Phương pháp khảo sát

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tự học của sinh viên trường cao đẳng sư phạm pakse tỉnh champasak nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 51)

7. Cấu trúc luận văn

2.1.5. Phương pháp khảo sát

Việc điều tra, nghiên cứu thực trạng tiến hành thông qua theo nhiều phương pháp khác nhâu, bao gồm:

- Điều tra bằng phương pháp Anket. Trước hết, tác giả phân loại 4 đối tượng nêu trong phần 2.1.3. Đối tượng nghiên cứu gồm:

+ Ban Giám hiệu của trường cao đẳng sư phạm Pak Sê + Lãnh đảo các đơn vị của trường cao đẳng sư phạm Pak Sê + Cán bộ, giáo viên của trường cao đẳng sư phạm Pak Sê + Sinh viên tại trường cao đẳng sư phạm Pak Sê

Mỗi đối tượng sẽ có 1 phiếu điều tra riêng. Sau khi triển khai triển khai điều tra qua phiếu, tác giả tiến hành tổng hợp, thống kê, phân tích và xử lý số liệu điều tra để rút ra các kết luận khoa học.

- Trao đổi và phỏng vấn với các đối tượng điều tra. Tác giả trực tiếp nói chuyện, gợi mở, lắng nghe, ghi chép lại các ý kiến của các đối tượng về các vấn đề liên quan đến công tác quản lý hoạt động tự học của sinh viên. Sau đó, tác giả so sánh với kết quả điều tra bằng phiếu Anket để tìm ra bản chất của vấn đề; đánh giá chính xác hơn về thực trạng công tác quản lý HĐTH của SV trong tình hình hiện nay.

- Quan sát: Tác giả dành nhiều thời gian tại trường cao đẳng sư phạm Pak Sê để quan sát hoạt động sau đây:

+ Quan sát hoạt động tự học của SV trên lớp;

+ Quan sát HĐTH của SV ở ký túc xá, thư viên, giảng đường;

+ Quan sát hoạt động quản lý HĐTH của các cán bộ quản lý, giáo viên của trường cao đẳng sư phạm Pak Sê;

+ Quan sát các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của SV;

+ Quan sát và dự các hội thảo, hội nghị và sinh hoạt chuyên môn của trường;

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tự học của sinh viên trường cao đẳng sư phạm pakse tỉnh champasak nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 51)