Nhận định, đánh giá chung về thực trạng

Một phần của tài liệu Quản lí hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở các trường tiểu học huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 76)

8. Cấu trúc luận văn

2.5. Nhận định, đánh giá chung về thực trạng

2.5.1. Ưu điểm

Trong những năm học qua, ngành GD&ĐT huyện Tuy Phƣớc, tỉnh Bình Định nói chung và cấp TH nói riêng đã có những bƣớc phát triển mạnh mẽ và toàn diện về quy mô trƣờng lớp, đội ngũ CBQL, GV. Cơ sở vật chất và kinh phí đã đƣợc nâng cấp, cải thiện nhiều. Chất lƣợng giáo dục đại trà, chất lƣợng mũi nhọn không ngừng đƣợc nâng cao, góp phần đào tạo nguồn nhân lực có chất lƣợng cao cho địa phƣơng.

Công tác quản lý HĐTN đƣợc điều chỉnh, đôn đốc thƣờng xuyên. Việc chỉ đạo kịp thời của Phòng GD&ĐT, tinh thần trách nhiệm của HT các trƣờng TH, sự đồng thuận nhất trí cao của đội ngũ CB, GV là những nguyên nhân góp phần tạo nên hiệu quả của HĐTN cho HS TH.

Nội dung, hình thức, chủ đề HĐTN tƣơng đối đa dạng, lồng ghép nhiều kỹ năng trong hoạt động. Qua đó nâng cao hiểu biết, kinh nghiệm và các kỹ năng sống của HS, chính vì vậy mà thu hút HS tự nguyện, tích cực tham gia các HÐTN và hƣởng ứng tích cực. Nhà trƣờng đã thực hiện đa dạng các loại hình nhƣ tổ chức trò chơi, tiết sinh hoạt chủ nhiệm lớp, câu lạc bộ…..Nhà trƣờng sử dụng nhiều phƣơng thức tổ chức HÐTN khác nhau trong đó một số phƣơng thức đƣợc sử dụng thƣờng xuyên và hiệu quả. Với việc sử dụng các loại hình, phƣơng thức trên sẽ làm cho mối quan hệ thầy trò thêm gắn bó, GV và HS có điều kiện mở rộng mối quan hệ hiểu

biết nhau hơn, số đông HS có cơ hội gần gũi, tìm hiểu giúp đỡ nhau trong học tập, trao đổi khoa học, mở rộng quan hệ giao lƣu, hình thành các chuẩn mực giá trị đạo đức, kỹ năng giao tiếp, năng lực ứng xử. Tạo sân chơi lành mạnh cho HS đƣợc giải tỏa tâm lý, thƣ giãn, thoải mái sau những giờ học căng thẳng khép kín trên lớp, kích thích sự ham hiểu biết tìm tòi sáng tạo của các em, làm cho không khí trƣờng lớp sôi động, vui vẻ, mọi ngƣời cảm thấy hòa đồng gần gũi, gắn bó với nhau, phát huy ở HS tinh thần tập thể hợp tác với cộng đồng, ý thức trách nhiệm công dân, xây dựng bầu không khí đoàn kết thân ái trong tập thể nhà trƣờng. Tùy theo đặc điểm tình hình, điều kiện thực tế của từng trƣờng đã có những hoạt động phù hợp thu hút sự tham gia của HS.

Công tác quản lý HÐTN bƣớc đầu đã có hiệu quả, trong đó các trƣờng đã quản lý HÐTN một cách khoa học, xác định nguồn nhân lực, vật lực cụ thể. Việc tổ chức chỉ đạo thực hiện đến tất cả thành viên trong nhà trƣờng nhƣ CBQL, GV, và nhân viên…CBQL, GV và HS nhìn chung đã nhận thức đƣợc tầm quan trọng của HĐTN đối với quá trình hình thành phẩm chất và năng lực của HS. Các trƣờng TH triển khai và thực hiện đầy đủ tinh thần chỉ đạo của Phòng, Sở, Bộ GD&ĐT về HĐTN.

