Thực trạng các loại hình tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sin hở các

Một phần của tài liệu Quản lí hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở các trường tiểu học huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 62 - 63)

8. Cấu trúc luận văn

2.3.3. Thực trạng các loại hình tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sin hở các

trường tiểu học huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định

Bảng 2.10. Thực trạng các loại hình tổ ch c HĐTN cho HS ở các trƣờng TH huyện Tuy Phƣớc, tỉnh Bình Định TT Nội dung M c độ thực hiện t quả thực hiện ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC 1 Thực tế, tham quan 3.01 0.70 3.09 0.67 2 Cắm trại 2.91 0.97 2.98 0.91 3 Trò chơi 3.56 0.74 3.13 0.73

4 Dự án và nghiên cứu khoa học 2.01 0.94 2.58 0.91

5 Tổ chức các câu lạc bộ 2.87 0.83 2.98 0.76

6 Giao lƣu 2.93 0.90 2.88 0.85

7 Sân khấu hóa 2.78 0.71 2.54 0.79

8 Thực hành lao động việc nhà, việc trƣờng 2.64 0.74 3.42 0.78 9 Các hoạt động xã hội/ tình nguyện 2.95 0.78 2.96 0.72

* Ghi chú:

- Mức độ thực hiện: 1. Không thực hiện 2. Thỉnh thoảng 3. Khá thƣờng xuyên 4. Thƣờng xuyên

- Kết quả thực hiện: 1. Yếu 2. Trung bình 3. Khá 4. Tốt

- ĐTB (1≤ĐTB≤4); ĐLC: Độ lệch chuẩn

Kết quả khảo sát cho thấy, với 9 loại hình cơ bản khi thực hiện tổ chức các HĐTN cho HS trƣờng TH đƣợc CBQL, GV đánh giá mức độ thực hiện Khá thường xuyên ( ĐTB từ: 2.01 -3,56). Trong đó, các loại hình: Trò chơi; Tổ chức Câu lạc bộ...thực hiện thƣờng xuyên. Tuy vậy, CBQL và GV cho rằng kết quả thực hiện chỉ ở mức Khá do chƣa có sự đầu tƣ và điều kiện tổ chức thực hiện dẫn đến kết quả HĐTN chƣa cao.

Loại hình có tính trình diễn: tổ chức câu lạc bộ, giao lưu, tổ chức trò chơi,...” đƣợc GV, HS các trƣờng hoan nghênh, hƣởng ứng tích cực. Đây là hoạt động mang tính giải trí, thƣ giãn, giúp HS có thể làm quen, khởi động, dẫn nhập vào nội dung học tập, cung cấp và tiếp nhận tri thức; đánh giá kết quả, rèn luyện các kĩ năng và củng cố những tri thức đã đƣợc tiếp nhận. Theo ý kiến của nhiều GV cho rằng “ bất cứ lứa tuổi HS nào, trò chơi cũng là hoạt động yêu thích. Chúng tôi

nhận thấy tổ chức các HĐTN thông qua trò chơi là cách tốt nhất để tạo cơ hội để học sinh tham gia vào các mối quan hệ giao tiếp bạn bè, phát triển tốt các năng lực giao tiếp, trò chơi đ ng thời là một phương tiện một con đường mà thông qua đó, HS có thể giao tiếp được với nhau một cách tự nhiên và dễ dàng. Khi tham gia các trò chơi truyền thống hay HS tự tập diễn kịch qua các ngày lễ. Với sự thi đua giữa các lớp, sẽ phát huy tính sáng tạo, hấp dẫn và gây hứng thú cho HS; giúp cho HS dễ tiếp thu kiến thức mới; giúp chuyển tải nhiều tri thức của nhiều lĩnh vực khác nhau; tạo được bầu không khí thân thiện; tạo cho HS tác phong nhanh nhẹn,...”

Các loại hình: Sân khấu hóa; Các hoạt động xã hội/tình nguyện ít đƣợc thực hiện. Nhìn chung, theo đánh giá chung của CBQL và GV thì kết quả thực hiện của những loại hình tổ chức đã đƣợc tiến hành chƣa cao. Nguyên nhân do HS còn nhút nhát, chƣa tích cực tham gia hoạt động; GV chƣa đƣợc đào tạo bài bản, thiếu kĩ năng và năng lực tổ chức các hoạt động, khả năng huy động lực lƣợng tham gia còn chƣa tốt; hơn nữa điều kiện sân bãi, phòng học, thiết bị chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của hoạt động. Do vậy, trong thời gian tới các trƣờng cần tăng cƣờng kinh phí cũng nhƣ kết hợp với phong trào Đội TNTP, địa phƣơng, chính quyền để HS có cơ hội tham gia, trải nghiệm các hoạt động về thiện nguyện, tình nguyện,…

2.3.4. Thực trạng việc kiểm tra, đánh giá kết quả tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở các trường tiểu học huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định

Một phần của tài liệu Quản lí hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở các trường tiểu học huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 62 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)