8. Cấu trúc luận văn
3.4.5. Kết quả khảo nghiệm
Từ 3.41- 4.20; Từ 4.21- 5.00; Mức độ cấp thiết Hoàn toàn
không cấp thiết Không cấp thiết Ít cấp thiết Cấp thiết Rất cấp thiết Mức độ khả thi Hoàn toàn
không khả thi Không khả thi Ít khả thi Khả thi Rất khả thi
3.4.5. Kết quả khảo nghiệm
a. Về tính cấp thiết
Bảng 3.2. Đánh giá tính cấp thiết của các biện pháp đề xuất
TT Các biện pháp SL & TL Kết quả Điểm TB 1 2 3 4 5 1
Biện pháp 1: Tổ chức nâng cao
nhận thức về vai trò, trách nhiệm của cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh và phụ huynh đối với công tác hướng nghiệp
SL 0 4 10 43 28
4,12
TL 0 4,72 11,77 50,59 32,94
2 Biện pháp 2: Tổ chức bồi dưỡng
TT Các biện pháp SL & TL Kết quả Điểm TB 1 2 3 4 5
làm công tác hoạt động giáo dục
hướng nghiệp TL 2,35 4,71 7,06 56,47 29,41
3
Biện pháp 3: Đổi mới phương pháp, hình thức GDHN trong các trường THCS trên địa bàn huyện Kon Rẫy
SL 2 2 10 50 21
4,01 TL 2,35 2,35 17,76 58,82 24,71
4
Biện pháp 4: Xây dựng cơ chế phối hợp với cha mẹ học sinh và các tổ chức trong hoạt động giáo dục hướng nghiệp học sinh ở các trường THCS trên địa bàn huyện Kon Rẫy
SL 2 2 14 50 17
3,92 TL 2,35 2,35 16,47 58,82 20,00
5
Biện pháp 5: Tăng cường cơ sở
vật chất, trang thiết bị, kinh phí phục vụ trong hoạt động hướng nghiệp của nhà trường
SL 0 5 10 37 33
4,15 TL 0 5,88 11,26 43,53 38,82
6
Biện pháp 6: Tăng cường công tác xã hội hóa, các nguồn hỗ trợ hợp pháp để tổ chức các hoạt động hướng nghiệp
SL 2 7 20 23 35
4,04 TL 2,35 8,24 23,53 27,06 38,82
Qua kháo sát ở bảng 3.2 cho thấy 6 biện pháp được đề xuất công tác quản lý hoạt động GDHN ở trường THCS trên địa bàn huyện Kon Rẫy dều có mức độ cấp thiết và rất cấp thiết chiếm tỷ lệ khá cao với điểm trung bìn từ 3,92 đến 4,14 ở mức độ Khá trong thang điểm đo lường.
Kết quả đánh giá này chứng tỏ các biện pháp được đề xuất có tính cấp thiết trong công tác quản lý hoạt động GDHN ở các trường THCS trên địa bàn huyện Kon Rẫy. Trong đó, biện pháp “Tổ chức nâng cao nhận thức về vai trò, trách nhiệm của cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh và phụ huynh đối với công tác hướng nghiệp” có điểm trung bình là 4,14 được xếp hạng một trong sáu biện pháp đưa ra. Như vậy, độ tin cậy trong câu trả lời của khách quan ở mức độ tính nhiệm cao và điểm trung bình
nằm trong mức độ cấp thiết cao nhất trong những biện pháp mà tác giả luận văn đưa ra.
Như vậy, qua khảo sát mức độ cấp thiết thì cả 6 biện pháp đều thật sự cấp thiết, trong đó biện pháp 1 “Tổ chức nâng cao nhận thức về vai trò, trách nhiệm của cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh và phụ huynh đối với công tác hướng nghiệp” chính là mấu chốt, là cốt lõi ảnh hưởng lớn đến các biện pháp 2,3,4,5 và 6. Nếu thực hiện được biện pháp nêu trên sẽ tăng hiệu quả rõ rệt và làm thay đổi bộ mặt cho công tác GDHN hiện nay. Các biện pháp đề xuất mang tính khoa học, hợp lí và giải quyết tốt bài toán thực trạng GDHN ít được quan tâm, làm cho hoạt động GDHN sẽ đáp nhu cầu của người học và nhất là nhu cầu về nguồn nhân lực của xã hội. Không nhất thiết mà tùy thuộc vào điều kiện của từng trường để có thể thực hiện từng biện pháp hoặc từng nhóm nội dung trong các biện pháp, nếu thực hiện đồng bộ cùng 6 biện pháp thì chắc chắn sẽ nâng cao hiệu quả hoạt động GDHN một cách toàn diện hơn, thiết thực hơn.
