7. Cấu trúc luận văn
3.2.3. Biện pháp 3: Nâng cao nhận thức cho đội ngũ nhà giáo và sinh viên về tự
chức thời gian cho việc tự học cần được tiến hành một cách khoa học với các hoạt động cụ thể. Từ đó Sinh viên mới có thể tiến hành tự học một cách nề nếp và có kế hoạch.
+ Ứng dụng công nghệ thông tin để tìm kiếm các kiến thức, để trình bày khoa học các vấn đề có liên quan.
3.2.3. Biện pháp 3: Nâng cao nhận thức cho đội ngũ nhà giáo và sinh viên về tự học tự học
a) Mục tiêu
Nhằm giúp cho đội ngũ nhà giáo và sinh viên hiểu đầy đủ về hoạt động tự học, trong đó tập trung nâng cao nhận thức để nhà giáo và sinh viên hiểu được tự học là tự hỏi chính bản thân mình, tự hỏi để ôn luyện và tự hỏi để biết mình hiểu và chưa hiểu vấn đề gì để tiếp tục tìm tòi, học hỏi.; tự học là tìm tài liệu đọc, là hỏi han, lắng nghe và đào sâu suy nghĩ để giúp ta nắm vững vấn đề; tự học là tự làm việc với chính mình, cách học này còn có thể ứng dụng vào việc học tập văn hóa xã hội, học cách làm việc, học cách thông cảm, học cách ứng xử, giao tiếp, học cách phát biểu, diễn thuyết v.v… Giúp đội ngũ nhà giáo và sinh viên thay đổi suy nghĩ loại bỏ thói quen ỷ lại; suy nghĩ độc lập hơn, tự do hơn, tự nghiên cứu, có được sự tập trung suy nghĩ sâu sắc hơn và khai thác tối đa khả năng còn tiềm ẩn của mỗi cá nhân.
b) Nội dung và cách tiến hành
- Tổ chức nâng cao nhận thức cho sinh viên về đông cơ, thái độ học tập
Để có thể đạt kết quả cao trong học tập, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước phải làm cho mỗi SV nhận thức đúng đắn về động cơ học tập. Động cơ học tập là tất cả các yếu tố kích thích cá nhân SV thực hiện hoạt động học tập để đạt kết quả nhất định. Động cơ học tập đúng đắn của SV sẽ kích thích sự nỗ lực cố gắng học tập và đạt được kết quả cao góp phần hình thành và phát triển nhân cách cảu chính SV.
- Để nâng cao nhận thức của GV và SV về thái độ và động cơ học tập, thì cần phổ biến đến đội ngũ GV và SV các nội dung chủ yếu sau đây:
+ Nội dung giáo dục về nhận thức động cơ xã hội
Trong sự nghiệp phát triển xã hội và nền kinh tế của đất nước, các thành phần kinh tế đang đòi hỏi một lực lượng lao động lành nghề có ký thuật cao “ Học giỏi trong nhà trường sẽ hứa hẹn thành đạt trong cuộc đời. Phấn khởi đấu tranh trong học tập chủ động để có trình độ thực lực là con đường tốt nhất để một thanh niên đạt tới vị
trí chính trị kinh tế xã hội phù hợp với năng lực của mình” [17]. Phải giáo dục cho SV thấy rằng cha, mẹ và các thầy cô giáo đều mong muốn các em học giỏi và có ích lợi cho xã hội.
SV phải thấy mục tiêu của đất nước phấn đấu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng và văn minh. Phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước rất cần những con người có trình độ kỹ thuật giỏi. Tây nghề cao và những nhà quản lý giỏi. Lúc đó chúng ta sẽ góp phần cống hiến nhiều cho nhân dân, cho xã hội và cũng sẽ được hưởng quyền lợi xứng đáng với công lao đó. Lợi ích của cá nhân và lợi ích của xá hội hài hòa với nhau. Giáo dục cho SV thấy được vấn đề trên tức là giáo dục cho các em động cơ xã hội. Khi có động cơ xã hội tích cực sẽ tạo ra cho các em tính năng động và thích ứng với sự phát triển của cộng đồng.
+ Những nội dung giáo dục động cơ nhận thức
Nhà trường giáo dục cho SV có thái độ muốn học và có nhu cầu học tập, có như vậy SV mới có hứng thú học tập, từ đó các em sẽ tiến hành hoạt động tự học, tự bồi dưỡng một cách tích cực và tự giác. Để làm điều này thì: với mỗi bài dạy giáo viên thiết kế, tổ chức dạy trên lớp một cách tích cực vào bài học. Khi SV có hứng thú học tập sẽ có động cơ nhận thức trong học tập. Có động cơ nhận thức, SV sẽ định hướng được tới đối tượng của hoạt động học tập đó là nội dung, chương trình và kết quả học tập. Qua hoạt động đó các em sẽ hiểu và nắm được kiến thức trong chương trình học ở trên lớp hay thực hiện kế hoạch tự học. Có động cơ nhận thức các em sẽ cố gắng vượt qua khó khăn để tiếp thu kiến thức một cách thụ động và sáng tạo “ Động cơ nhận thức trong hoạt động học tập của sinh viên thường xuyên kích thích tính tích cực hoạt động, niềm say mê tìm tòi sáng tạo của trẻ” [15].
Tốm lại: Động cơ học tập của SV có thể chia thành 2 loại cơ bản đó là động cơ xã hội và động cơ nhận thức. Các em phải xác định là học để làm gì? Vì cái gì? Và ước mong muốn học tập. Từ đó mới có hoạt động nhận thức một cách tích cực để chiếm lĩnh lấy kiến thức trong bài học hoặc kiến thức trong sách tham khảo. Cao hơn ở các em sẽ xuất hiện động cơ sáng tạo, tìm tòi khám phá tri thức và tìm ra con đường tiếp cận với tri thức một cách hiệu quả nhất.