7. Cấu trúc luận văn
1.6.1. Yếu tố khách quan
(1) Sự hướng dẫn cụ thể, giúp đỡ tận tình của tập thể giáo viên trong trường, trong khoa thể hiện trong các giờ giảng, các buổi thảo luận, xemina. Nội dung sự giúp đỡ không chỉ là các phương pháp học tập mà còn giúp đỡ cả về mặt rèn luyện, tu dưỡng đạo đức tác phong lý tưởng nghề nghiệp và các quan hệ khác của sinh viên.
(2) Điều kiện cơ sở vật chất và các phương tiện dạy học: có tác động mạnh mẽ đến việc tiếp thu kiến thức của người học, do vậy cần được trang bị đầy đủ và sử dụng có hiệu quả nhất. Phương tiện dạy học là các dụng cụ mà cả thầy và trò đều sử dụng trực tiếp trong quá trình dạy học. Đối với quá trình nhận thức, các phương tiện dạy học hiện đại giúp cho việc rèn luyện, củng cố các kiến thức đã học được bền vững, chính xác, tăng cường sự chú ý, sự hứng thú đối với nội dung học tập mà ngay cả trong việc rèn luyện kỹ năng thực hành, các thiết bị dạy học đã giúp cho người học suy nghĩ, tìm tòi, phát triển trí sáng tạo, rèn luyện đức tính kiên trì, cẩn thận, chính xác, kỷ luật, tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học.
(3) Tổ chức học tập - nghiên cứu tập thể, các nhóm học tập trong sinh viên. Nhóm học tập học tập là hạt nhân cơ bản của việc tự quản, được tổ chức phù hợp với quyền lợi và trách nhiệm của mỗi sinh viên và có tác dụng nhất định đối với hoạt động
tự học của sinh viên. Học tập theo nhóm là quan trọng nhưng nó chỉ có tác dụng khi được dựa trên cơ sở của sự nỗ lực suy nghĩ cá nhân. Mỗi người trong nhóm sẽ phát huy được khả năng tự học tập với tinh thần trách nhiệm, nêu cao ý chí học tập, tự lực chiếm lĩnh tri thức; thường xuyên trao đổi, tranh luận để củng cố kiến thức đã học và bổ sung thêm kiến thức mới, từ đó các thành viên trong nhóm hoàn thành kế hoạch đã vạch ra. Nhóm học tập trong sinh viên được tổ chức tốt sẽ phát huy vai trò, lôi cuốn nhiều sinh viên tham gia tích cực vào hoạt động tự học, tạo nên phong trào học tập sôi nổi, môi trường học tập tích cực.