8. Cấu trúc luận văn
3.2.4. Đổi mới việc kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động trải nghiệm cho học sinh
ở trường tiểu học
3.2.4.1. Mục tiêu của biện pháp
Tăng cƣờng kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch tổ chức các HĐTN cho HS để thu thập các thông tin minh chứng cụ thể, đánh giá đúng ƣu điểm, hạn chế trong việc thực hiện kế hoạch HĐTN của đội ngũ. Qua đó, kịp thời khen thƣởng, phát huy các thành tích, hỗ trợ, tƣ vấn, uốn nắn kịp thời các sai lệch để đảm bảo các HĐTN đƣợc thực hiện đúng hƣớng và có hiệu quả.
Tạo cơ sở cho việc ra các quyết định quản lý trong các giai đoạn của quá trình tổ chức thực hiện HĐTN cũng nhƣ thực hiện công tác thi đua, khen thƣởng nhằm tạo động lực thúc đẩy việc tổ chức và tham gia HĐTN của GV, HS và các lực lƣợng giáo dục.
HĐTN là một hoạt động giáo dục, không phải là một môn học, vì vậy, cần đổi mới trong quản lý việc kiểm tra, đánh giá để vừa phù hợp với tính chất của HĐTN, vừa mang lại hiệu quả cao nhất.
3.2.4.2. Nội dung và cách thực hiện biện pháp
Xây dựng tiêu chí kiểm tra và thang đánh giá cụ thể về HĐTN; thống nhất và thông qua trong hội đồng nhà trƣờng. Theo chúng tôi, đánh giá về cá nhân có các tiêu chí: đánh giá về mặt nhận thức, kĩ năng, thái độ và định hƣớng giá trị so với các yêu cầu đặt ra của mục tiêu hoạt động; đánh giá mức độ năng lực, sự trƣởng thành, tiến bộ của HS sau mỗi hoạt động; đánh giá thông qua quan sát, dự hoạt động; năng lực xã hội của HS thông qua các bài trắc nghiệm chuẩn hóa, các bài trắc nghiệm GV tự xây dựng; năng lực HS thông qua các tình huống giả định; thông qua nhận xét của các GV khác, của gia đình, của ngƣời xung quanh về những năng lực và phẩm chất cần hình thành; Đánh giá về tập thể có các tiêu chí: số lƣợng HS tham gia; các sản phẩm hoạt động; ý thức cộng đồng trách nhiệm; tinh thần hợp tác trong hoạt động; kỹ năng hợp tác của HS trong hoạt động.
Xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá việc tổ chức HĐTN cho HS ngay từ đầu năm học trên cơ sở tình hình thực tế của nhà trƣờng và địa phƣơng đảm bảo tính thực tiễn và tính khả thi. Việc kiểm tra, đánh giá phải đƣợc thực hiện thƣờng xuyên, liên tục và xuyên suốt trong cả năm học. Gắn kết việc HS tham gia và hoàn
thành các HĐTN với việc đánh giá và xếp loại hạnh kiểm của HS.
Xây dựng lực lƣợng kiểm tra, kết hợp kiểm tra của BGH với tổ trƣởng chuyên môn và các GV; đa dạng hóa hình thức kiểm tra; kiểm tra việc triển khai các HĐTN trong các giờ học, các HĐTN ngoài giờ học, có thể báo trƣớc hoặc đột xuất. Các trƣờng TH cần kết hợp kiểm tra trực tiếp GV cùng với sử dụng kết quả kiểm tra của các tổ chuyên môn, các bộ phận khác trong nhà trƣờng để đánh giá xếp loại GV.
