Khái niệm tự học

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tự học của sinh viên trường cao đẳng sư phạm pakse tỉnh champasak nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 25 - 26)

7. Cấu trúc luận văn

1.2.4. Khái niệm tự học

Tự học (self-learning) là quá trình nỗ lực chiếm lĩnh tri thức của bản thân người học bằng hành động của chính mình, hướng tới những mục đích nhất định. Đã có nhiều nghiên cứu về vấn đề tự học ở nhiều góc độ khác nhau.

Khái niệm tự học đã được nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước quan tâm xem xét như N.A.Rubakin, Nguyễn Cảnh Toàn, Vũ Văn Tảo, Nguyễn Kỳ, Lê Khánh Bằng,... Dưới đây là một số quan điểm của các nhà nghiên cứu về vấn đề này:

Thông thường khái niệm “Tự học” được hiểu là “Tự học lấy một mình trong sách chứ không có thầy dạy” (Theo Thanh Nghị, trong Việt Nam tân từ điển), cũng có thể hiểu là “Tự đi tìm lấy kiến thức có nghĩa là tự học”.

Tuy nhiên, theo tác giả Nguyễn Hiến Lê, trong cuốn “Tự học - một nhu cầu thời đại mới” lại cho rằng: “Tự học nên được hiểu là không ai bắt buộc mà mình tự tìm tòi, học hỏi để hiểu biết thêm và có thầy hay không, ta không cần biết. Người tự học hoàn toàn làm chủ mình, muốn học môn nào tùy ý, muốn học lúc nào cũng được, đó mới là điều kiện quan trọng”. Ông cũng trích dẫn để làm rõ hơn về khái niệm và tầm quan trọng của tự học “Mỗi người đều nhận thức hay thức giáo dục: Một thứ, do người khác truyền cho, một thứ quan trọng hơn nhiều, do mình tự kiếm lấy”.

Theo tác giả Lê Khánh Bằng: “Tự học là tự mình suy nghĩ, sử dụng các năng lực trí tuệ và phẩm chất tâm lý để chiếm lĩnh một lĩnh vực khoa học nhất định”.

Quan điểm này, tác giả cho rằng tự học là việc học của chính bản thân người học, chính họ phải huy động các năng lực trí tuệ, các phẩm chất tâm lý để chiếm lĩnh những khoa học của loài người và biến những tri thức đó thành vốn kinh nghiệm của bản thân.

dụng các năng lực trí tuệ (quan sát, phân tích, so sánh, tổng hợp...) và có cả cơ bắp (công cụ) cùng các phẩm chất của mình, cả động cơ tình cảm, nhân sinh quan, thế giới quan (như trung trực, khách quan, có chí tiến thủ, không ngại khó, ngại khổ, kiên trì, nhẫn nại, lòng ham mê khoa học.) để chiếm lĩnh một lĩnh vực hiểu biết nào đó của nhân loại, biến lĩnh vực đó thành sở hữu của mình. Việc tự học sẽ được tiến hành khi người học có nhu cầu muốn hiểu biết một kiến thức nào đó và bằng nỗ lực của bản thân cố gắng chiếm lĩnh được kiến thức đó” [19].

Tuy cách phát biểu có khác nhau song nhình chung ý kiến của hầu hết các nhà khoa học đều thống nhất cho rằng hoạt động tự học là quá trình nỗ lực chiếm lĩnh tri thức khoa học của bản thân người học bằng hoạt động của chính mình.

Theo chúng tôi, trong quá trình dạy học, học sinh có thể tiến hành hoạt động tự học dưới nhiều hình thức khác nhau, trong những điều kiện khác nhau. Học sinh tự mình huy động mọi chất, năng lực để tiến hành các hoạt động tìm tòi, khám phá một cách độc lập nhằm mục dích chiếm lĩnh tri thức là họ đã tiến hành hoạt động tự học.

Hoạt động tự học của học sinh có thể diễn ra dưới sự điều khiển trực tiếp của giáo viên trong các hình thức dạy học trên lớp, ngoài lớp. Lúc này, học sinh đóng vai trò chủ thể nhận thức tích cực huy động các chức năng tâm lý cá nhân thực hiện các hành động học tập để lĩnh hội kiến thức, hình thành kỹ năng, thái độ dưới sự dẫn dắt của giáo viên.

Khi tự học không có sự chỉ đạo trực tiếp của giáo viên, học sinh phải tự mình lập kế hoạch hay cụ thể hóa nhiệm vụ học tập của bản thân, lập kế hoạch về sử dụng các phượng pháp, phương tiện, hình thức tự học, tự tổ chức, tự kiểm tra, tự điều chỉnh việc học, tự phân tích kết quả học tập. Trong giai đoạn này học sinh tiến hành hoạt động tự học nhằm củng cố, ôn tập, đào sâu, mở rộng tri thức,... hoàn thành các nhiệm vụ học tập giáo viên giao cho.

Trong quá trình học tập, ngoài những hoạt động tự học được tiến hành dưới sự tổ chức và điều khiển của giáo viên, học sinh còn tiến hành hoạt động tự học nhằm đáp ứng nhu cầu hiểu biết riêng, bổ sung và mở rộng hiểu biết ngoài chương trình dạy học đã qui định.

Như vậy, hoạt động tự học của học sinh có phạm vi rất rộng. Nó có thể diễn ra ở trên lớp với sự tổ chức và điều khiển của giáo viên, tự học ở nhà dưới sự tổ chức và điều khiển gián tiếp của giáo viên, tự học hoàn toàn độc lập không có sự tổ chức và điều khiển của giáo viên.

Trong luận văn này, tự học được hiểu là những hoạt động nhận thức tự giác, tích cực, tự lực của học sinh tiến hành dưới sự chỉ đạo của giáo viên nhằm thực hiện các nhiệm vụ dạy học của nhà trường [2].

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tự học của sinh viên trường cao đẳng sư phạm pakse tỉnh champasak nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 25 - 26)