Công tác quản lí, chỉ đạo từ Phòng GD & ĐT tới các trƣờng TH đã tạo đƣợc sự thống nhất, khá đồng bộ từ xây dựng kế hoạch đến tổ chức thực hiện, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá chất lƣợng…; trong quá trình thực hiện HĐTN cho HS; Phòng GD & ĐT đã phân loại và chỉ đạo các hoạt động giáo dục theo vành đai chất lƣợng, có định hƣớng và giải pháp riêng đối với các trƣờng khó khăn nên chất lƣợng giáo dục nói chung và chất lƣợng tổ chức các HĐTN cho HS tại các trƣờng TH huyện Tuy Phƣớc, tỉnh Bình Định đã có nhiều chuyển biến tích cực, dần đi vào thực tế và phục vụ cho việc nâng cao kỹ năng sống cho HS.

Việc tổ chức HĐTN qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp nhằm tăng cƣờng kỹ năng sống, vốn sống cho HS đƣợc quan tâm thực hiện thƣờng niên và có hiệu quả nhƣ: “Kể chuyện theo tranh”, “Điều mong ƣớc của em về tƣơng lai”, “Ngày hội đọc sách”, … Những hoạt động này vừa giúp HS bổ sung kiến thức đƣợc học, vừa giúp các em nâng cao khả năng diễn đạt cũng nhƣ làm giàu thêm tri thức xã hội, giúp các em tự tin hơn trong giao tiếp, thuận lợi hơn trong học tập.

học, các thiết bị, đồ dùng học tập hỗ trợ dạy học theo hƣớng cập nhật xu thế xã hội hơn, đã có sự quan tâm đầu tƣ về phát triển vốn sống cho HS. Ngƣời dân và HS có điều kiện giao lƣu với cách dạy học theo phƣơng pháp tích cực nhiều hơn. Các phƣơng tiện thông tin đại chúng và các loại tài liệu khoa học kỹ thuật phục vụ đời sống đang ngày càng nhiều hơn, đây cũng là một trong những động lực để HS học tập, giao lƣu để phát triển vốn sống của bản thân.

Trong giáo dục trải nghiệm, kiến thức mà học sinh thu đƣợc là những kiến thức từ trải nghiệm thực tế chứ không phải là những kiến thức lý thuyết trừu tƣợng. Vì vậy nó kích thích học sinh chủ động và tích cực hơn trong quá trình học tập. Ngƣời học luôn ở trạng thái vận động, giải tỏa sức ỳ, khuyến khích ngƣời học vƣợt qua khó khăn, bộc lộ đƣợc năng lực, sở trƣờng của bản thân, tạo không khí học tập vui vẻ, dễ tìm thấy “tiếng nói chung” và phát triển mối quan hệ học tập một cách nhanh chóng.

Thực tế các hoạt động trải nghiệm trực tiếp yêu cầu học sinh phải sử dụng các giác quan, điều này làm cho các em lĩnh hội đƣợc nhiều kiến thức, thông tin và kĩ năng về tự nhiên và xã hội. Khuyến khích học sinh tích cực trong các kinh nghiệm đem lại kết quả thực tế.

Trong điều kiện hiện nay khi điều kiện kinh tế ngày càng phát triển, sự tiến bộ vƣợt bậc của khoa học kĩ thuật, khoa học xã hội, sự bùng nổ thông tin… thì khả năng nhận thức của học sinh ngày càng phát triển, đồng thời những kinh nghiệm của học sinh cũng đƣợc nâng lên. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc vân dụng giáo dục trải nghiệm vào dạy học ở Tiểu học.

Mặt khác ở giáo dục trải nghiệm học sinh đƣợc làm việc theo nhóm, trong các nhóm học sinh hoạt động trải nghiệm lĩnh hội kiến thức dựa trên khả năng của mình, học sinh đƣợc rèn luyện, trải nghiệm và tạo cơ hội để các nhóm có thể thảo luận đánh giá đƣợc những mặt yếu và đƣa ra ý kiến chung phát triển kĩ năng của ngƣời lãnh đạo, ngƣời quản lý, kĩ năng quan sát, làm việc theo nhóm... Vì vậy có thể nói giáo dục trải nghiệm là độc nhất.

