Quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện kon rẫy tỉnh kon tum (Trang 25 - 27)

8. Cấu trúc luận văn

1.2.5. Quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp

Quản lý hoạt động GDHN ở các trường phổ thông là đề cập đến một nội dung của công tác quản lý nhà trường. Nội dung quản lý này lại càng quan trọng, nhất là trong bối cảnh đổi Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã và đang thực hiện.

Theo nhiều tác giả, Quản lý học động GDHN là một hệ thống bao gồm các tác động từ phía chủ thể quản lý đến khách thể một các có định hướng, có chủ đích rõ ràng thông qua công cụ quản lý (các chủ trương, chính sách, cơ chế ...) phương tiện quản lý (CSVC, trang thiết bị ...) nhằm đạt tới mục tiêu giáo dục học sinh.

Quản lý hoạt động GDHN gồm những thành tố sau:

- Chủ thể quản lý là lãnh đạo quản lý (Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng), trên cơ sở quyền hạn, chức năng và năng lực bản thân sử dụng một cách hợp lý và hiệu quả các nguồn lực cho công tác GDHN để đạt được mục tiêu GDHN.

- Đối tượng quản lý: Là tất cả mọi người được phân công thực hiện công tác GDHN cho học sinh, bao gồm: Giáo viên được phân công giảng dạy hướng nghiệp học sinh, tập thể học sinh nhà trường, các tổ chức đoàn thể nhà trường, các thầy cô bộ môn, nhân viên và cha mẹ học sinh. Đối tượng quản lý GDHN còn bao gồm các hình thức hướng nghiệp, tài chính nhà trường, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho GDHN.

Công cụ quản lý: là những công cụ của người quản lý hướng nghiệp sử dụng trong quá trình quản lý nhằm định hướng, dẫn dắt, khích lệ và phối hợp hoạt động của những người trực tiếp thực hiện công tác hướng nghiệp và học sinh trong thực hiện mục tiêu chương trình hướng nghiệp. Hiện nay, ở Việt Nam công cụ chủ yếu để quản lý HN là các quy định, các cơ chế và chính sách của nhà nước và Bộ GD&ĐT đối với công tác hướng nghiệp.

- Phương pháp quản lý: là cách thức tác động những phương tiện khác nhau của cán bộ quản lý hướng nghiệp đến hệ thống bị quản lý nhằm đạt được mục tiêu quản lý. Phương pháp quản lý bao gồm việc lựa chọn công cụ, phương tiện quản lý như quyền lực, quyết định, cơ chế chính sách, tài chính, kỹ thuật-công nghệ ... và lựa chọn cách thức tác động như tác động quyền lực, tách động bằng kinh tế, tác động bằng tư tưởng chính trị ... của cán bộ quản lý hướng nghiệp tới đối tượng quản lý.

Theo chủ trương phân luồng cho học sinh sau tốt nghiệp THCS (cấp học giáo dục cơ bản), đây là vấn đề đặt ra trong đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục. Đối với cấp học THCS, khái niệm quản lý hoạt động GDHN ở các trường THCS phải được tiếp cận từ các khái niệm quản lý, quản lý hướng nghiệp cho học sinh THCS và quản lý hoạt động GDHN. Chính vì vậy, tác giả quan niệm: Quản lý hoạt động GDHN ở trường THCS là một hệ thống bao gồm các tác động từ phía chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý một cách có định hướng, có chủ đích rõ ràng thông qua nội dung quản lý nhằm đạt tới mục tiêu hướng nghiệp cho học sinh.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện kon rẫy tỉnh kon tum (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)