7. Cấu trúc luận văn
3.2.5. Biện pháp 5: Quản lý hình thức, nội dung và phương pháp tự học phù hợp
hợp với thực tiễn
a) Mục tiêu
Hướng dẫn và tổ chức cho sinh viên những hình thức tự học hiệu quả, tránh tự học một cách tuỳ tiện, không hiệu quả, cụ thể:
- Quản lí tự học ở trên lớp: nghe, ghi, đọc sách, tự suy nghĩ để trả lời câu hỏi, tự làm bài tập, trao đổi cặp, nhóm…
- Quản lí tự học ở nhà: tự suy nghĩ, học bài cũ (ghi tóm tắt nội dung, ghi bản tóm tắt điểm tựa, trả lời câu hỏi, làm bài tập, trao đổi nhóm, cặp, đọc trước bài mới).
- Quản lí việc học thêm: môn học thêm, thời gian, lợi ích, kết quả, ý thức (tinh thần, thái độ).
b) Nội dung và cách tiến hành
- Các nhà quản lý cần đôn đốc, thường xuyên thăm lớp, dự giờ để kiểm tra hoạt động dạy học của giáo viên theo hướng đổi mới phương pháp dạy học, dạy-tự học nhằm phát huy tính tự chủ, sáng tạo, tự lực của sinh viên, hình thành thói quen và các kỹ năng tự học. Tránh tình trạng giáo viên chỉ đổi mới phương pháp dạy học khi có người dự, trong các đợt thanh tra, còn bình thường chỉ dạy chay và đọc chép. Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng dạy tự học đòi hỏi giáo viên phải mất nhiều thời gian, công sức thậm chí phải đầu tư kinh phí cho các tiết dạy. Vì thế nhà trường cần có những chính sách khen thưởng xứng đáng, kịp thời cho những giáo viên tâm huyết với nghề để các giáo viên khác học tập và khích lệ phong trào thi đua dạy tốt, học tốt. Khi giáo viên dạy tốt cũng tạo điều kiện để sinh viên phải nỗ lực và tìm cho mình những cách tự học hiệu quả. Cần chú ý phân công giáo viên dạy đúng chuyên môn, tránh hiện tượng dạy chéo môn.
- Hình thức tự học vốn rất phong phú; tùy thuộc vào từng môn học, từng điều kiện khác nhau mà mỗi sinh viên có thể có hình thức tự học phù hợp. Do đó, cán bộ quản lí giáo dục, đội ngũ giáo viên cần tổ chức những buổi trao đổi kinh nghiệm về các hình thức tự học trong từng lớp, theo từng khối hoặc rộng hơn là toàn trường. Sinh viên sẽ học hỏi lẫn nhau và sẽ tự tìm cho mình những hình thức tự học phù hợp, hiệu quả. Qua phỏng vấn sâu một số sinh viên giỏi của trường cao đẳng sư phạm Pak Sê tỉnh Champasak, các em cho biết, có kinh nghiệm tự đọc, tự ôn lại những kiến thức đã
học trong dịp hè, đọc trước tài liệu các môn học, chuẩn bị bài mới cẩn thận trước khi đi học…Ngoài ra, các em còn thích đọc sách báo, tài liệu tham khảo, nhất là sách bài tập nâng cao.
- Giáo viên đưa ra hệ thống câu hỏi hay bài tập để học sinh giải quyết với mức độ từ dễ đến khó; ôn bài, học bài mới; đọc trước tài liệu, đào sâu, mở rộng kiến thức, làm bài của các môn học hôm sau, đọc thêm tài liệu tham khảo, làm thêm các bài tập nâng có liên quan đến kiến thức đang học theo chương trình chính khoá.
- Hướng dẫn phương pháp làm các bài tập thực hành: Luyện tập tái hiện nhằm củng cố những tri thức đã học để ghi nhớ những định nghĩa, công thức, mẫu câu… Luyện tập vận dụng nhằm tập “chuyển di” những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, từng tình huống quen thuộc vào các tình huống mới, môn học này sang môn học khác. Luyện tập sáng tạo nhằm vận dụng những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo đã có vào các tình huống khác nhau.
- Hướng dẫn ghi chép bài trên lớp, yêu cầu sinh viên nghe hiểu và ghi theo ý hiểu của mình, ghi chép ngắn gọn, dễ nhớ và có chọn lọc.