Kiểm tra giáo án của GV về việc đƣa các HĐTN vào trong bài soạn, có nhận xét đánh giá để GV căn cứ rút kinh nghiệm trong những lần sau;
Dự giờ GV để kiểm tra việc GV tổ chức HĐTN qua giảng dạy các môn học và các tiết hoạt động tập thể;
Kiểm tra từng GV sau tổ chức các chuyên đề cấp trƣờng, cấp quận... về việc vận dụng chuyên đề vào cụ thể lớp chủ nhiệm; Đối chiếu nhận xét theo thông tƣ 30/2014 và thông tƣ 22/2016 của Bộ GD & ĐT với nhận xét, đánh giá của GV với từng HS trong sổ theo d i chất lƣợng học với thực tế HS.
Sử dụng hình thức kiểm tra HS để đánh giá GV, nhƣ: Phỏng vấn, làm bài test, thăm dò ý kiến phụ huynh...Đối với GV tổng phụ trách, đoàn thanh niên kiểm tra thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp và sự phối kết hợp với GV chủ nhiệm trong tổ chức các hoạt động tập thể; Ghi lại hình ảnh của từng tiết dạy hoặc hoạt động ngoài giờ lên lớp có các hoạt động trải nghiệm ở mỗi lần đi kiểm tra để làm tƣ liệu cho các GV tham khảo và giới thiệu với cha mẹ HS.
Cần phải tiến hành kiểm tra toàn diện quá trình hoạt động từ khâu chuẩn bị hoạt động (kiểm tra trƣớc hoạt động), khâu triển khai hoạt động (kiểm tra trong hoạt động) và kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động (kiểm tra sau hoạt động) để phát huy tốt chức năng của kiểm tra trong quản lý trƣờng học.
Kiểm tra, đánh giá HĐTN không nên thực hiện theo kiểu truyền thống nhƣ kiểm tra, đánh giá về hoạt động chuyên môn, mà tiến hành cả trƣớc, trong và sau quá trình thực hiện.
Chú trọng giáo dục nhận thức cho GV và HS để từng bƣớc chuyển từ công tác kiểm tra, đánh giá sang tự kiểm tra, đánh giá của các tổ chức, cá nhân. Việc kiểm tra, đánh giá phải đƣợc công khai trong toàn thể hội đồng giáo dục về ý nghĩa, tiêu chí đánh giá, định hƣớng cho giáo viên thực hiện tự kiểm tra, đánh giá thƣờng xuyên.
Những cách làm sáng tạo của GV, những tiến bộ, những việc làm tích cực của tập thể hay cá nhân HS cần phải đƣợc ghi nhận và đánh giá đúng mức, kịp thời, đƣợc phổ biến, nhân rộng điển hình, tuyên truyền sâu rộng trong nhà trƣờng.
Đánh giá kết quả thực hiện phải khách quan, dân chủ, kết quả đánh giá phải đƣợc công khai và đƣợc công bố trong hội đồng sƣ phạm của trƣờng.
Đánh giá xếp loại theo từng tháng để GV kịp thời điều chỉnh trong tháng tiếp theo, cần tôn trọng ý kiến các thành viên trong Ban thi đua của nhà trƣờng.
Kết quả kiểm tra phải sử dụng để đánh giá xếp loại thi đua trong năm học, để tạo động lực cho GV thực hiện tốt HĐTN.
Để kiểm tra, đánh giá hoạt động trải nghiệm đáp ứng yêu cầu đề ra, HT cần thành lập bộ phận kiểm tra là những GV có năng lực, uy tín, chịu trách nhiệm theo d i, giám sát thƣờng xuyên, thực sự nghiêm túc, công bằng, khách quan, đúng quy chế và có sự thống nhất cao trong tổ chức thực hiện.
Việc kiểm tra đánh giá phải đƣợc thực hiện khách quan, công bằng và là một trong những tiêu chí xét thi đua của GV.
Kết quả kiểm tra, đánh giá cần đƣợc thông báo sau khi tiến hành một cách kịp thời, công khai, kết quả đánh giá đƣợc lƣu trữ vào hồ sơ quản lý. Sau kiểm tra, đánh giá cần có những hình thức khen thƣởng kịp thời những cá nhân, tập thể làm tốt, đồng thời có hình thức xử lý đối với những cá nhân tập thể không thực hiện tốt hoạt động này.
