Động cơ, kỹ năng và thói quen tự học

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tự học của sinh viên trường cao đẳng sư phạm pakse tỉnh champasak nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 31 - 33)

7. Cấu trúc luận văn

1.3.2. Động cơ, kỹ năng và thói quen tự học

- Động cơ tự học là yếu tố kết định kết quả tự học của sinh viên: mọi hoạt động của con người đều có mục đích, được thúc đẩy bởi hệ thống động cơ của hoạt động đó. Động cơ hoạt động là lực đẩy, là nguyên nhân trực tiếp của hành động. Nó duy trì hứng thú, tạo ra sự chú ý liên tục, giúp chủ thể vượt mọi khó khăn đạt tới mục đích đã định, vì vậy, động cơ hoạt động quyết định kết quả của hoạt động.

Hoạt động tự học của sinh viên được thúc đẩy bởi động cơ học tập nói riêng. Giống như động cơ hoạt đông nói chung, động cơ học tập cũng có nhiều cấp độ khác nhau, bắt đầu là sự thỏa mãn nhu cầu hoàn thành nhiệm vụ tự học, tự khẳng định mình, chuẩn bị cho tương lai... cho tới mức độ cao là thỏa mãn nhu cầu hiểu biết, lòng khát khao tri thức và được nảy sinh trong muối quan hệ với đối tượng tự học.

- Tuy nhiên, động cơ tâm lý không phải là cái thuần túy ở bên trong cá thể. Nó phải được vật thể hóa ra bên ngoài ở đối tượng của hoạt động. Điều đó, có nghĩa là động cơ phải có một hình thức tồn tại vật chất hiện thức ở bên ngoài. Với ý nghĩa đó,

đối tượng của hoạt động chính là nơi hiện thân của động cơ hoạt động ấy. Mọi động cơ đều có nguồn gốc từ bên ngoài, được hình thành từ những tác động bên ngoài và được cá nhân hóa thành hứng thú, tâm thế,... của một cá nhân. Hình thành động cơ hoạt động cho cá nhân phải bắt đầu tự xây dựng các điều kiện bên ngoài phù hợp với nhận thức, tình cảm của cá nhân. Đó chính là quá trình chuyển vào trong của những điều kiện, những yêu cầu có nguồn gốc từ bên ngoài thành động cơ cá nhân, từ những động cơ có thứ bậc thấp đến những động cơ có thứ bậc cao hơn.

- Sự nảy sinh động cơ tự học lúc đầu xuất phát từ ý thức, trách nhiệm bắt buộc phải hoàn thành nhiệm vụ tự học. Trong quá trình tự học, chính nội dung tri thức khoa học làm nảy sinh ở sinh viên khao khát hiểu biết, ham muốn và say mê tự nghiên cứu, thỏa mãn nhu cầu hiểu biết của mình. Như vậy, động cơ tự học không có sẵn, không thể áp đặt từ bên ngoài, mà phải được hình thành dần dần tronh chính quá trình sinh viên ngày càng đi sâu chiếm lĩnh đối tượng học tập.

- Muốn cho hoạt động tự học được thực hiện, trước hết động cơ tự học phải được củ thể hóa thành những nhiệm vụ tự học. Thông qua hành động tự học để hoàn thành nhiệm vụ tự học, do sự thôi thúc của động cơ tự học có thứ bậc ban đầu, sinh viên đạt được những mục đích riêng lẽ, bộ phận và trước mắt, dần dần tiến tới chiếm lĩnh toàn bộ đối tường học tập.

Khi bắt tay vào giải quyết nhiệm vụ tự học, mục đích tự học xuất hiện dưới hình thức một biểu tượng chung về sự hoàn thành nhiệm vụ đó. Xét về nội dung, biểu tượng ban đầu còn nghèo nàn, thô sơ và có nguồn gốc từ động cơ học tập. Trong quá trình giải quyết các nhiệm vụ tự học, biểu tượng ban đầu ngày càng được cụ thể hóa dần. Những mục đích bộ phận tiếp theo được hình thành dần đần sinh viên tiến tới mục đích cuối cùng là chiếm lĩnh tri thức khoa học. Trong quá trình đó, một khi mục đích bộ phận được hình thành đầy đủ, nó lập tức trở thành phương tiện cho sự hình thành mục đích bộ phận tiếp theo. Như vậy, mục đích cuối cùng được hình thành một cách tất yếu trong quá trình sinh viên thực hiện một hệ thống nhiệm vự tự học.

- Kỹ năng tự học là yếu tố cần thiết cho việc tổ chức hoạt động tự học của sinh viên. Hoạt đông tự học của sinh viên được tiến hành bởi các hành động tự học. Hành động tự học là thành phần của hoạt động tự học hướng tới những mục đích nhất định là hoàn thành nhiệm vụ tự học đề ra. Khi hướng tới những mục đích nhất định hành động tự học được thực hiện bằng cách thao tác trí tuệ tùy thuộc vào mục đích, điều kiện, tri thức, kỹ năng sinh viên đã có. Những thao tác trí tuệ tham gia thực hiện hành động ấy chính là hành động đã được tổ chức lại và trở thành phương thức chiếm lĩnh, hoàn thành các nhiệm vụ tự học khác.

Mặt khác, khi thực hiện các hành động tự học, sinh viên không tư duy theo sự dẫn dắt trực tiếp của giáo viên, không tiếp nhận các kết luận có sẵn mà bằng các hành động tự khám phá theo lộ trình mới do chính sinh viên quyết định, trong quá trình đó, sinh viên luôn tìm ra cách học phù hợp với đặc điểm riêng của mình, vận dụng một

cách sáng tạo và linh hoạt những cách học đã viết vào từng trường cụ thể chứ không phải sơ kết máy móc. Do đó, trong hoạt động tự học luôn đòi hỏi sinh viên vững vàng và chủ động trong cách học.

Vì vậy, để sinh viên tự tổ chức được hoạt động điều quan trọng trước tiên là họ phải có kỹ năng thực hiện các hành động tự học, hoàn thành nhiệm vụ, thỏa mãn nhu cầu nhận thức ngày càng cao của chính mình. Chính kỹ năng tự học là điều kiện vật chất bên trong để sinh viên biến động cơ tự học thành kết quả cụ thể, làm cho sinh viên tự tin hơn vào bản thân mình, bồi dưỡng và phát triển hứng thú, duy trì tính tích cực trong hoạt đôngj tự học.

Cách hành động tự học bao gồm: đọc, ghi chép, hệ thống hóa, khái quát hóa tri thức, giải bài tập nhận thức, làm thí nghiệm,... Để tự học có kết quả, sinh viên có những tri thức, kỹ năng tương ứng với các hành động đó, tức là phải có kỹ năng tự học [2].

- Thói quen tự học là tự có ý thức học mà học không cần ai nhắc nhở hay thôn thức. Hiểu thực tế hơn là sau những giờ học trên lớp sinh viên sẽ sắp xếp khoảng thời gian ở nhà để tự học những kỹ năng cần thiết. Điều này giúp sinh viên không chỉ nằm vững kiến thức trong việc học tập mà còn có thể phát triển bản thân có thói quen tự học. Để học được bất cứ điều gì thì sinh viên phải xây dựng thói quen tự học vì thói quen sẽ giúp sinh viên tự học tập hay làm việc gì đó mà không cần phải cố gò ép bản thân, thói quen sẽ giúp sinh viên làm nó một cách nhẹ nhàng mà bộ não không cần phải đấu tranh tư tưởng để làm nó [22].

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tự học của sinh viên trường cao đẳng sư phạm pakse tỉnh champasak nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 31 - 33)