2.5.2. Hạn chế

Vẫn còn một số CBQL, GV và HS chƣa nhận thức đúng đắn về mức độ ảnh hƣởng của HĐTN đối với sự hình thành, phát triển các phẩm chất và năng lực thực

tiễn của HS. Một số GV chỉ chú tâm vào việc truyền thụ các tri thức khoa học và bỏ qua hoàn toàn việc tổ chức HĐTN cho HS. Một số cá nhân khác có tƣ tƣởng ngại khó nên không đầu tƣ tổ chức HĐTN, hoặc xem nhƣ “đẻ việc”, thêm áp lực.

Một số cha mẹ HS do áp lực thi cử nên không muốn con tham gia các HÐTN vì sợ tốn thời gian.

Việc xây dựng kế hoạch HÐTN đã có nhiều cố gắng nhƣng thực chất chƣa bài bản và chƣa đạt yêu cầu, quản lý nội dung chƣơng trình của CBQL còn nhiều hạn chế. Hình thức hoạt động chƣa phong phú, nội dung nghèo nàn, chƣa phù hợp với nguyện vọng của HS nên chƣa lôi cuốn, tạo sức hấp dẫn đối với HS. Nhà trƣờng chƣa dành nhiều kinh phí cho hoạt động, ngại tốn kém. Tổ chức quản lý chƣa chặt chẽ, việc kiểm tra đánh giá chƣa thƣờng xuyên, công tác tổng kết, rút kinh nghiệm chƣa đƣợc quan tâm đúng mức.

Việc bồi dƣỡng năng lực cho GV và HS còn bị xem nhẹ, chƣa đƣợc đầu tƣ. Chính vì vậy, kỹ năng tổ chức của GV bị hạn chế, chỉ bám sát nội dung theo sách không sáng tạo thêm các ý tƣởng cho hoạt động.

Chuẩn kiểm tra đánh giá, khen thƣởng cho hoạt động này chƣa r ràng, chƣa có tác dụng thúc đẩy hoạt động đi vào chiều sâu giữa các trƣờng có phong trào HĐTN tốt và các trƣờng thực hiện chƣa tốt.

Việc quản lý nội dung chƣơng trình HĐTN của CBQL còn bộc lộ nhiều yếu kém, GV chƣa thực sự quan tâm đầu tƣ đúng mức.

Hình thức và nội dung hoạt động chƣa phong phú, hấp dẫn nên hiệu quả chƣa cao và chƣa thu hút đƣợc sự tham gia của HS.

Sự phối hợp giữa các lực lƣợng trong và ngoài nhà trƣờng còn nhiều bất cập. Nhà trƣờng chƣa phát huy đƣợc sức mạnh của cha mẹ HS, chƣa mở rộng phạm vi hoạt động và giao lƣu với các lực lƣợng bên ngoài nhà trƣờng.

Việc sử dụng kinh phí, CSVC và phƣơng tiện giảng dạy còn nhiều thiếu thốn. Kinh phí dành cho HĐTN rất ít ỏi; sân trƣờng chật hẹp, ít có phòng chức năng và các trang thiết bị cần thiết hỗ trợ việc tổ chức HĐTN cho HS.

2.5.3. Nguyên nhân của những hạn chế

2.5.3.1. Nguyên nhân chủ quan

cao nên chƣa đầu tƣ đúng mức cho công tác quản lý và tổ chức hoạt động hiệu quả. GV và HS còn bị áp lực về thi cử và chất lƣợng của các bộ môn văn hóa nên chƣa thực sự đầu tƣ cho hoạt động này. Đa số đều thực hiện và tham gia một cách qua loa, hình thức mà chƣa quan tâm đến chất lƣợng của hoạt động.

Sự phối hợp giữa các lực lƣợng trong và ngoài nhà trƣờng chƣa chặt chẽ, chƣa phát huy đƣợc hết tiềm năng của các lực lƣợng giáo dục.