3.2.5. Nâng cao hiệu quả quản lý sự phối kết hợp giữa nhà trường với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường thực hiện hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học
3.2.5.1. Mục tiêu của biện pháp
Hiệu quả của HĐTN cho HS ở trƣờng TH không chỉ phụ thuộc vào kế hoạch, nội dung, hình thức của các hoạt động mà một yếu tố không kém phần quan trọng đó là huy động đƣợc các lực lƣợng giáo dục bên trong và bên ngoài nhà trƣờng cùng tham gia vào HĐTN cho HS. Huy động các lực lƣợng bên ngoài đóng góp, hỗ trợ kinh phí đầu tƣ cơ sở vật chất, trang thiết bị, kinh phí hoạt động. Các nhà trƣờng có đầy đủ CSVC, trang thiết bị phục vụ cho HĐTN thì việc tổ chức HĐTN của trƣờng đó sẽ rất thuận lợi. Ngƣợc lại, nếu trƣờng nào thiếu về CSVC,
trang thiết bị thì trƣờng đó vẫn tiến hành tổ chức HĐTN nhƣng sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình tổ chức các hoạt động. Sự phối kết hợp giữa nhà trƣờng, gia đình và xã hội trong việc giáo dục HS nói chung và tổ chức HĐTN cho HS nói riêng có vai trò rất quan trọng, góp phần tạo nên sức mạnh tổng hợp để đem lại hiệu quả cao nhất trong việc tổ chức HĐTN cho HS.
Việc thực hiện biện pháp này, nhằm đảm bảo cho việc thực hiện các HĐTN đúng hƣớng, có chất lƣợng; đồng thời huy động đƣợc sự hỗ trợ của các lực lƣợng tham gia để tổ chức HĐTN cho HS đạt đƣợc hiệu quả cao nhất.
3.2.5.2. Nội dung và cách thực hiện biện pháp
Xây dựng lực lƣợng phối hợp chỉ đạo thực hiện HĐTN trong nhà trƣờng bao gồm: BGH, TPT Đội, GVCN, GVBM, tổ chức đoàn thể, PHHS. BGH (có thể là HT hoặc Phó HT) giữ cƣơng vị là trƣởng ban điều hành. Nhiệm vụ của trƣởng ban là cùng với phó ban điều hành xây dựng kế hoạch thực hiện chƣơng trình hoạt động trải nghiệm, chỉ đạo và theo d i việc thực hiện kế hoạch đó trong toàn trƣờng, đôn đốc và tạo điều kiện cho GV thực hiện tốt kế hoạch;
GVCN là ngƣời chịu trách nhiệm chính trong việc thực thi kế hoạch hoạt động lớp mình phụ trách. Đồng thời là ngƣời phối hợp các lực lƣợng GD tham gia vào việc thực hiện chƣơng trình hoạt động trải nghiệm;
GVBM có nhiệm vụ tham gia vào các hoạt động có nội dung gắn với nội dung của môn mình giảng dạy, tham gia vào việc thiết kế nội dung hoạt động hoặc trực tiếp cùng hoạt động với HS ở môn mình dạy hoặc tham gia vào các hoạt động khác với tƣ cách là nhà cố vấn hoặc tƣ vấn;
CMHS cùng tham gia phối hợp với nhà trƣờng trong việc tƣ vấn về nội dung hoạt động hoặc hỗ trợ về vật chất;
Các tổ chức đoàn thể trong nhà trƣờng nhƣ Đoàn thanh niên, Công đoàn… có nhiệm vụ giúp đỡ, động viên các thành viên của mình tích cực thực hiện tốt kế hoạch mà nhà trƣờng đã xây dựng;
Các tổ chức đoàn thể ngoài nhà trƣờng nhƣ Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Hội cự chiến binh, Y tế... ở địa phƣơng, có thể tham gia vào việc tổ chức các hoạt động trên địa bàn dân cƣ theo từng chủ điểm giáo dục, chủ đề môn học.
trọng của HĐTN, từ đó, tranh thủ sự ủng hộ cả về nội dung giáo dục cũng nhƣ hỗ trợ tài chính cho HĐTN từ phía gia đình HS. Tận dụng những kinh nghiệm và tri thức của cha mẹ HS, vận động cha mẹ HS tham gia vào các HĐTN của nhà trƣờng để nâng cao hiệu quả của các HĐTN.
