Tính khả thi

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tự học của sinh viên trường cao đẳng sư phạm pakse tỉnh champasak nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 94 - 120)

7. Cấu trúc luận văn

3.3.2. Tính khả thi

Các biện pháp đề xuất mang tính khả thi, trong điều kiện được quan tâm, chỉ đạo và tổ chức đồng bộ không thể đập khuôn máy móc mà căn cứ vào điều kiện cụ thể, sử dụng phối hợp đồng bộ các biện pháp.

Tiểu kết chương 3

Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu lý luận và thực triễn ở chương 1 và chương 2, chúng tôi đã để xuất một hệ thống 8 biện pháp quản lý của Hiệu trưởng nhằm nâng cao hoạt động tự học của sinh viên tại trường cao đẳng sư phạm Pak sê tỉnh Champasak như sau:

- Biện pháp 1: Tăng cường quản lý hoạt động tự học ở trên lớp của sinh viên - Biện pháp 2: Thường xuyên nắm tình hình hoạt động tự học ngoài giờ lên lớp của sinh viên

- Biện pháp 3: Nâng cao nhận thức cho đội ngũ nhà giáo và sinh viên về tự học - Biện pháp 4: Quản lý xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện tự học sát với yêu cầu giáo dục

- Biện pháp 5: Quản lý hình thức, nội dung và phương pháp tự học phù hợp với thực tiễn

- Biện pháp 6: Quản lý kiểm tra đánh giá tự học thực chất

- Biện pháp 7: Tăng cường quản lý đổi mới phương pháp dạy học trên lớp cảu giáo viên theo hướng ứng dụng công nghệ thông tin

- Biện pháp 8: Quản lý có hiệu quả các điều kiện cơ sở vật chất, công tác phối hợp phục vụ tự học

Các biện pháp trên đã được chúng tôi kiểm chứng thông qua việc xin ý kiến chuyên gia tổng kết kinh nghiệm quản lý hoạt động tự học của các trường có hoàn cảnh tương tự. Kết quả kiểm chứng cho thấy các biện pháp nêu trên đều hợp lý có tính khả thi cao.

Để nâng cao chất lượng học tập của học sinh trong nhà trường, người Hiệu trưởng phải nắm chắc các biện pháp trên để tăng cường hoạt động tự học của học sinh đạt kết quả cao hơn.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Nhà trường trang bị cho học sinh những kiến thức cao dẳng cơ bản nhất. Dung lượng kiến thức trong các tiết học khá lớn, muốn học có kết quả tốt bắt buộc cho sinh viên phải tiến hành hoạt động tự học, tự học trên lớp và tự học ở nhà.

Ở trên lớp các kiến thức được trang bị và với nội dung bài học được thầy giáo giảng, sinh viên tiến hành hoạt động tự học không có sự tham gia trực tiếp của thầy nhưng các em giải quyết nhiệm vụ của thầy giáo cho trong khoảng thời gian dành riêng cho nhiệm vụ này, kể của chú ý nghe giảng và ghi chép bài giảng của thầy.

Tự học ở nhà, sinh viên thực hiện các nhiệm vụ được thầy giáo giao vể nhà và soạn bài, làm bài tập, ôn lại bài cũ, chuẩn bị cho bài học mới. Ngòai ra sinh viên cần có thục hiện nghiên cứu thêm tài liệu mà nội dung kiến thức có liên quan tới bài học. Cần có kế hoạch học lại, ôn tập lại, để củng cố kiến thức, bổ sung kiến thức mà mình bị quên hoặc bị hổng.

Tự học là tốt nhất để nâng cao trình độ một cách tốt nhất, thấu hiểu và vận dụng kiến thức một cách nhanh nhạy nhất. Tự học là một nhân tố quan trọng để góp phần nâng cao dân trí, phát triển tự học thì sẽ bảo đảm được công bằng trong giáo dục.

Rèn luyện năng lực học tập, tự bồi dưỡng cho sinh viên phổ thông là biện pháp để nâng cao chất lượng tự học, nâng cao phẩm chất năng lực và bồi dưỡng nhân cách con người mới cho các em . Góp phần đào tạo ra những thể hệ thanh niên có trình độ văn hóa cao, có tay nghề giỏi , có phương pháp làm việc độc lập và tự chủ, đó là những nhân tố tích cực thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Để góp phần tăng cường hoạt động tự học cho sinh viên ở các trường cao đẳng sư phạm cần phải có cách biện pháp quản lý của nhà trường đối với hoạt động dạy và học của các em, đó là các biện pháp sau :

