Thực trạng hoạt động tự học của sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Pak

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tự học của sinh viên trường cao đẳng sư phạm pakse tỉnh champasak nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 54 - 57)

7. Cấu trúc luận văn

2.3.1. Thực trạng hoạt động tự học của sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Pak

Pak Sê tỉnh Champasak nước CHDCND Lào

2.3.1. Thực trạng hoạt động tự học của sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Pak Sê tỉnh Champasak nước CHDCND Lào Pak Sê tỉnh Champasak nước CHDCND Lào

- Nhận thức của sinh viên về hoạt động tự học

Tự học có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình học tập của sinh viên. Tự học nhằm phát huy tính tự giác học và nghiên cứu. Việc tự học đối với sinh viên có vai trò hết sức quan trọng vì qua đó góp phần cho sinh viên tự rèn luyện khả năng tư duy và sáng tạo của cá nhân. Đặc biệt hiện nay, các trường đều áp dụng dạy và học theo học chế tín chỉ. Với cách học này, sinh viên có quyền lựa chọn thời gian học, chọn

môn học mà không cần phải chờ theo thứ tự chương trình. Bởi thế, cách học này yêu cầu sự tự giác, tinh thần quyết tâm và nỗ lực học tập của người học.

Ở trường Cao đẳng Sư phạm Pak Sê tỉnh Champasak nước CHDCND Lào, qua khảo sát về nhận thức của sinh viên, kết quả như sau:

Bảng 2.5. Nhận thức về mức độ quan trọng hoạt động tự học của sinh viên trường cao đẳng sư phạm Pak Sê

TT Mức độ quan trọng của việc tự học Số SV (%)

1 Rất quan trọng 190 (88,37%) 2 Tương đối quan trọng 20 (9,30%) 3 Ít quan trọng 5(2,32%) 4 Không quan trọng 0

Qua kết quả trên, chúng tôi có nhận xét phần lớn sinh viên được khảo sát đã trả lời là nhận thức rõ vai trò của việc tự học là rất quan trọng và tương đối quan trọng (trên 97%). Tuy nhiên, tìm hiểu thêm qua phỏng vấn, việc tự học này được các bạn sinh viên hiều nhầm là hình thức học cá nhân, không phụ thuộc vào người khác và không cần sự cộng tác của bạn bè, của thầy cô giáo. Các bạn sinh viên chưa phân biệt được rõ ràng rằng đây chỉ là yêu cầu tối thiểu đối với một sinh viên. Một số ít (2,32%) cho rằng việc tự học ít quan trọng vì các nguồn học tập khác cũng giúp việc tự học có hiệu quả hơn. Việc học cần giao lưu ở các bạn khác ngành, các khóa trước để nâng cao trình độ và tiếp thu bài tốt hơn, nhằm bổ sung thêm kiến thức. Hay tạo ra những nhóm học để các bạn dễ dàng trao đổi kiến thức và giúp đỡ nhau trong học tập cũng rất quan trọng cho việc tự học.

b) Động cơ thúc đẩy tự học của sinh viên

Chúng tôi tham khảo ý kiến đánh giá của GV và SV trường Cao đẳng Sư phạm Pak Sê tỉnh Champasak nước CHDCND Lào cho rằng có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến HĐTH của SV như hứng thú học tập bộ môn, sự định hướng của giảng viên, môi trường cạnh tranh lành mạnh, đua nhau học tập giữa các sinh viên, kết quả xếp hạng...

Qua khảo sát các động cơ thúc đẩy tự học của sinh viên về các nội dung: Để vượt qua các kỳ thi, kiểm tra để có điểm số, có bằng cấp, có cơ hội kiếm việc làm; Vì mong muốn đạt thành tích và kết quả cao trong học tập và các kỳ thi, kiểm tra; Do hứng thú với môn học, với chương trình học chính khóa; Vì ham học, khát vọng tìm tòi chiếm lĩnh tri thức; Vì yêu thích nghề nghiệp, chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 2.6. Động cơ hoạt động tự học của sinh viên trường cao đẳng sư phạm Pak Sê

STT Động cơ của hoạt động tự học

Mức độ thực hiện (%) Thường xuyên Chưa thường xuyên Chưa bao giờ

1 Để vượt qua các kỳ thi, kiểm tra để có điểm số, có bằng cấp, có cơ hội kiếm việc làm

100 0 0

2 Vì mong muốn đạt thành tích và kết quả

cao trong học tập và các kỳ thi, kiểm tra 20,93 72,09 6,97 3 Do hứng thú với môn học, với chương

trình học chính khóa 23,80 70,69 2,32 4 Vì ham học, khát vọng tìm tòi chiếm lĩnh

tri thức 35,81 57,20 6,97 5 Vì yêu thích nghề nghiệp 53,48 46,52 0

Theo kết quả khảo sát, hai động cơ quan trọng nhất là: để vượt qua các kỳ thi, kiểm tra để có điểm số, có bằng cấp, có cơ hội kiếm việc làm (100% SV) và vì yêu thích nghề nghiệp (53,48% SV). Con số thống kê đã phản ánh đúng tâm lý chung của người học. Động lực tự học viên có được nhờ việc yêu thích khoa chuyên ngành đã chọn, yêu thích môn học, đam mê tìm hiểu những kiến thức của bộ môn là điều kiện tiên quyết. Vì yêu thích mà họ sẽ có thể tự mình tìm ra những kiến thức mới để thỏa mãn đam mê bằng cách tìm hiểu thêm các tài liệu ngoài những kiến thức mà thày cô giáo cung cấp. Với những bạn sinh viên có đặt cho mình mục tiêu bằng cấp ngay từ đầu khi vào trường như phải có bằng giỏi, bằng khá để xin được việc dễ dàng hơn, tốt hơn thì họ bắt buộc phải có mục tiêu cho việc phân loại học tập. Điểm phân loại tốt khi học thể hiện tốt trong quá trình học tập cũng như kết quả bài thi. Để có được kết quả như thế, học viên cần nhiều kiến thức không chỉ của môn học mà còn những kiến thức bổ sung cho môn học. Vì vây, sinh viên mới cần phải tự học để trang bị nhiều kiến thức hơn.

Ngoài ra, sự truyền đạt, giảng bài của các giảng viên cũng mang lại động lực tự học cho SV. Những bài giảng hay sẽ tạo hứng thú cho sinh viên, mở mang nhiều kiến thức mới từ đó giúp cho sinh viên yêu thích môn học hơn. Trong quá trình giảng, giáo viên có thể kích thích sự tò mò của sinh viên khi đưa ra những kiến thức mới bằng những gợi ý thú vị và gợi mở những tài liệu mà sinh viên nên tìm hiểu thêm để hoàn thiện kiến thức của mình. Môi trường học tập với nhiều bạn bè cũng ham hiểu biết, trao đổi bài vở, kiến thức với nhau khiến mỗi sinh viên đều muốn chứng tỏ mình với bạn bè cũng có những tác động tích cực cho mong muốn tìm tòi, khám phá của sinh viên.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tự học của sinh viên trường cao đẳng sư phạm pakse tỉnh champasak nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 54 - 57)