7. Cấu trúc luận văn
1.4.3. Nội dung quản lý hoạt động tự học
trưởng ) nhằm phối hợp chất chẽ vai trò tổ chức điều khiển, xây dựng kế hoạch, sắp xếp thời gian, đến việc thực hiện kế hoạch của CBQL cấp dưới, của giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm , cán bộ lớp bằng các tác động sư phạm của hộ nhằm tổ chức, nhắc nhở, kiểm tra , đôn đốc học sinh với vai trò chủ động tích cực của học sinh. - Quản lý hoạt động tự học làm cho nội dung tự học cần liên với nội dung học tập trong giờ chính khóa phù hợp với mực tiêu nội dung chương trình đòa tạo của trường. Quản lý hoạt động tự học còn giúp cho việc tự học được thực hiện một cách khoa học , chủ động , có hiệu quả , phần nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo của nhà trường. Quản lý hoạt động tự học nhằm phát huy nội lực của người học nói riêng, góp phần phát huy nội lực trong sự nghiệp GD&ĐT.
- Quản lý hoạt động tự học còn nhằm thực hiện tốt nguyên lý giáo dục của. Đảng : học đi đôi với hành, lý luận kết quả tự học, quản lý các điều kiện đảm bảo cho việc hoạt động tự học.
• Quản lý HĐTH trên lớp
Là hoạt động của cơ quan quản lý tác động lên chủ thể nhằm nắm bắt thông tin về người học một cách chính xác để kịp thời đưa ra phương hướng, biện pháp khắc phục những kiến thức thiếu hụt cho học sinh, khích lệ và phát huy những kiến thức có lợi cho học sinh.
• Quản lý HĐTH ngoài giờ lên lớp
Là hoạt động của cơ quan quản lý tác động lên chủ thể thực hiện để nắm bát được tình hình học tập của học sinh ngoài giờ lên lớp: sĩ số, tình hình ôn tập, mức độ tự học...
• Quản lý các điều kiện, phương tiện hỗ trợ HĐTH
Hoạt động này nhằm nắm bắt được những thông tin chính xác, cần thiết về thiết bị dạy và học góp phần đảm bảo cho công tác dạy học của giáo viên được diễn ra trong điều kiện tốt nhất có thể. Nắm được các ưu điểm , nhược điểm của các điều kiện, phương tiện dạy học để từ đó tìm ra biện pháp chủ động trong mọi tình huống có thể xáy ra.
• Phối hợp quản lý HĐTH
Các bộ phận quản lý phải có sự phối hợp nhịp nhàng chặt chẽ với nhau tạo điều kiện tốt nhất cho HĐTH diến ra theo một trình tự khoa học hợp lý và đạt hiệu quả cao.
• Quản lý việc kiểm tra đánh giá kết quả tự học
Việc kiểm tra đánh giá kết quả tự học đóng vai trò vô cùng quan trọng, nó là điều kiện để cơ quan quản lý nắm bắt được ưu nhược điểm của từng học sinh từ đó tìm ra biện pháp khắc phục giúp người học đạt được kết quả mong muốn trong quá trình học tập [14].
* Xây dựng động cơ tự học cho sinh viên
Mọi hoạt động của con người đều là hoạt động có mục đích, được thúc đẩy bởi động cơ nhất định. Động cơ hoạt động là lực đẩy trực tiếp, là nguyên nhân trực tiếp
của hành động, duy trì có hứng thú, tạo ra sự chú ý liên tục giúp chủ thể vượt mọi khó khăn đạt mục đích đã định. Vì vậy, động cơ là một yếu tố quan trọng quyết định kết quả của hoạt động đó.
Hoạt động tự học của sinh viên bình đẳng như các hoạt động khác, song nó có tính độc lập cao vá mang đậm sắc thái cá nhân, điều này càng khẳng định nó được thúc đẩy bởi hệ thống động cơ học tập nói chung, động cơ tự học nói riêng. Giống như động cơ hoạt động nói chung, động cơ tự học cũng có nhiều cấp độ khác nhau, bắt đầu tự sự thỏa mãn nhu cầu phải hoàn thành nhiệm vụ tự học bắt buộc, tự khẳng định mình trong xã hội, trong học tập và công tác cho tới cấp độ cao là thỏa mãn nhu cầu hiểu biết, nhu cầu khám phá tri thức nhân loại.
*Quản lý nội dung tự học
Để quản lý được nội dung tự học, hướng cho sinh viện xác định nội dung tự học phù hợp mục tiêu, yêu cầu đào tạo và môn học, giáo viên phải hướng dẫn nội dung tự học cho sinh viên. Nội dung tự học cơ bản có hai phần:
+ Hệ thống các nhiệm vụ tự học có tính chất bắt buộc (sinh viên bắt buộc phải hoàn thành).
+ Định hướng nghiên cứu, đào sâu, mở rộng tri thức từ các vấn đề trong nội dung học tập.
* Quản lý kế hoạch tự học
Xây dựng kế hoạch tự học là việc làm quan trọng góp phần nâng cao chất lượng tự học. Kế hoạch tự học là bảng phân chia nội dung tự học theo thời gian một cách hợp lý dựa trên yêu cầu nhiệm vụ tự học, khả năng của bản thân và các điều kiện được đảm bảo, nhằm hướng tới mục tiêu đào tạo, mục tiêu môn học, bài học, kế hoạch tự học giúp cho người học thực hiện các nhiệm vụ tự học một cách khoa học và hiệu quả.
Quản lý việc xây dựng kế hoạch và quản lý thực hiện kế hoạch tự học sẽ góp phần nâng cao chất lượng tự học của sinh viên.
*Quản lý các phương pháp tự học
Phương pháp tự học là những cách thức mà cá nhân người học sử dụng để tiếp thụ, xử lý nội dung học tập trong quá trình nhận thức của mình. Phương pháp tự học có mối quan hệ chặt chẽ với các yếu tố của quá trình dạy học, bị chi phối bởi các yếu tố đó, đặc biệt là phương pháp dạy. Với chức năng tổ chức, điều khiển hoạt động nhận thức cho người học, phương pháp dạy có tác dụng định hướng phương pháp tự học cho người học.
Nội dung quản lý phương pháp tự học gồm:
+ Quản lý tri thức phương pháp tự học: Người học nằm mô hình, chức năng của từng phương pháp cụ thể và sự sáng tạo phương pháp trong tự học.
+ Quản lý kỹ năng tự học: Nghe (giảng trên lớp, băng dĩa) đọc (giáo trình, tài liệu tham khảo khác,...) ghi chép, trao đổi, xử lý số liệu, phân tích, tổng hợp, so sánh của sinh viện.
*Quản lý các điều kiện đảm bảo cho hoạt động tự học của sinh viên gồm các mặt sau:
+ Quản lý cơ sở vật chất phục vụ học tập trên lớp và tự học + Quản lý tài liệu, phương tiện kỹ thuật phục vụ cho tự học
+ Quản lý các hoạt động đảm bảo thời gian cho hoạt động tự học của sinh viên *Quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả tự học
+ Kiểm tra đánh giá tinh thần, thái độ tự học trong tổng thể đánh giá kết quả học tập.
+ Chọn hình thức kiểm tra phù hợp, có hình thức kiểm tra những nội dung tự học đã giao cho sinh viên.
+ Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch tự học theo các mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ tự học. Phát hiện sai lệch, giúp người học điểu chỉnh hoạt động tự học [3].