Hình thức hoạt động chƣa phong phú, nội dung nghèo nàn, chƣa phù hợp với nguyện vọng nên chƣa lôi cuốn, tạo sức hấp dẫn đối với HS. Nhà trƣờng chƣa dành nhiều kinh phí cho hoạt động, ngại tốn kém.

Tổ chức quản lý chƣa chặt chẽ, việc kiểm tra đánh giá chƣa thƣờng xuyên, công tác tổng kết, rút kinh nghiệm chƣa đƣợc quan tâm đúng mức.

Phần lớn GV thực hiện HĐTN không đƣợc đào tạo nghiệp vụ tổ chức mà đôi khi mới đƣợc bồi dƣỡng chuyên đề nên kỹ năng tổ chức hoạt động rất hạn chế.

2.5.3.2. Nguyên nhân khách quan

HĐTN là một yếu tố quan trọng trong việc hình thành, phát triển các phẩm chất và năng lực thực tiễn của HS, góp phần giáo dục toàn diện nhƣng trên thực tế chƣa thực sự là một tiêu chuẩn quan trọng trong đánh giá thi đua của các trƣờng. Việc đánh giá nhà trƣờng, đánh giá GV, HS chủ yếu căn cứ vào kết quả của hoạt động dạy - học nên các trƣờng chỉ quan tâm đến chất lƣợng dạy học mà ít quan tâm đến HĐTN.

Chuẩn kiểm tra, đánh giá, khen thƣởng cho hoạt động này chƣa r ràng, chƣa có tác dụng thúc đẩy hoạt động đi vào chiều sâu giữa các trƣờng có phong trào HĐTN tốt và các trƣờng thực hiện chƣa tốt.

Thời gian của GV và HS dành cho hoạt động này chƣa nhiều, hình thức hoạt động chƣa phong phú, nội dung chƣa hấp dẫn. Cha mẹ HS chƣa quan tâm đến HĐTN nên không tạo điều kiện để các em hoạt động mà chỉ yêu cầu các em học các môn văn hóa.

Tiểu k t chƣơng 2

Kết quả khảo sát, phân tích thực trạng chƣơng 2 cho thấy, trong thời gian qua, việc tổ chức HĐTN và quản lý HĐTN cho HS ở các trƣờng TH huyện Tuy Phƣớc, tỉnh Bình Định đã đạt đƣợc những kết quả nhất định. Phần lớn CBQL, GV ở

các trƣờng TH đã có nhận thức đúng đắn về sự cần thiết phải thực hiện HĐTN cho HS. Các nhà trƣờng đã tổ chức một số hoạt động phù hợp với HS, thu hút đƣợc sự tham gia của các lực lƣợng bên trong và bên ngoài nhà trƣờng, bƣớc đầu có tác dụng tích cực, giúp HS rèn luyện, phát triển năng lực và hình thành nhân cách. Các trƣờng TH huyện Tuy Phƣớc, tỉnh Bình Định đã tổ chức đƣợc HĐTN theo các hình thức và nội dung khá phong phú, đa dạng. Trong quản lý đã tiến hành lập kế hoạch hoạt động; phân công và phối hợp các lực lƣợng trong việc thực hiện; Thƣờng xuyên đôn đốc, động viên, bƣớc đầu tạo điều kiện cho GV trong tổ chức HĐTN. Điều này đã góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lƣợng toàn diện cho HS các trƣờng TH nói riêng và ngành GD&ĐT huyện Tuy Phƣớc, tỉnh Bình Định nói chung. Đây cũng là yếu tố quan trọng để giúp lãnh đạo các trƣờng TH tự nhận thức, đánh giá bản thân mình để tự rèn luyện nâng cao năng lực của chính mình trong công tác quản lý ở trƣờng TH.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy, so với yêu cầu thực hiện các hoạt động GD trong nhà trƣờng, HĐTN ở các trƣờng trƣờng TH huyện Tuy Phƣớc, tỉnh Bình Định vẫn chƣa đƣợc quan tâm đầu tƣ đúng mức; Nội dung và hình thức tổ chức HĐTN cho học sinh còn nghèo nàn, đơn điệu. Việc quản lý hoạt động HĐTN của đội ngũ CB, GV còn chƣa đi vào nề nếp và có chiều sâu, chƣa thực sự đóng góp nhiều cho việc nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện của nhà trƣờng. HĐTN chƣa đƣợc thực hiện một cách toàn diện khoa học, từ việc xây dựng chƣơng trình kế hoạch, bồi dƣỡng đội ngũ CBQL, GV, huy động các lực lƣợng giáo dục, kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động. Điều này đã ảnh hƣởng rất lớn tới chất lƣợng và hiệu quả của HĐTN và ảnh hƣởng tới chất lƣợng giáo dục toàn diện của nhà trƣờng.

