8. Cấu trúc luận văn
3.1.4. Nguyên tắc bảo đảm tính thực tiễn
Nguyên tắc này xuất phát từ cơ sở khoa học của lý luận dạy học về mối quan hệ tác động qua lại giữa lý luận và thực tiễn. Lý luận phải mang tính khoa học và phải ứng dụng đƣợc vào thực tiễn, đem lại hiệu quả trong tổ chức thực hiện.
Nguyên tắc này đòi hỏi việc xây dựng các biện pháp quản lý HĐTN cho HS cần phải dựa vào thực tiễn của nhà trƣờng, địa phƣơng. Muốn thực hiện tốt nguyên tắc này thì trong quá trình xây dựng nội dung, lựa chọn phƣơng pháp, hình thức tổ chức HĐTN cho HS phải có sự lựa chọn, sàng lọc những nội dung cần thiết và có ý nghĩa thiết thực đối với HS.
Các biện pháp đề xuất cần phải dựa trên cơ sở thực tiễn (nhân lực, cơ sở vật chất, kinh phí,…) của nhà trƣờng để đáp ứng và đảm bảo thực hiện đƣợc mục tiêu giáo dục. Nguyên tắc này đòi hỏi phải đảm bảo việc nắm bắt thông tin một cách
chính xác, nhanh chóng, cụ thể, tránh xa rời thực tiễn địa phƣơng, nhà trƣờng, HS… Các biện pháp quản lý đề xuất phải xuất phát từ thực tiễn, thực trạng quản lý hoạt động trải nghiệm, hƣớng đến khắc phục những hạn chế trong quản lý và tổ chức hoạt động trải nghiệm của các trƣờng, phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất, nguồn lực tài chính và con ngƣời để triển khai ... Tính thực tiễn của các biện pháp quản lý phải thể hiện thông qua việc cụ thể hoá mục tiêu đƣờng lối phát triển giáo dục của Đảng, Nhà nƣớc, các chế định của ngành vào chƣơng trình hoạt động của nhà trƣờng gắn với bối cảnh thực tiễn địa phƣơng.
Nguyên tắc này đòi hỏi việc xây dựng các biện pháp quản lý HĐTN cho HS cần phải căn cứ thực tiễn của nhà trƣờng, địa phƣơng để xây dựng nội dung, lựa chọn phƣơng pháp, hình thức tổ chức HĐTN cho HS một cách phù hợp…