- Hướng dẫn ôn tập hệ thống kiến thức Tóm tắt hệ thống kiến thức theo từng chương, từng bài. Hệ thống kiến thức theo từng chủ điểm, chủ đề. Phân loại các môn học liên môn và khi học cần biết liên hệ kiến thức các môn có liên quan đến nhau.
- Hướng dẫn sinh viên chuẩn bị bài mới: hướng dẫn sinh viên chuẩn bị bài mới là công việc rất cần thiết sau mỗi tiết dạy. Trong soạn giảng, giáo viên cần chú tâm đến mục hướng dẫn sinh viên chuẩn bị bài mới, cần ghi cụ thể những việc sinh viên cần chuẩn bị, những kiến thức cần sinh viên phải đọc, xem trước. Theo kinh nghiệm của một số giáo viên, khi sinh viên chuẩn bị tốt bài mới ở nhà là tiết học đó đã thành công được 30%-50%.
- Hướng dẫn sinh viên học bài cũ và làm bài tập về nhà: tự học những kiến thức giáo viên đã giảng trên lớp và làm bài tập về nhà là những nhiệm vụ chính mà sinh viên phải tự làm trong quá trình học tập. Nhưng thực tế không ít sinh viên lười học bài cũ và lười làm bài tập về nhà do không biết áp dụng kiến thức đã có để làm bài tập, không biết vận dụng để làm các dạng bài tập tương tự, có dạng bài tập thầy cô đã hướng dẫn cách làm trên lớp về nhà chỉ có thay đổi số liệu nhưng sinh viên vẫn không biết vận dụng. Thậm chí, có học sinh không hiểu yêu cầu đề bài nên không làm bài. Chính vì vậy, giáo viên cần phân loại bài tập khi giao cho sinh viên, gợi ý hoặc hướng dẫn sinh viên cách làm một cách rõ ràng cẩn thận.
- Hướng dẫn sinh viên các hình thức tự học cần thiết
+ Chọn tài liệu học tập: hướng dẫn sinh viên chọn tài liệu tham khảo phải đọc qua nội dung xem có phù hợp không, có nhiều kiến thức mới so với sách giáo khoa không, kiến thức đó đã được kiểm định chưa, do NXB bản nào xuất bản có đáng tin cậy không…
thêm thông tin, để trả lời các câu hỏi… Khi đọc sách sinh viên cũng cần có kế hoạch; thực hiện việc đọc sách theo các hình thức đọc lướt, đọc hiểu hay đọc hiểu sâu. Lựa chọn sách, tài liệu có nội dung đáng tin cậy, chính xác và phù hợp với trình độ, tâm sinh lý, lứa tuổi và chƣơng trình học trên lớp là rất quan trọng đối với học sinh. Hướng dẫn học sinh tìm, chọn mua sách báo, tạp chí, tài liệu tham khảo sao cho không mất nhiều thời gian, lãng phí tiền của có ý nghĩa rất quan trọng, nhưng đôi khi phụ huynh sinh viên cũng như giáo viên thường không để ý tới việc này.
Khi có sách, tài liệu tham khảo rồi sinh viên xem lướt cấu trúc nội dung sách cần đọc, xem phần giới thiệu, xem mục lục. Đọc kỹ nội dung cần thiết, tập trung vào những nội dung có liên quan tới vấn đề đang nghiên cứu. Hệ thống hoá, khái quát thông tin, ghi chép tóm tắt những nội dung quan trọng cần thiết.
+ Ghi chép khi đọc tài liệu: ghi tóm tắt ý chính nội dung mình đọc, những ví dụ điển hình, diễn đạt dễ nhớ, dễ hiểu
+ Ghi bài giảng trên lớp: tập trung nghe giảng, ghi những ý chính theo nội dung bài thầy cô giáo giảng, xúc tích, ngắn ngọn, dễ hiểu.
+ Xử lý thông tin: khi có bất kỳ thông tin gì phải biết so sánh, kiểm soát, phân tích rồi mới ra quyết định lựa chọn.
- Hướng dẫn sinh viên thực hiện việc tự học:
+ Trên lớp: giáo viên phân công, hướng dẫn sinh viên khi làm việc theo tổ, theo nhóm, theo cặp và cá nhân, phải phát huy tính chủ động, tích cực và sáng tạo không nên ỷ lại vào các bạn khác trong nhóm, tổ của mình. Giáo viên giao nhiệm vụ cho sinh viên cụ thể, hợp lý và yêu cầu sinh viên nghiêm túc làm việc. Trong lớp luôn thể hiện tinh thần bình đẳng, dân chủ và tôn trọng ý kiến của nhau, nghiêm túc học hỏi lẫn nhau, thẳng thắn phê bình những hành vi gian lận trong học tập.