Nguyên nhân là do sự nhận thức chƣa đầy đủ về vai trò tầm quan trọng của HĐTN đối với sự phát triển bền vững và toàn diện nhân cách HS của một bộ phận GV, HS nhà trƣờng. HĐTN chƣa phải là yêu cầu bắt buộc đối với HS; CBQL nhà trƣờng chƣa áp dụng các biện pháp quản lý HĐTN một cách đồng bộ dẫn đến đến sự đơn điệu, nghèo nàn về nội dung và hình thức hoạt động nên chƣa thu hút đƣợc nhiều HS tham gia, từ đó, hiệu quả HĐTN không cao. Để nâng cao hiệu quả hoạt động HĐTN ở các trƣờng TH huyện Tuy Phƣớc, tỉnh Bình Định cần có các biện pháp quản lý khoa học, khả thi.

Kết quả nghiên cứu ở chƣơng 2 là cơ sở thực tiễn để chúng tôi đề xuất các biện pháp quản lý HĐTN cho HS các trƣờng TH huyện Tuy Phƣớc, tỉnh Bình Định ở chƣơng 3.

Chƣơng 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CHO HỌC SINH CÁC TRƢỜNG TIỂU HỌC

HUYỆN TUY PHƢỚC, TỈNH BÌNH ĐỊNH

3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp

3.1.1. Nguyên tắc bảo đảm tính mục đích

Nguyên tắc này đòi hỏi, các biện pháp quản lý HĐTN cho HS trƣờng TH phải đƣợc tổ chức theo đúng qui định của chƣơng trình, nội dung, mục tiêu của HĐTN cấp TH và đều hƣớng đến việc đạt đƣợc mục tiêu giáo dục TH nhằm giúp HS phát triển toàn diện năng lực, phẩm chất và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi HS, góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục của các trƣờng TH trên địa bàn huyện Tuy Phƣớc, tỉnh Bình Định.

3.1.2. Nguyên tắc bảo đảm tính hệ thống và đồng bộ

Quản lý HĐTN cho HS là sự tác động liên tục, có tổ chức, có hƣớng đích của chủ thể quản lý lên hệ thống giáo dục nhằm tạo ra tính hệ thống. Sử dụng tối ƣu các tiềm năng, các cơ hội của hệ thống đến mục tiêu một cách tốt nhất trong điều kiện đảm bảo sự cân bằng với môi trƣờng bên ngoài luôn biến động.

Các biện pháp cần phải đƣợc xây dựng một cách có hệ thống quy trình thực hiện phải có tính liên hoàn nhằm đảm bảo phát huy đƣợc sức mạnh tổng hợp của các cơ quan, đoàn thể trong và ngoài nhà trƣờng. Nguyên tắc này đòi hỏi nhà trƣờng, gia đình và xã hội phải liên kết, phối hợp chặt chẽ và thống nhất cả về mục đích, nội dung và hình thức tổ chức hoạt động.

Việc đề xuất các biện pháp phải đồng bộ trong các khâu của quy trình quản lý hoạt động trải nghiệm nhƣ: Lập kế hoạch quản lý hoạt động trải nghiệm; tổ chức,

Một phần của tài liệu Quản lí hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở các trường tiểu học huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)