Nhà trƣờng cần trao đổi tƣ vấn với cha mẹ HS để cha mẹ HS dành thời gian cần thiết cho việc chăm sóc, giúp đỡ, kiểm tra con em về mọi mặt và kịp thời động viên khi con tiến bộ và uốn nắn những sai lệch trong học tập, sinh hoạt của con cái. Các bậc cha mẹ HS cùng chung tay với nhà trƣờng trong việc dạy con cái những điều hay lẽ phải, biết cách đối nhân xử thế, biết tôn trọng mình và tôn trọng ngƣời khác, dạy con lòng khoan dung, sự độ lƣợng vị tha và những chuẩn mực, giá trị đạo đức xã hội.
Phối hợp với các cơ quan chức năng trên địa bàn nhƣ Công an, Y tế, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến binh, Hội Phụ nữ, Ban Chỉ huy quân sự phƣờng, quận xây dựng kế hoạch, nội dung, chƣơng trình cùng với nhà trƣờng thực hiện các chuyên đề giáo dục nhƣ: giáo dục pháp luật, an toàn giao thông, thông tin về phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội, tuyên truyền phòng chống AIDS, các bệnh truyền nhiễm, không sử dụng các chất gây nghiện, ma túy; giáo dục sức khoẻ sinh sản vị thành niên, giáo dục môi trƣờng, bảo vệ tài nguyên rừng, tài nguyên nƣớc, giáo dục truyền thống cách mạng và lịch sử địa phƣơng, tình yêu quê hƣơng đất nƣớc, chủ quyền biển đảo của tổ quốc,...
Phối hợp với Ban quản lý các di tích lịch sử, cách mạng ở địa phƣơng trong việc triển khai các hoạt động thực tế, tham quan học tập, giáo dục bản sắc văn hoá địa phƣơng cho HS.
Căn cứ các văn bản chỉ đạo về chuyên môn, căc cứ điều kiện của nhà trƣờng và địa phƣơng để xác định r trách nhiệm, chức năng của từng lực lƣợng trong việc phối hợp tổ chức HĐTN cho HS. Tạo sự đồng thuận trong quá trình tổ chức, mỗi lực lƣợng tham gia phải thật sự chủ động, tự giác, tích cực và có trách nhiệm cao đối với nhiệm vụ của mình.
Cần có chƣơng trình, kế hoạch phối hợp hoạt động với các lực lƣợng ngoài nhà trƣờng trong việc tổ chức HĐTN theo các chủ đề, chủ điểm cụ thể.
Tạo sự đồng thuận và khai thác sức mạnh từ phía cha mẹ HS trong việc hỗ trợ nguồn lực và đồng hành cùng nhà trƣờng trong việc tham gia HĐTN với con em.
Xã hội hóa các nguồn lực phải có tính hiệu quả, kinh tế, tức là phải tạo ra giá trị cho các bên (học sinh, nhà trƣờng, cộng đồng,...). Trong thực tế cần cân đối hài hòa giữa hiệu quả (đạt kết quả mong muốn) và giá trị kinh tế của việc huy động nguồn lực. Chú ý tới đặc thù của giáo dục (nhƣ tính phi lợi nhuận, tính xã hội…).
Khi triển khai HĐTN, cần phải căn cứ vào từng điều kiện hoàn thành của nhà trƣờng, căn cứ vào quỹ thời gian thực hiện, cân bằng sự phối hợp giữa các tập thể, tổ chức để có sự lựa chọn của các HĐTN phù hợp. Tránh ôm đồm, tổ chức quá nhiều hoạt động gây lãng phí, làm ảnh hƣởng đến công việc học tập của HS.
