8. Cấu trúc luận văn
1.5.4. Đặc điểm tâm sinh lý học sinh tiểu học
HSTH là những trẻ có độ tuổi từ 6 đến 11 tuổi. Hệ xƣơng còn nhiều mô sụn, xƣơng sống, xƣơng hông, xƣơng chân, xƣơng tay đang trong thời kỳ phát triển nên dễ bị cong vẹo, gãy dập...Vì thế mà trong các hoạt động vui chơi thầy cô cần phải chú ý quan tâm, hƣớng các em tới các hoạt động vui chơi lành mạnh, an toàn. Hệ cơ đang trong thời kỳ phát triển mạnh nên các em rất thích các trò chơi vận động nhƣ : chạy, nhảy, nô đùa,...Vì vậy mà các thầy cô nên đƣa các em vào các trò chơi vận động từ mức độ đơn giản đến phức tạp và đảm bảo sự an toàn cho trẻ.
Hệ thần kinh cấp cao đang hoàn thiện về mặt chức năng, do vậy tƣ duy của các em chuyển dần từ trực quan hành động sang tƣ duy hình tƣợng, tƣ duy trừu tƣợng, khả năng tập trung chú ý rất hạn chế. Do đó, các em rất hứng thú với các trò chơi. Dựa vào đặc điểm tâm sinh lý này mà các thầy cô nên cuốn hút các em bằng các hoạt động vui chơi nhằm phát triển tƣ duy của các em.
Cùng với sự phát triển về thể chất và phát triển tâm lí trẻ sẽ tạo lập nên những cái mới trong đời sống tâm lí của mình, mà trƣớc hết là tính chủ định, kỹ năng làm việc trí óc. Việc lĩnh hội tiếp thu một hệ thống tri thức về các môn học, trẻ em học cách học, học kỹ năng sống thông qua các HĐTN trong môi trƣờng trƣờng học và môi trƣờng xã hội. Với sự ảnh hƣởng khá lớn của môi trƣờng giáo dục gia đình và quan hệ bạn bè cùng tuổi, cùng lớp và trƣờng học, HSTH lĩnh hội các chuẩn mực quy tắc đạo đức của hành vi. Sự lĩnh hội trên tạo ra những biến đổi cơ bản trong sự phát triển tâm lí của HSTH. Chúng không chỉ đảm bảo cho các em thích ứng với cuộc sống nhà trƣờng và hoạt động học, mà còn chuẩn bị cho các em những bƣớc ngoặt quan trọng trong cuộc sống ở tuổi thiếu niên.
Từ những hiểu biết cơ bản về đặc điểm tâm lý lứa tuổi HSTH, đòi hỏi ngƣời GV phải hiểu đƣợc: Nếu các hoạt HĐTN mà phù hợp với tâm lý lứa tuổi HS thì sẽ hấp dẫn thu hút đƣợc HS tham gia; Nếu HĐTN không phù hợp làm cho các em HS chán, không ham thích, không thu hút đƣợc các em hoặc nếu có thì tham gia không tích cực, hoạt động kém hiệu quả.