+ Ở nhà: Giáo vỉên giao nhiệm vụ, phân công, hướng dẫn sinh viên làm việc theo nhóm, tổ và cá nhân (cho sinh viên tự chọn nhóm sao cho phù hợp với điều kiện hoàn cảnh gia đình, thời gian học tập, điều kiện đi lại, mỗi nhóm khoảng từ 3-4 em, hoạt động nhóm và cá nhân là chủ yếu). Giáo viên phân công nhóm trưởng, thư ký và nhiệm vụ cụ thể cho từng sinh viên khi cần thiết.
Không chỉ cần có các hình thức tổ chức tự học khoa học, mà sinh viên cần phải tự học với tinh thần chủ động, tự giác, chăm chỉ và phát huy tính sáng tạo. Các yếu tố: hình thức tự học và tính tự giác, chăm chỉ, sáng tạo có mối quan hệ chặt chẽ, bổ sung cho nhau giúp sinh viên học tốt. Trên cơ sở giáo viên hướng dẫn các cách thức tự học thì sinh viên cũng phải tự lựa chọn, tự tìm cho mình hình thức tự học phù hợp với bản thân .
- Giáo viên cần quản lý được các hình thức tự học của sinh viên thông qua việc giao nội dung, khối lượng kiến thức cho sinh viên phải hoàn thành như: đọc sách, tự làm bài tập, chuẩn bị bài về nhà…Giáo viên cũng cần bồi dưỡng các hình thức tự học hiệu quả cho sinh viên. Giáo viên là người theo dõi, kiểm tra để biết được năng lực của
học sinh trong việc vận dụng các hình thức tự học, khả năng tư duy, khả năng lĩnh hội những kiến thức mới từ tài liệu mà giáo viên giao cho sinh viên…
- Các nhà quản lý, giáo viên tổ chức dạy thêm, học thêm một cách nghiêm túc, phù hợp quy định của Bộ GD&ĐT, tránh lãng phí thời gian, và tiền bạc của sinh viên và gia đình. Hiện nay, khối lượng kiến thức trong sách giáo khoa và bài tập về nhà nhiều, nếu không có sự hướng dẫn của giáo viên thì sinh viên không thể hiểu để tiếp thu và làm bài tập đƣợc. Với một tiết học 45 phút, giáo viên khó có thể truyền đạt hết tất cả kiến thức, nội dung yêu cầu theo sách giáo khoa và cũng không phải tất cả SV đều hiểu và nắm được kiến thức ngay sau khi nghe giảng, do đó, nhu cầu học thêm vẫn tồn tại.
● Quản lý nội dung tự học của sinh viên
*Mục đích, ý nghĩa Nội dung tự học là vấn đề quan trọng và cốt lõi trong hoạt động tự học của SV. Có kế hoạch, có phương pháp, có thời gian, có điều kiện cơ sở vật chất nhưng nội dung không phù hợp thì hoạt động tự học chỉ là hình thức. Đảm bảo cho SV có nội dung tự học phù hợp, thiết thực và vừa sức sẽ là điều kiện tốt nhất để SV sử dụng thời gian tự học một cách tích cực, duy trì được hứng thú, phát huy được nỗ lực, phát triển tư duy sáng tạo của SV.
Quản lý nội dung tự học của SV nhằm tận dụng và phát huy hiệu quả thời gian ngoài giờ lên lớp của SV nội trú, hướng SV tập trung vào những nội dung của yêu cầu đào tạo. Đồng thời nâng cao trách nhiệm của cán bộ quản lý giáo dục và cán bộ quản lý KTX trong nhiệm vụ quản lý hoạt động tự học của SV.
● Nội dung và cách thực hiện
- Giáo viên bộ môn thường xuyên giao nhiệm vụ tự học cụ thể cho SV
* Mục tiêu: Việc giáo viên bộ môn lên lớp giao nhiệm vụ tự học nhằm giúp SV xây dựng được kế hoạch tự học và các nội dung tự học phù hợp với yêu cầu của môn học. Giao nhiệm vụ tự học nghĩa là ở mỗi bài học của môn học, giáo viên nêu ra các yêu cầu cụ thể buộc SV phải thực hiện.