Khi triển khai thực hiện HĐTN phải tuân theo các văn bản chỉ đạo, hƣớng dẫn của ngành GD & ĐT, chính quyền địa phƣơng và các ngành, đoàn thể để tạo ra sự đồng thuận trong quá trình tổ chức. Từng cá nhân đƣợc phân quyền nhận công việc trong quá trình triển khai HĐTN phải thực sự chủ động, tự giác, tích cực và có trách nhiệm cao đối với công việc đƣợc giao.
3.2.6. Tăng cường bồi dưỡng năng lực thực hiện hoạt động trải nghiệm cho đội ngũ giáo viên
3.2.6.1. Mục tiêu của biện pháp
Các hoạt động giáo dục trong nhà trƣờng nói chung và HĐTN cho HS nói riêng ở trƣờng TH đều do ngƣời GV trực tiếp thực hiện. Muốn hình thành và phát triển phẩm chất nhân cách, các năng lực tâm lý - xã hội cho HS thì chính ngƣời GV phải có kỹ năng tổ chức HĐTN theo những phƣơng thức, loại hình hiệu quả nhất. Vì vậy, vấn đề đào tạo, bồi dƣỡng về kiến thức, kỹ năng tổ chức HĐTN cho đội ngũ GV của các trƣờng TH là rất quan trọng.
Biện pháp này nhằm nâng cao năng lực tổ chức HĐTN cho đội ngũ GV, đáp ứng yêu cầu về nhiệm vụ giáo dục nói chung và tổ chức thực hiện HĐTN nói riêng; Giúp GV tăng cƣờng kiến thức, kỹ năng về HĐTN; Đảm bảo các HĐTN đƣợc thực hiện đúng chƣơng trình giáo dục cấp học, phù hợp đối tƣợng và các yêu cầu khác; Tạo đƣợc sự hào hứng, tích cực, tự giác của GV trong việc tổ chức các HĐTN cho HS.
3.2.6.2. Nội dung và cách thực hiện biện pháp
HT và CBQL trƣờng TH thực hiện việc giám sát HĐTN trong trƣờng TH với vai trò ngƣời cố vấn, ngƣời trợ giúp kỹ thuật, ngƣời đồng hành để giúp GV tổ chức các HĐTN theo đúng nội dung chƣơng trình giáo dục cấp học hiện hành; Nâng cao
nghiệp vụ, kỹ năng tổ chức HĐTN cho đội ngũ GV thực hiện.
Xây dựng kế hoạch HĐTN của trƣờng, trong đó có kế hoạch nâng cao năng lực của GV trên cơ sở các điều kiện cơ sở vật chất thiết bị dạy học hiện có và khả năng đáp ứng của nhà trƣờng.
Cần khảo sát, điều tra cụ thể những hạn chế, yếu kém của GV để tổ chức bồi dƣỡng đúng nhu cầu, nguyện vọng của đối tƣợng.
Động viên, khích lệ kịp thời những cá nhân, tập thể tổ chức tốt, sáng tạo các HĐTN phù hợp với điều kiện nhà trƣờng.
Tôn trọng, đề cao vai trò của GVCN và các GV bộ môn, tổng phụ trách đội; trách nhiệm của CMHS cũng nhƣ các lực lƣợng bên ngoài trong việc huy động các nguồn lực vật chất hiện có của địa phƣơng để phục vụ cho HĐTN.
Nhà trƣờng cần lập Ban chỉ đạo để phụ trách, kiểm tra việc thực hiện và hỗ trợ các hoạt động bồi dƣỡng đƣợc GV đăng ký. Đảm bảo điều kiện vật chất, phƣơng tiện để tổ chức hoạt động bồi dƣỡng, tạo phong trào thi đua khen thƣởng kịp thời.