8. Cấu trúc luận văn
2.3.1. Thực trạng nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động trải nghiệm cho học
Kết quả điều tra bằng phiếu hỏi đối với CBQL, GV các trƣờng TH về tầm quan trọng của HĐTN cho học sinh TH đƣợc thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2. 8. Thực trạng nhận th c của CBQL và GV về tầm quan trọng của HĐTN cho HS ở các trƣờng TH huyện Tuy Phƣớc, tỉnh Bình Định M c độ N= 150 % Không quan trọng 4 2.7 Bình thƣờng 10 6,7 Quan trọng 77 51,3 Rất quan trọng 59 39,3
Kết quả khảo sát cho thấy, CBQL và GV các trƣờng TH đều đánh giá HĐTN có tầm quan trọng đối với HS TH (51,3% ý kiến đánh giá quan trọng và 39,3 % ý kiến đánh giá rất quan trọng. Điều này chứng tỏ, phần lớn CBQL và GV cho rằng, HĐTN là quan trọng, có ảnh hƣởng lớn đối với sự hình thành, phát triển các phẩm chất và năng lực thực tiễn của HS. HĐTN là hoạt động không thể thiếu đƣợc trong nhà trƣờng TH, trong quá trình giáo dục toàn diện HS, qua đó giúp HS củng cố kiến thức đƣợc học trên lớp, hình thành các năng lực, phẩm chất cá nhân và có thái độ đúng đắn trƣớc những vấn đề của cuộc sống; có ảnh hƣởng lớn đối với sự hình thành, phát triển các phẩm
chất và năng lực thực tiễn của HS. HĐTN giúp cho HS có nhiều cơ hội để vận dụng những kiến thức đƣợc học vào thực tiễn; giúp cho HS có cơ hội vận dụng kiến thức, kĩ năng đã có để giải quyết vấn đề, ứng dụng trong tình huống mới; giúp cho HS nâng cao năng lực tự nhận thức và tích cực hóa bản thân…
Ý kiến của CBQL, GV qua phỏng vấn cho thấy, việc tổ chức HĐTN cho HS:“Giúp cho HS có nhiều cơ hội trải nghiệm để vận dụng những kiến thức học được vào thực tiễn” và “giúp cho HS hình thành năng lực thực tiễn cũng như phát huy tiềm năng sáng tạo của mình”. Tính ƣu việt của HĐTN cũng là chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc, HS tham gia vào các HĐTN tăng cƣờng khả năng sáng tạo cho mình, học đi đôi với hành, các em phải đƣợc hành động với kinh nghiệm cá nhân, đƣa ra các sáng kiến trải nghiệm từ thực tế, không ngừng sáng tạo, nuôi dƣỡng tính sáng tạo, ham học hỏi của bản thân. Những HĐTN thực tế này sẽ làm thay đổi cả nhận thức và hành động của HS, là cơ hội để các em thể hiện năng lực sáng tạo của mình, giúp các em biết trân trọng giá trị cuộc sống, định hƣớng đƣợc tƣơng lai cho bản thân, đồng thời HĐTN cũng phát huy năng lực hợp tác đoàn kết ở các em; “HĐTN giúp cho HS có cơ hội vận dụng kiến thức, kĩ năng đã có để giải quyết vấn đề, ứng dụng trong tình huống mới”; “Giúp cho HS có nhiều cơ hội trải nghiệm để vận dụng những kiến thức học đƣợc vào thực tiễn; Hình thành năng lực thực tiễn cũng nhƣ phát huy tiềm năng sáng tạo của HS”; “HĐTN giúp cho HS có hoặc có khả năng độc lập nhận ra chức năng mới của đối tƣợng; Phát huy năng lực tổ chức và quản lý cuộc sống của HS; HĐTN góp phần đổi mới hình thức tổ chức hoạt động dạy học, đổi mới hình thức và phƣơng pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập; phát triển năng lực của HS, nâng cao chất lƣợng dạy học trong các nhà trƣờng”…
Tuy vậy, vẫn còn 6,7% CBQL và GV cho rằng HĐTNcó vai trò bình thƣờng và 2,7 % CBQL và GV cho rằng việc tổ chức HĐTN cho HS TH không quan trọng, chứng tỏ còn một bộ phận nhỏ CBQL và GV nhận thức chƣa đúng đắn và đầy đủ về tầm quan trọng của HĐTN trong việc giáo dục HS, còn xem nhẹ việc tổ chức HĐTN cho HS.
Từ kết quả khảo sát trên, vấn đề đặt ra cho các nhà quản lý giáo dục là cần phải có những biện pháp nhằm nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của HĐTN cho CBQL, GV để tổ chức thực hiện hoạt động này đạt kết quả cao.