* Các bước thực hiện:
- Giáo viên giảng dạy tại lớp, trước khi giảng dạy môn học, bài học hoặc sau khi dạy xong bài học, tiến hành giao nhiệm vụ cho SV:
+ Hướng dẫn cụ thể tên sách, giáo trình, tài liệu có liên quan đến môn học. + Giao nhiệm vụ đọc sách, giáo trình, tài liệu.
+ Xây dựng hệ thống các bài tập và yêu cầu SV tự làm.
+ Định hướng cho SV nghiên cứu các nội dung theo các chủ đề.
- Khi kết thúc học phần hoặc môn học, giáo viên hướng dẫn SV lựa chọn đề tài dưới dạng viết tiểu luận, bài tập lớn để nghiên cứu nhằm từng bước gắn phương pháp nghiên cứu khoa học tạo cơ sở để khuyến khích SV tham gia nghiên cứu khoa học.
- Xác định rõ vai trò của GVCN trong quản lý nội dung tự học
SV trong lớp, nên là người hiểu rõ nhất về SV lớp chủ nhiệm. Ngoài ra GVCN là người thường xuyên đánh giá các hoạt động của SV, trong đó có hoạt động tự học. Vậy nên, nếu không nắm được nội dung tự học của SV, không am hiểu về ngành nghề SV đang theo học, không biết hết các môn học thì không thể giúp SV giải quyết các vướng mắc trong quá trình tự học.
Khi lựa chọn và bố trí GVCN, lãnh đạo các khoa, trung tâm phải lựa chọn những giáo viên am hiểu về ngành nghề hoặc giáo viên có hiểu biết về các môn học của lớp chủ nhiệm trong năm học. Ngoài ra GVCN lớp phải là người đảm nhiệm việc giảng dạy một số môn học tại lớp.
* Các bước thực hiện:
- Giáo viên khi được phân công làm công tác chủ nhiệm phải tìm hiểu và nắm vững lý lịch của các SV trong lớp và những đặc điểm của tập thể lớp.
- GVCN phải thường xuyên theo dõi, bám sát lớp và thường xuyên liên hệ với giáo viên bộ môn để nắm chắc các nội dung tự học của SV.
- Nhà trường cần có các chế độ động viên khuyến khích GVCN quan tâm đến nội dung tự học của SV và gắn trách nhiệm của GVCN lớp với kết quả tự học của SV.
Để công tác quản lý nội dung tự học có nề nếp và đạt hiệu quả, Phòng đảm bảo chất lượng đào tạo kết hợp Phòng đào tạo, các khoa, trung tâm thường xuyên kiểm tra kế hoạch bài dạy của từng GV, dự giờ dạy trên lớp xem việc tổ chức giao nhiệm vụ cho SV, đối chiếu với nội dung tự học của SV để đánh giá chất lượng của biện pháp quản lý nội dung tự học.
- Định kỳ hàng năm bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ quản lý KTX
Cán bộ quản lý KTX là những người được nhà trường phân công và được phụ huynh SV gửi gắm việc quản lý, giáo dục SV nội trú, là những người chịu trách nhiệm về mọi hoạt động khép kín của SV ngoài giờ lên lớp. Vì vậy để quản lý tốt hoạt động tự học của SV cần tuyển chọn và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý có phẩm chất, năng lực và nhiệt tình với công việc. Hàng năm Phòng Công tác SV kết hợp với các phòng, khoa, trung tâm tổ chức bồi dưỡng, tập huấn cho họ về kiến thức, phương pháp quản lý hoạt động tự học,...để họ có thể nắm được nội dung tự học thông qua chương trình môn học, thời khoá biểu, thông qua kế hoạch tự học của SV, thông qua giao ban hàng tuần... và họ có thể phối hợp với GVCN, GV giảng dạy có định hướng nội dung tự học, tư vấn cho sinh viên giải quyết nhiệm vụ tự học.
Hiện cán bộ quản lý KTX là những sỹ quan quân đội được nhà trường hợp đồng làm công tác quản lý, giáo dục SV nội trú, họ là những người làm việc có trách nhiệm, tận tâm, tận tình với công việc, nhưng họ chưa được thường xuyên bồi dưỡng nghiệp vụ và tham gia vào công tác quản lý HĐTH của SV nội trú.
- Khuyến khích SV tham gia các buổi hội thảo, báo cáo chuyên đề, tham quan, thực tế
cần lôi cuốn SV tham gia vào các buổi hội thảo, báo cáo chuyên đề của những thầy giáo vừa đi thực tế, tổ chức cho SV đi tham quan.