8. Cấu trúc luận văn
2.3.1. Thực trạng giáo dục nghề nghiệp
Qua kết quả khảo sát cho thấy: tỷ lệ CBQL 80% và GV là 87,14% cho rằng hoạt động GDHN tại các trường THCS cần thiết và rất cần thiết. Điều này phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đề ra cũng như các văn bản, chỉ thị, hướng dẫn của Bộ GD&ĐT về hoạt động GDHN. Tuy nhiên, vẫn còn 6,67 CBQL, 5,71 GV, 5.00 HS và đặc biệt là 56,67 PHHS cho rằng hoạt động GDHN chưa cần thiết lắm; điều đó chứng tỏ còn một bộ phận HS, GV, CBQL vẫn chưa thấy hết vai trò
quan trọng của hoạt động này. Có thể cho rằng việc tham gia hoạt động GDHN chỉ làm mất thời gia học tập của học sinh, thêm gánh nặng cho học sinh về mặt kiến thức, làm cho học sinh không có tập trung học tập những môn học cho là quan trọng hơn. Từ những nhận thức lệch lạc như trên cần được tuyên truyền, giáo dục, giải thích để họ hiểu rõ bản chất của sự cần thiết của GDHN; bởi vì có tham gia tích cực vào hoạt động GDHN mới giúp cho học sinh chuẩn bị lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai phù hợp với bản thân và điều kiện kinh tế của gia đình.
Hầu hết các em có nhận thức đúng đắn về sự cần thiết của hoạt động GDHN, chính các em cho rằng tham gia hoạt động GDHN sẽ giúp HS cùng khắc sâu những kiến thức, mở rộng và nâng cao hiểu biết về thế giới nghề nghiệp phù hợp với năng lực, sở trường và yêu cầu nghề nghiệp của xã hội. Bên cạnh đó, có 5% HS cho rằng chưa cần thiết lắm dẫn đến không tham gia vào hoạt động và cho ràng nội dung hoạt động GDHN nghèo nàng, hình thức, ít hấp dẫn, chưa phong phú. Chính vì vậy, nhận thức về nghề nghiệp của HS rất hạn chế; các em chọn nghề theo hướng suy nghỉ chủ quan, cảm tính, không căn cứ vào năng lực, sở trường của bản thân, vào nhu cầu của địa phương và xã hội. Việc lựa chọn nghề nghiệp cho mình chủ yếu do ảnh hưởng từ gia đình, bạn bè và một phần do tác động của các kênh thông tin khác không chính thống vì vậy học sinh thường lúng túng khi chọn nghề; thiếu hiểu biết về thể lực và sức khỏe của bản thân, không có đủ thông tin về những chống chỉ định y học trong nghề nghiệp, điều đó làm học sinh hiểu sai lầm trong việc chọn nghề cho mình.
Bảng 2.5. Sự cần thiết của hoạt động GDHN trong nhà trường.
Đối tượng khảo sát Mức độ khảo sát CBQL GV PHHS HS SL % SL % SL % SL % Rất cần thiết 12 80,00 61 87,14 5 16,67 35 19,44 Cần thiết 2 13,33 5 7,14 8 26.67 136 75,56 Chưa cần thiết 1 6,67 4 5,71 17 56,67 6 5,00 Không cần thiết Tổng số khảo sát 15 70 30 180
Bảng 2.6. Mức độ nhận thức và hiểu biết về hoạt động GDHN trong nhà trường - Đối với CBQL STT Nội dung CBQL SL % Điểm trung bình 1 Đầy đủ 7 46,66 4.20 2 Tương đối đầy đủ 4 26,66
3 Chưa đầy đủ 4 26,66 4 Không đầy đủ Tổng 15 - Đối với GV STT Nội dung CBQL SL % Điểm trung bình 1 Đầy đủ 30 42,85 4,24 2 Tương đối đầy đủ 28 40,00
3 Chưa đầy đủ 11 15,01 4 Không đầy đủ 1 1,42 Tổng 70 - Đối với HS STT Nội dung CBQL SL % Điểm trung bình 1 Đầy đủ 122 67,77 4,37 2 Tương đối đầy đủ 20 11,11
3 Chưa đầy đủ 20 11,11 4 Không đầy đủ 18 10,00
Tổng 180
Qua điều tra, khảo sát ở bảng 2.6. có điểm trung bình CBQL là 4.20; của GV có điểm trung bình là 4,24 và HS 4,37 cho thấy có sự đồng thuận cao trong ý kiến trả lời của các đối tượng khảo sát về vấn đề được đưa ra.
Kết quả phân tích 3 nhóm đối tượng được trình bày trong bảng 2.6 cho thấy có sự tương đồng và không có chênh lệch lớn giữa quan điểm của CBQL, GV và HS ở các trường THCS trên địa bàn huyện Kon Rẫy về nhận thức và hiểu biết của hoạt động
GDHN. Sự nhận thức và hiểu biết về mục tiêu của hoạt động GDHN được CBQL, GV đánh giá rất quan trọng, trong khi các em HS đánh giá ở mức đầy đủ chiếm 67,77%. Điều này cũng dễ hiểu bởi CBQL, GV là những người đứng đầu nhà trường và những người trực tiếp, gián tiếp làm công tác GDHN sẽ nhận thức được sự đúng đắn, đầy đủ và cấp thiết của hoạt động GDHN nhưng khi triển khai đến học sinh thì chưa giúp học sinh nhận thức đầy đủ về mục tiêu của hoạt động GDHN ở các trường THCS trên địa bàn huyện Kon Rẫy.