Thực trạng hình thức tổ chức hoạt động giáo dục hướng nghiệp

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện kon rẫy tỉnh kon tum (Trang 59 - 62)

8. Cấu trúc luận văn

2.3.3.Thực trạng hình thức tổ chức hoạt động giáo dục hướng nghiệp

Qua nghiên cứu lý luận và tìm hiểu thực tiễn từ các trường THCS trên địa bàn huyện Kon Rẫy. Tôi đưa ra 7 hình thức chính được sử dụng phổ biến trong hoạt động GDHN. Kết quả khảo sát mức độ thực hiện theo 4 mức độ như đã quy ước được ghi nhận ở bảng 2.7.

Bảng 2.8. Kết quả khảo sát về hình thức tổ chức hoạt động GDHN của CBQL, GV và HS nhà trường đối với hoạt động GDHN

- Đối với CBQL và GV

S

TT Nội dung

Mức độ thực hiện Kết quả thực hiện

1 2 3 4 5 ĐTB XH 1 2 3 4 5 ĐTB XH

01

Thông qua dạy học các môn học cơ bản

2 4 68 11 3,04 1 4 2 10 60 9 3,80 2

02

Thông qua việc tổ chức hoạt động GDHN chính khóa

6 8 62 9 2,87 2 2 4 14 46 19 3,98 1

03 Thông qua hoạt

động ngoại khoá 10 14 54 7 2,68 3 6 12 29 36 2 3,19 4 04

Thông qua hoạt động dạy học và dạy môn GDCD

36 44 3 2 1,66 6 28 42 12 2 1,84 7

05

Thông qua các buổi sinh hoạt hướng nghiệp

14 56 10 5 2,07 5 4 6 50 16 9 3,24 3

06 Thông qua dạy

nghề phổ thông 54 22 6 3 1,51 7 8 34 25 18 2,62 6

07

Thông qua việc tổ chức tham quan các nhà máy, cơ sở sản xuất

- Đối với HS

S

TT Nội dung

Mức độ thực hiện Kết quả thực hiện

1 2 3 4 5 ĐTB XH 1 2 3 4 5 ĐTB XH

01

Thông qua dạy học các môn học cơ bản (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

13 80 63 24 2,54 4 2 6 93 59 20 3,49 2

02

Thông qua việc tổ chức hoạt động GDHN chính khóa

9 38 62 71 3,08 1 6 13 63 56 42 3,64 1

03 Thông qua hoạt

động ngoại khoá 10 93 50 27 2,52 5 9 20 97 32 22 3,21 3 04

Thông qua hoạt động dạy học và dạy môn GDCD

12 84 58 24 2,52 5 5 24 105 35 13 3,15 4

05

Thông qua các buổi sinh hoạt hướng nghiệp

13 88 53 26 2,51 7 9 32 96 26 12 2,92 7

06 Thông qua dạy

nghề phổ thông 14 76 61 29 2,58 2 13 34 87 31 15 3,01 6

07

Thông qua việc tổ chức tham quan các nhà máy, cơ sở sản xuất

12 77 48 43 2,68 3 11 14 113 32 10 3.09 5

Số liệu ở bảng 2.8. cho thấy hình thức GDHN của các trường THCS trên địa bàn huyện Kon Rẫy khá phong phú, tuy nhiên mức độ thực hiện và kết quả thực hiện trong đánh giá của CBQL, GV và HS lại không hoàn toàn tương đồng với nhau.

- Về mức độ thực hiện các hình thức GDHN:

Qua khảo sát mức độ thực hiện của CBQL, GV và HS đánh giá thực hiện hầu hết tất cả 7 hình thức GDHN nêu trên đều thực hiện ở các trường THCS trên địa bàn huyện Kon Rẫy. Tuy nhiên, mức độ thực hiện những hình thức này lại không giống nhau. Trong đó nội dung: Thông qua chương trình GDHN chính khóa và thông qua các buổi tư vấn hướng nghiệp được đánh giá cao nhất đạt mức độ 3 (thường xuyên

thực hiện) trong thang đo 4 mức. Hình thức thông qua việc tổ chức tham quan các nhà máy, cơ sở sản xuất, thông qua dạy nghề phổ thông được cả 3 đối tượng đánh giá là không tổ chức thực hiện. Các hình thức còn lại đạt ở mức độ 2 thỉnh thoảng tổ chức.

