Sự cần thiết phải quản lý hoạt động tự học

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tự học của sinh viên trường cao đẳng sư phạm pakse tỉnh champasak nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 36 - 37)

7. Cấu trúc luận văn

1.4.1. Sự cần thiết phải quản lý hoạt động tự học

Thứ nhất, trong xu thế đổi mới giáo dục hiện nay chuyển đổi từ dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh. Tức là không chỉ tích cực hóa học sinh về hoạt động trí tuệ mà còn chú trọng rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề gắn với những tình huống của cuộc sống, đồng thời gắn hoạt động trí tuệ với hoạt động thực hành, thực tiễn, tăng cường phương tiện sử dụng dạy học và công nghệ thông tin hợp lý phát huy khả năng tự học cho học sinh. Chính vì thế, việc quản lý hoạt động tự học đối với sinh viên cũng có sự thay đổi nhằm phù hợp với thực tiễn giáo dục hiện đại.

Thứ hai, hoạt động tự học là hoạt động có vai trò rất quan trọng trong hoạt động học tập của sinh viên, sinh viên chỉ hoàn thành nhiệm vụ học tập khi và chỉ khi thực hiện tốt hoạt động tự học của bản thân. Thực tế cho thấy, những sinh viên có kết quả học tập tốt đều có khả năng và kỹ năng tự học đa dạng, phong phú và hiệu quả. Ngược lại, những sinh viên chưa biết tự học, không biết lập và thực hiện kế hoạch tự học, thiếu kỹ năng tự học thì kết quả học tập không cao, không đáp ứng được yêu cầu của hoạt động học tập.

Thứ ba, quản lý hoạt động tự học của sinh viên là trách nhiệm của người hiệu trưởng với tư cách là chủ thể quản lý trực tiếp cao nhất đối với toàn bộ các hoạt động của nhà trường. Thực tế cho thấy, nếu hiệu trưởng quan tâm và xác định được trách nhiệm của bản thân cũng như có các giải pháp quản lý phù hợp và hiệu quả thì hoạt động tự học của sinh viên cũng được tổ chức một cách bài bản, có kế hoạch và sẽ phát huy tốt vai trò của các bộ phận trong nhà trường, của đội ngũ cán bộ, giáo viên và khơi dậy tính chủ động, tích cực và sáng tạo của sinh viên, góp phần tạo nên nề nếp học tập trong nhà trường.

Thứ tư, việc quản lý hoạt động tự học của sinh viên là động thái thúc đẩy và kích thích trực tiếp đến hai hoạt động quan trọng nhất trong các nhà trường, đó là giảng dạy của giáo viên và học tập của sinh viên, tác động trực tiếp và hiệu quả đến hai đối tượng quan trọng và chủ chốt cảu nhà trường là giáo viên và sinh viên.

Thứ năm, việc quản lý hoạt động tự học của sinh viên cũng tạo nên những hiệu ứng tích cực đối với một loạt các hoạt động khác của nhà trường như: Tổ chức cán bộ; kế hoạch-tài chính; xây dựng cơ bản; văn nghệ-thể dục thể thao và các hoạt động khác [1].

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tự học của sinh viên trường cao đẳng sư phạm pakse tỉnh champasak nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 36 - 37)