Mối quan hệ giữa các biện pháp

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện kon rẫy tỉnh kon tum (Trang 93 - 95)

8. Cấu trúc luận văn

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp

Tất cả những biện pháp trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, biện pháp này là tiền đề để tiến hành các biên pháp khác. Để nâng cao hoạt động GDHN cho học sinh ở

các trường THCS trên địa bàn huyện Kon Rẫy tỉnh Kon Tum đòi hỏi nhà quản lý phải nghiên cứu các biên pháp trong mối quan hệ tổng thể trên cơ sở tận dụng, khai thác những điểm mạnh, nắm bắt thời cơ và những đặc điểm riêng của mỗi trường để tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả.

Trên cơ sở khung lí luận được xây dựng và những nhận định thực tiễn về quản lí hoạt động GDHN ở các trường THCS trên địa bàn huyện Kon Rẫy, tôi đề xuất 6 biện pháp quản lí hoạt động GDHN ở các trường THCS trên địa bàn huyện Kon Rẫy gồm:

Thứ nhất: Tổ chức nâng cao nhận thức về vai trò, trách nhiệm của cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh và phụ huynh đối với công tác hướng nghiệp

Thứ hai: Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ làm công tác hoạt động giáo dục hướng nghiệp

Thứ ba: Đổi mới phương pháp, hình thức GDHN trong các trường THCS trên địa bàn huyện Kon Rẫy

Thứ tư: Xây dựng cơ chế phối hợp với cha mẹ học sinh và các tổ chức trong hoạt động giáo dục hướng nghiệp học sinh ở các trường THCS trên địa bàn huyện Kon Rẫy

Thứ năm: Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị, kinh phí phục vụ trong hoạt động hướng nghiệp của nhà trường

Thứ sáu: Tăng cường công tác xã hội hóa, các nguồn hỗ trợ hợp pháp để tổ chức các hoạt động hướng nghiệp

Các biện pháp trên liên quan chặt chẽ với nhau, tạo thành biện pháp tác động vào quản lý hoạt động GDHN ở các trường THCS trên địa bàn huyên Kon Rẫy. Tất cả 6 biện pháp đều được đề xuất trên cơ sở tiếp cận chức năng quản lý; giữa các biện pháp có mối quan hệ biện chứng, chặt chẽ theo mối quan hệ có các chức năng quản lý và đều thực hiện nhiệm vụ cơ bản, phổ biến của nhà quản lý. Thực hiện biện pháp thứ nhất sẽ có ảnh hưởng, tác động qua lại với các biện pháp thứ 2, 3, 4, 5, 6 và ngược lại theo thứ tự các biện pháp. Nêu thực hiện tốt các biện pháp này sẽ là cơ sở để thực hiện tốt biện pháp kia và ngược lại.

Trong 6 biện pháp quản lý hoạt động GDHN ở các trường THCS trên địa bàn huyện Kon Rẫy được đề xuất trên nhằm mục đích áp dụng thành công, hiệu quả trong quá trình hoạt động độc lập, riêng lẽ mà có mối quan hệ biện chứng chặt chẽ với nhau, tạo thành một chỉnh thể thống nhất hỗ trợ lẫn nhau, mỗi biện pháp quản lý đề xuất của luận văn tuy có phạm vi tác động riêng đối với các thành tố của hoạt động GDHN có ý nghĩa riêng đối với các chức năng quản lý song chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại, bổ sung hỗ trợ cho nhau để đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả

hoạt động GDHN và quản lý hoạt động GDHN ở các trường THCS trên địa bàn huyện Kon Rẫy.

Song không có biện pháp nào là tối ưu, các biện pháp đều có ưu điểm và những hạn chế nhất định; các biện pháp quản lý phải được thực hiện trong những điều kiện cụ thể, phù hợp với đặc thù của đơn vị. Khi giải quyết một nhiệm vụ quản lý, hiệu trưởng nhà trường phải vận dụng và phối hợp nhiều biện pháp để giải quyết, tùy theo công việc, con người, điều kiện, hoàn cảnh cụ thể mà lựa chọn và kết quả các biện pháp quản lý một cách thích hợp. Vì vậy, người hiệu trưởng cần có sự phối hợp linh hoạt trong việc vận dụng các biện pháp để đạt hiệu quả cao nhất trong công tác GDHN phù hợp với đặc điểm của đơn vị.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện kon rẫy tỉnh kon tum (Trang 93 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)