Qua trao đổi với các em học sinh, các em cho biết chương trình tư vấn, định hướng nghề nghiệp và chọn các trường THPT được các thầy cô trong BGH dành phần lớn thời gian tổ chức tuyên truyền trong các buổi chào cờ hàng tuần. Hình thức tổ chức tham quan nhà máy, các cơ sở dạy nghề, các trường THPT là khó tổ chức thực hiện, liên quan đến các vấn đề như kế hoạch của nhà trường, sự phối hợp giữa gia đình học sinh và các cơ sở dạy nghề và kinh phí tổ chức thực hiện.

Từ năm học 2017 - 2018, học sinh không đăng ký học nghề phổ thông. Đây là sự nhận thức không đầy đủ về công tác GDHN, đặc biệt là công tác dạy nghề, đồng thời các cơ sở dạy nghề cần phải tổng kết, đánh giá lại hiệu quả của công tác dạy nghề phổ thông ở các trường THCS. Qua tìm hiểu, công tác dạy nghề được tổ chức ở các trường THCS chủ yếu phối hợp với trung tâm GDNN-GDTX để tổ chức, chủ yếu là lấy kết quả cộng điểm tuyển sinh vào lớp 10, các năng lực, mục tiêu khác của công tác giáo dục nghề phổ thông không đạt yêu cầu đề ra.

Về thực hiện các nội dung GDHN: Qua khảo sát kết quả thực hiện các hình thức GDHN có sự đánh giá khác nhau giữa CBQL, GV và HS cụ thể như sau:

+ Đối với CBQL, GV: Đánh giá cao kết quả thực hiện các hình thức, 2/7 tiêu chí đạt mức độ 4, mức độ khá (Thông qua chương trình GDHN chính khóa và thông qua các buổi tư vấn hướng nghiệp). Thông qua dạy nghề phổ thông và thông qua việc tổ chức tham quan các nhà máy, các cơ sở sản xuất kết quả thực hiện được đánh giá là yếu. Các hình thức còn lại được đánh giá thực hiện ở mức độ trung bình có điểm trung bình từ 2,62 đến 3,24.

+ Đối với HS: Các em đánh giá hình thức thông qua chương trình các buổi tư vấn, các buổi chào cờ hành tuần; thông qua hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm thực tế được đánh giá cao nhất đạt mức độ 4, mức độ khá. Các nội dung còn lại được HS đánh giá mức độ trung bình có điểm từ 3,01 đến 3,21. Thông qua hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm thực tế trong và ngoài nhà trường được đánh giá ở mức độ thấp nhất với điểm trung bình là 2,92.

Qua kết quả đánh giá mức độ kết quả thực hiện các hình thức trong chương trình GDHN của CBQL, GV và HS, kết hợp từ kết quả trao đổi với đối tượng, tôi nhận thấy: CBQL, GV đều đánh giá cao các hình thức chính làm công tác GDHN (Thông qua chương trình GDHN chính khóa và thông qua các buổi tư vấn hướng nghiệp).

Các hình thức GDHN khác như: Thông qua việc tổ chức tham quan trường THPT, CĐ, TCCN, trường nghề ...; Thông qua dạy nghề phổ thông ít được thực hiện ở các trường và kết hợp thực hiện chỉ nằm ở mức thấp. Điều đáng nói là việc GDHN thông qua viêc tổ chức tham quan các nhà máy, cơ sở sản xuất; thông qua các môn công nghệ và tích hợp lồng ghếp trong các môn văn hóa là hai hình thức được thực hiện ít nhất, thậm chí nhiều trường không thực hiện và hiệu quả thấp trong 7 hình thức nêu trên. Khi trao đổi với các nhà quản lý về thực trạng trên thì đa số đều lí giải nguyên nhân bắt nguồn về quỹ thời gian dành cho hoạt động này không có nhiều. Việc tham quan các nhà máy, cơ sở sản xuất ít khi thực hiện vì tốn kém, mất nhiều khâu như liên hệ, phối hợp giữa các bên, tổ chức, quản lý học sinh ... từ đó nảy sinh tâm lí ngại phiền phức. Còn mức độ và kết quả GDHN thông qua môn công nghệ và tích hợp lồng ghếp trong các môn văn hóa thấp là do giáo viên giảng dạy chỉ lo chú trọng dạy kịp chương trình, lo hiệu quả giảng dạy nên thời gian thay vì dành cho việc lồng ghép, tích hợp để GDHN thì GV dùng để ôn tập, giải đề và cũng cố kiến thức. Một số GV được hỏi thẳng thắn trả lời: Họ thực hiện nhiệm vụ giảng dạy chuyên môn chứ không phải thực hiện nhiệm vụ GDHN.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện kon rẫy tỉnh kon tum (Trang 59 - 62)