- Biện pháp 1: Tăng cường quản lý hoạt động tự học ở trên lớp của sinh viên - Biện pháp 2: Thường xuyên nắm tình hình hoạt động tự học ngoài giờ lên lớp của sinh viên

- Biện pháp 3: Nâng cao nhận thức cho đội ngũ nhà giáo và sinh viên về tự học - Biện pháp 4: Quản lý xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện tự học sát với yêu cầu giáo dục

- Biện pháp 5: Quản lý hình thức, nội dung và phương pháp tự học phù hợp với thực tiễn

- Biện pháp 6: Quản lý kiểm tra đánh giá tự học thực chất

- Biện pháp 7: Tăng cường quản lý đổi mới phương pháp dạy học trên lớp cảu giáo viên theo hướng ứng dụng công nghệ thông tin

- Biện pháp 8: Quản lý có hiệu quả các điều kiện cơ sở vật chất, công tác phối hợp phục vụ tự học

Các biện pháp trên đã được kiểm chứng cho thấy chúng đều có tính hợp lý và khả thi cao. Như vậy, có thể vận dụng các biện pháp quản lý này không những trong quản lý hoạt động tự học của sinh viên Trường cao đẳng sư phạm Pak sê tỉnh Champasak mà còn có thể vận dụng vào các trường cao đẳng sư phạm có hoàn cảnh tương tự trong nước CHDCND Lào.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Sở giáo dục và đào tạo

- Quan tâm đầu tư tang thiết bị, các dự án đầu tư cần tính toán đến tính hiện đại, đồng bộ đáp ứng hơn yêu cầu đổi mới phương pháp dạy và học của giáo viên theo phương thức tính chỉ trong giai đoạn hiện nay nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội của trường cao đẳng sư phạm Pak sê tỉnh Champasak nói riêng và của đất nước nói chung.

- Quan tâm ưu tiên tăng cường học bổng dành cho việc đào tạo sinh viên cho các trường sư phạm nhằm nâng cao chất lượng giáo dục của 4 tỉnh miền Nam nói chung và trường cao đẳng sư phạm Pak sê nói riêng .

2.2. Đối với cán bộ quản lý nhà trường

Ban hành các quy định cụ thể về nhiệm vụ quản lý hoạt động tự học cho các đơn vị đào tạo trong nhà trường phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được quy định trong điều lệ trường cao đẳng; trong quy chế công tác học sinh, sinh viên theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Thường xuyên tuyên truyền giáo dục ý thức trách nhiệm, động cơ học tập, tự học, tự nghiên cứu cho SV ngay từ đầu khoá học và trong suốt năm học nhằm giúp SV ý thức rõ nhiệm vụ học tập.

- Xây dựng phòng truyền thống của nhà trường và tiếp tục đầu tư, bổ xung trang thiết bị cho các phòng thực hành chuyên môn; khai thác công suất sử dụng tài liệu giáo trình và việc đáp ứng phục vụ của thư viện để nâng cao nhận thức và hứng thú học tập cho SV, tạo điều kiện để GV vận dụng các phương pháp dạy học tích cực.

- Nghiên cứu cải tiến quy chế thi, kiểm tra theo hướng bồi dưỡng phương pháp tự học; mở rộng quyền hạn đánh giá của GV trong việc dùng điểm đánh giá quá trình tự học để thay thế điểm chuyên cần của SV.

- Tạo điều kiện cho GV sử dụng các phương pháp dạy học tích cực, thực hiện tốt các nhiệm vụ quản lý nhằm đẩy mạnh HĐTH của SV.

- Nghiên cứu cải tiến quy trình thực hiện chương trình dạy học ở tất cả các môn học; bố trí hợp lý quỹ thời gian dành cho HĐTH của SV nhằm xây dựng phong trào tự học mạnh mẽ và rộng khắp trong SV, góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.

- Quyết liệt hơn nữa trong công tác chỉ đạo; khoa học và hiệu quả hơn nữa trong công tác tổ chức và quản lý HĐTH; lựa chọn và áp dụng những giải pháp mà tác giả đã đề xuất và thực nghiệm để nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác quản lý HĐTH

cho sinh viên.

- Đầu tư thêm về cơ sở vật chất như nhà học, nhà ở, trang thiết bị hiện đại để phực vụ cho việc dạy học.

2.3. Đối với giáo viên và sinh viên - Đối với giáo viên

- Tham gia đầy đủ các lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ của nhà trường. Định kỳ đi thực tế để học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; thường xuyên bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.

- Thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp giảng dạy, làm cho người học chủ động, tự giác, tích cực trong quá trình học tập. Thông qua bài giảng cần bồi dưỡng, hướng dẫn cho SV cách lập kế hoạch tự học, các phương pháp và kỹ năng tự học, tự nghiên cứu, làm cho SV hứng thú hơn với việc học tập.

- Đối với sinh viên

- Cần có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của hoạt động tự học đối với việc nâng cao trình độ chuyên môn của bản thân.

- Chủ động lập kế hoạch tự học và lựa chọn các phương pháp tự học phù hợp. - Tích cực tham gia các hội thảo, báo cáo chuyên đề về tự học.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Nguyễn Tuyết Anh (2020), Cơ sở lý luận vềquản lý hoạt động tự học của lưu học sinh, https://luanvan1080.com/co-so-ly-luan-ve-quan-ly-hoat-dong-tu-hoc- cua-luu-hoc-sinh.html

[2] Keobandith Boualay (2005), Biện pháp quản lý nhằm tăng cường hoạt động tự học cho học sinh trường trung học cơ sở của hiệu trưởng trường phổ thông dân tộc nội trú Champasak nước CHDCDN Lào. Luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng.

[3] Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc (1996 - 2004), Cơ sở khoa học về quản lý (Giáo trình cao học quản lý giáo dục), Đại học Quốc gia Hà Nội.

[4] Hà Thị Dung (2013), Quản lý hoạt động tự học của học sinh truòng trung học cơ sở Mông Ân huyện Bình Gia-Lạng Sơn, Luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục,

Trường Đại học Giáo dục, HN.

[5] Nguyễn Minh Đạo (1997), Cơ sở khoa học quản lý, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

[6] Nguyễn Thị Hồng Giang (2009), Biện pháp quản lý hoạt đông tự học của sinh viên trung học cơ sở huyện Đàn Phượng Hà Nội, Luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục, Trường Đại học giáo dục Hà Nội.

[7] Trần Thị Tuyết Hồng (2008), Biện pháp quản lý hoạt động tựu học của sinh viên trường Đại học kỹ thuật Nam Định, Luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội,

[8] Harold Koontz (1992), Những vấn đề cốt yếu của quản lý, NXB Khoa học - Kỹ thuật,

[9] Nguyễn Bá Khương (2012), Biện pháp quản lý hoạt động tựu học của sinh viên tại học viện công nghệ bưu chính viễn thông trong đào tạo theo tín chỉ, Luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội

[10] Các Mác và Ph Ăng Ghen toàn tập (1993), Tập 23, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

[11] Nguyễn Thị Bích Ngọc (2013), Quản lý hoạt động tự học của sinh viên trường cao đẳng nghệ thuật Hà Nội, Luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục, HN.

[12] Nguyễn Văn Nam (2013), Quản lý hoạt động tự học của sinh viên nội trú trường cao đẳng Hàng Hải I, Luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Thái Nguyên.

[13] Võ Thanh Nguyên (2015), Biện pháp quản lý hoạt động tự học của học sinh trường trung học phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Gia Lai, Luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục,Đại học Đà Nẵng.

[14] Keopaseuth Phouva (2014), Thực trạng quản lý hoạt động tự học của sinh viên trung học cơ sở ở trường phổ thông dân tộc nội trú Savannakhet nước

CHDCNH Lào, Luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục, Trường Đại học Sư phạm, TPHCM.

[15] A.P Primmacopki (1976) Phương pháp đọc sách, NXBGD, Hà Nội 1976; trang 193.

[16] N.A. RUBAKIN (1982), Tự học như thế nào, NXB Thanh niên, Hà Nội, trang 40. Hà Nội.

[17] PGS. TSKH. Thái Duy Tiên (1996), Một số vấn đề để đổi mới phương pháp dạy học, NCGD số 2/1996.

[18] Nguyễn Cảnh Toàn (1995), Kinh nghiệm về tự học (tác giá trích và viết cơ động tại một phần trong sách “luận bàn và kinh nghiệm về tự học”. Do viện ĐH mở.

[19] Nguyễn Cảnh Toàn (1997), Quá trình dạy - tự học. Nxb Giáo dục HN.

[20] Pan Sinh viên (1999), Vài gợi ý vấn đề tự học của học sinh bậc phổ thông, GD&ĐT chủ nhật số 18 ngày 02/05/1999.

[21] Văn Thị Như Ý (2010), Biện pháp quản lý hoạt động tự học của sinh viên trường Đại học An Ninh nhân dân, Luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục, Trường Đại học Sư phạm, TPHCM.

