Nghĩa của hoạt động tự học

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tự học của sinh viên trường cao đẳng sư phạm pakse tỉnh champasak nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 30 - 31)

7. Cấu trúc luận văn

1.3.1. nghĩa của hoạt động tự học

Tự học giúp sinh viên nằm vững tri thức, kỹ năng, nâng cao chất lượng và hiệu quả học tập. Tự học giúp sinh viên rèn luyện thói quen lao động trí óc, khả năng suy nghĩ độc lập, rèn luyện đức tính kiên trì, tự tin vào khả năng của bản thân, là nền tảng để sinh viên có thể học tập suốt đời.

Tự học là cốt lõi của việc học, hễ có học là có tự học, không có ai có thể học hộ người khác. “Không ai có thể đưa một kiến thức nào từ ngoài vào đầu óc người học nếu người đó không tích cực học tập. Sự lĩnh hội kiến thức luôn là kết quả của quá trình hoạt động nhận thức riêng của từng sinh viên, mặc dù hoạt động này được giảng viên chỉ đạo, hướng dẫn”.

Khi nói đến học, hàm ý nói đến mối quan hệ giữa nội lực của người học và ngoại lực của người dạy, còn khi nói đến tự học thì chỉ xét riêng đến nội lực của người học. Ngoại lực tác động đến nội lực như thế nào là thước đo chất lượng dạy học, tác động đó có thể là “kìm hãm” (nếu thầy áp đặt), là kích thích nội lực phát triển (nếu thầy gợi mở, khuyến khích).

Tác động dạy của thầy dù vô cùng quan trọng nhưng vẫn chỉ là ngoại lực hỗ trợ cho sinh viên tự phát triển, còn sự tự học của sinh viên mới là nhân tố quan trọng, là nội lực bên trong quyết định sự phát triển của sinh viên. Điều này đã được nhiều nhà khoa học khẳng định:

- Einstin nói: “Kiến thức chỉ có được qua tư duy của người”

- Krupxcaia cho rằng: “Phải dạy cho thế hệ đang trưởng thành học được cách tự chiếm lĩnh kiến thức”

- Catxchuc khẳng định rằng: “Phải làm cho sinh viên tự học trên cơ sở, trình độ khả năng tự học của mình”

Tự học giúp sinh viên tự nắm vững tri thức, kỹ năng, kỹ xảo về nghề nghiệp tương lai. Tự học không những giúp sinh viên không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả học tập khi còn ngồi trên ghế nhà trường mà trong tương lai người cán bộ khoa học kỹ thuật cần có năng lực, hứng thú, thói quen, có phương pháp tự học thường xuyên, suốt đời. Tự học còn giúp sinh viên có niềm tin khoa học, rèn luyện ý chí phấn đấu, đức tính kiên trì, óc phê phán, bồi dưỡng hứng thú học tập, lòng say mê nghiên cứu khoa học.

học là khởi nguồn của phong cách tự đào tạo” .

Trong quá trình học tập ở trường CĐ, ĐH, nếu bồi dưỡng được ý chí và năng lực tự học cần thiết thì sẽ khơi dậy được ở sinh viên tiềm năng to lớn vốn có trong họ, tạo nên động lực nội sinh của quá trình học tập, vượt lên trên mọi khó khăn trở ngại bên ngoài. Khả năng tự học chính là nhân tố nội lực, nhân tố quyết định chất lượng đào tạo.

Trong xã hội phát triển, vai trò của giáo dục ngày càng quan trọng, là động lực thúc đẩy sự phát triển và tiến bộ xã hội. Giáo dục phải đào tạo được thế hệ trẻ năng động, sáng tạo, có đủ tri thức, năng lực và khả năng thích ứng với đời sống xã hội, làm phát triển xã hội. Muốn vậy thế hệ trẻ phải có năng lực đặc biệt đó là khả năng tự học, tự nâng cao, tự hoàn thiện và những khả năng này phải được hình thành từ cấp tiểu học. Có như vậy mới rèn luyện cho họ được kỹ năng tự học, tự nghiên cứu không ngừng nâng cao vốn hiểu biết về văn hóa, khoa học, kỹ thuật và hiện đại hóa vốn tri thức của mình để trở thành người công dân, người lao động với đầy đủ hành trang bước vào cuộc sống.

Hoạt động tự học của sinh viên có phạm vi rất rộng: từ tự học trên lớp dưới sự điều khiển của giảng viên đến tự học ngoài lớp dưới sự điều khiển gián tiếp của giảng viên và tự học hoàn toàn độc lập không có sự tổ chức, điều khiển của giảng viên.

Hoạt động học tập của sinh viên cần đặc biệt chú ý đến quá trình độc lập, nỗ lực của người học nhằm củng cố, đào sâu, mở rộng và vận dụng kiến thức đã được lĩnh hội qua các hình thức lên lớp, là quá trình người học tự tổ chức hoạt động lĩnh hội của mình một cách tự giáo, độc lập và sáng tạo. Trong quá trình tự học, người học tự xác định mục tiêu, sắp xếp, bố trí công việc theo một trình tự hợp lý, phân phối thời gian cho từng công việc, lựa chọn địa điểm và phương tiện, tự huy động năng lực cá nhân để hoàn thành công việc, tự kiểm tra và tự điều khiển hoạt động tự học của mình để hoàn thành tốt nhiệm vụ tự học đề ra.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tự học của sinh viên trường cao đẳng sư phạm pakse tỉnh champasak nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 30 - 31)