát đƣợc thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.17. Thực trạng quản lý việc đảm bảo các điều kiện phục vụ hoạt động trải nghiệm cho HS ở các trƣờng TH huyện Tuy Phƣớc, tỉnh Bình Định

TT Nội dung M c độ thực hiện t quả thực hiện ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC 1 Đảm bảo kinh phí tổ chức hoạt động trải

nghiệm cho học sinh 2.54 0.74 2.55 0.75

2 Đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất để tổ chức

HĐTN cho học sinh 3.23 0.85 2.75 0.78

3

Nâng cao ý thức trách nhiệm của giáo viên trong việc sử dụng hiệu quả kinh phí, cơ sở vật chất để tổ chức HĐTN cho học sinh

3.23 0.81 2.24 0.65

4 Xã hội hóa giáo dục các HĐTN (thu hút đƣợc

các nguồn kinh phí từ phụ huynh, tổ chức,... 3.25 0.87 2.93 0.97

* Ghi chú:

- Mức độ thực hiện: 1. Không thực hiện 2. Thỉnh thoảng 3. Khá thƣờng xuyên 4. Thƣờng xuyên

- Kết quả thực hiện: 1. Yếu 2. Trung bình 3. Khá 4. Tốt

- ĐTB (1≤ĐTB≤4); ĐLC: Độ lệch chuẩn

Kết quả khảo sát cho thấy, các nội dung: Xã hội hóa giáo dục các HĐTN (thu hút đƣợc các nguồn kinh phí từ phụ huynh, tổ chức,...); Nâng cao ý thức trách nhiệm của GV trong việc sử dụng hiệu quả kinh phí, cơ sở vật chất để tổ chức HĐTN cho HS; Đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất để tổ chức HĐTN cho học sinh … đƣợc đánh giá mức độ thực hiện Khá thƣờng xuyên (ĐTB: 3,25 và 3,23); nội dung đảm bảo kinh phí tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh thực hiện ở mức trung bình. Về kết quả thực hiện các nội dung: Xã hội hóa giáo dục các HĐTN (thu hút đƣợc các nguồn kinh phí từ phụ huynh, tổ chức,...); Đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất để tổ chức HĐTN cho HS; Đảm bảo kinh phí tổ chức HĐTN cho HS thực hiện ở mức khá (ĐTB 2.93- 2.75); Nội dung: Nâng cao ý thức trách nhiệm của GV trong việc sử dụng hiệu quả kinh phí, cơ sở vật chất để tổ chức HĐTN cho HS đƣợc đánh giá ở mức trung bình.

Để nắm r hơn về những khó khăn trong việc tổ chức HĐTN cho HS trong các trƣờng TH, qua phỏng vấn cho thấy, hầu hết các ý kiến đóng góp đều tập trung vào khó khăn là thiếu cơ sở vật chất và kinh phí để tổ chức, mặc dù, đây là điều kiện rất cần thiết để đảm bảo hiệu quả HĐTN.

Thực tế trên cho thấy, để HĐTN đạt kết quả, ngoài việc quản lý về các lĩnh vực nội dung, phƣơng pháp, hình thức…, việc Hiệu trƣởng các trƣờng TH quản lý các điều kiện hỗ trợ thực hiện HĐTN cũng cần đƣợc quan tâm đúng mức. Một số điều kiện hỗ trợ nhƣ: lập kế hoạch xây dựng và phát triển cơ sở vật chất, phƣơng tiện phục vụ cho HĐTN; chuẩn bị CSVC, phƣơng tiện phục vụ cho HĐTN; tổ chức việc bảo quản và khai thác, sử dụng có hiệu quả các phƣơng tiện phục vụ cho HĐTN; huy động, chuẩn bị kinh phí cho HĐTN; hay đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục để tăng nguồn kinh phí phục vụ cho HĐTN.

Ngoài ra, qua phỏng vấn, chúng tôi còn ghi nhận thêm một số vấn đề về thực

Một phần của tài liệu Quản lí hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở các trường tiểu học huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)