[22] https://seal.deha.vn/ren-luyen-thoi-quen-tu-hoc-hieu-qua/ [truy cập ngày: 1/12/2020]

[23] http://hict.edu.vn/khoa-kinh-te/huong-dan-va-kiem-soat-tu-hoc-tu-nghien-cuu- cua-sinh-vien-truong-dai-hoc-cong-nghiep-det-may-ha-noi.htm [ truy cập ngày: 3/12/2020]

PHỤ LỤC Mẫu1

PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN (Dành cho sinh viên)

Để nâng cao chất lượng đào tạo của trường Cao Đẳng Sư phạm Pak sê và trao đổi kinh nghiệm học tập nói chung cũng như hoạt động tự học nói riêng. Bạn hãy vui lòng cho biết ý kiến của mình về những vấn đề sau bằng cách đánh dấu (X) vào ô phù hợp.

Câu 1: Anh/chị hãy cho biết ý kiến về tầm quan trọng của hoạt động tự học của bản thân trong quá trình đào tạo tại trường Cao đẳng Sư phạm Pak sê như thế nào?

TT Mức độ quan trọng của việc tự học Số SV (%)

1 Rất quan trọng

2 Tương đối quan trọng 3 Ít quan trọng

4 Không quan trọng

Câu 2: Anh/chị hãy tự đánh giá mức độ thực hiện về động cơ của hoạt động tự học của bản thân mình như thế nào?

STT Động cơ của hoạt động tự học

Mức độ thực hiện (%) Thường xuyên Chưa thường xuyên Chưa bao giờ

1 Để vượt qua các kỳ thi, kiểm tra để có điểm số, có bằng cấp, có cơ hội kiếm việc làm 2 Vì mong muốn đạt thành tích và kết quả

cao trong học tập và các kỳ thi, kiểm tra 3 Do hứng thú với môn học, với chương trình

học chính khóa

4 Vì ham học, khát vọng tìm tòi chiếm lĩnh tri thức

5 Vì yêu thích nghề nghiệp

Câu 3: Anh/chị hãy cho ý kiến về việc lập kế hoạch tự học của bản thân có mức độ thực hiện như thế nào?

STT Các loại kế hoạch Lập kế hoạch Mức độ thực hiện Có Không Thường xuyên Chưa thường xuyên Chưa bao giờ 1 Kế hoạch tự học từng ngày 2 Kế hoạch tự học từng tuần 3 Kế hoạch tự học từng tháng 4 Kế hoạch tự học từng học kỳ 5 Kế hoạch tự học cả năm học

Câu 4: Anh/chị hãy cho biết ý kiến về việc sử dụng phương pháp tự học của bản thân mình có mức độ thực hiện như thế nào?

Các phương pháp Mức độ thực hiện(%) TT Thường xuyên Chưa thường xuyên Chưa bao giờ 1 Học nguyên văn bài giảng

2 Đọc các bài giảng ngay sau khi học

3 Học vở ghi kết hợp với đọc sách giáo trình, sách tham khảo

4 Học theo ý cơ bản trọng tâm

5 Lập dàn bài đề cương ngay sau khi nghe giảng 6 Lập hồ sơ, hệ thống hóa, tóm tắt, phân loại bài học,

bài tập

7 Đọc giáo trình trước khi học

8 Đề xuất thắc mắc của mình với giáo viên và bạn bè 9 Kết hợp các phương pháp ghi nhớ, tư duy, vận dụng

để giải quyết nhiệm vụ học tập

Câu 5: Anh/chị hãy cho biết ý kiến về hình thức tự học của bản thân mình có mức độ thực hiện như thế nào?

TT Các hình thức Mức độ thực hiện (%) Thường xuyên Chưa thường xuyên Chưa bao giờ 1 Học độc lập cá nhân

2 Học nhóm, trao đổi, thảo luận với bạn bè

3 Hoạt động ngoại khóa, chuyên đề, hội thảo, xênima, tọa đàm, nghiệp vụ sư phạm...

4 Thực hành thực tế

Câu 6: Anh/chị hãy cho biết ý kiến về kỹ năng tự học của bản thân mình có mức độ thực hiện như thế nào?

Các kỹ năng Mức độ thực hiện (%) TT Thường xuyên Chưa thường xuyên Chưa bao giờ 1 Lập kế hoạch tự học 2 Tự ghi chép bài trên lớp

3 Đọc sách và tài liệu tham khảo, bổ sung

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tự học của sinh viên trường cao đẳng sư phạm pakse tỉnh champasak nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 94 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)