b. Về tính khả thi
Bảng 3.3. Đánh giá tính khả thi của các biện pháp đề xuất
TT Các biện pháp SL & TL Kết quả Điểm TB 1 2 3 4 5 1
Biện pháp 1: Tổ chức nâng cao
nhận thức về vai trò, trách nhiệm của cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh và phụ huynh đối với công tác hướng nghiệp
SL 0 0 6 24 55
4,58 TL 0 0 7,06 28,24 64,41
2
Biện pháp 2: Tổ chức bồi
dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ làm công tác hoạt động giáo dục hướng nghiệp
SL 2 2 4 32 45
4,36 TL 2,35 2,35 4,71 37,65 52,94
3
Biện pháp 3: Đổi mới phương pháp, hình thức GDHN trong các trường THCS trên địa bàn huyện Kon Rẫy
SL 0 4 11 34 36
4,20 TL 4,17 12,94 40,00 42,35
4
Biện pháp 4: Xây dựng cơ chế phối hợp với cha mẹ học sinh và các tổ chức trong hoạt động
SL 2 4 8 34 37
4,18 TL 2,35 4,17 9,41 40,00 43,53
TT Các biện pháp SL & TL Kết quả Điểm TB 1 2 3 4 5
giáo dục hướng nghiệp học sinh ở các trường THCS trên địa bàn huyện Kon Rẫy
5
Biện pháp 5: Tăng cường cơ sở
vật chất, trang thiết bị, kinh phí phục vụ trong hoạt động hướng nghiệp của nhà trường
SL 0 6 8 37 34
4,16 TL 0 7,06 9,41 43,53 40,00
6
Biện pháp 6: Tăng cường công
tác xã hội hóa, các nguồn hỗ trợ hợp pháp để tổ chức các hoạt động hướng nghiệp
SL 1 5 18 24 37
4,07 TL 1,18 5,88 21,18 28,24 43,53
Cũng như tính cấp thiết, các biện pháp đề xuất đều được CBQL, GV đánh giá là khả thi. Trong các giải pháp, giải pháp “Tổ chức nâng cao nhận thức về vai trò, trách nhiệm của cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh và phụ huynh đối với công tác hướng nghiệp” được đánh giá khả thi cao là 92,94% và các biện pháp còn lại dưới 90% CBQL, GV đánh giá và cho rằng rất khả thi, khả thi đưa vào áp dụng. Khi được hỏi về lý do, phần lớp cho rằng đây là những biện pháp mang tính chủ quan, chủ động của CBQL nhà trường. Tuy nhiên, để thực hiện tốt từng biện pháp, CBQL cần tính đến yếu tố khách quan cũng như những khó khắn, tồn tại hiện nay.
Nâng cao nhận thức về GDHN trong lực lượng nhà trường có thể thay đổi nhanh chóng như lực lượng ngoài xã hội, nhất là khi mà vần còn một số bộ phận PH và lực lượng xã hội vẫn thờ ơ, thiếu quan tâm thực sự đến GDHN ... cần phải có thời gian tiến hành thường xuyên, có cách làm tích cực. Hay là biện pháp bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ làm công tác hoạt động giáo dục hướng nghiệp: để có một đội ngũ làm công tác GDHN trong nhà trường đảm bảo cả về số lượng, chất lượng đáp ứng tốt yêu cầu về năng lượng, nhất là tư vấn hướng nghiệp và tổ chức hoạt động GDHN đòi hhỏi phải được đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên ... điều này vượt khả năng của nhà trường và phụ thuộc vào cơ chế, chính sách của Ngành, địa phương về công tác cán bộ, đào tạo bồi dưỡng ...
Có thể nói, từ bảng kết quả khảo nghiệm các biện pháp QL hoạt động GDHN đề xuất đều được CBQL, GV đánh giá cao tính cấp thiết và khả thi. Các biện pháp này
tuy chưa đầy đủ và đáp ứng được hết các yêu cầu về QL nâng cao chất lượng GDHN hiện nay ở hầu hết các trường THCS trên địa bàn huyện Kon Rẫy hiện nay nhưng tôi cho rằng, đây là những biện pháp cốt lõi, rất cần thiết và rất quan trọng trong công tác quản lý hoạt động GDHN.
Các biện pháp nếu được thực hiện một cách đồng bộ, thường xuyên, tác động đồng thời đến nhiều đối tượng QL trên cơ sở phù hợp với điều kiện nhà trường chắc chắn sẽ có thay đổi tích cực và mang tính hiệu quả cao trong công tác quản lý, đáp ứng những yêu cầu thực hiện mục tiêu GD nói chung và GDHN nói riêng ở các trường THCS trên địa bàn huyện Kon Rẫy tỉnh Kon Tum hiện nay và trong tương lai.
Tiểu kết chương 3
Kết quả nghiên cứu lý luận tại chương 1, từ thực trạng hoạt động GDHN và quản lý hoạt động GDHN ở các trường THCS trên địa bàn huyện Kon Rẫy ở chương 2, tôi đã đề xuất 6 biện pháp quản lý hoạt động GDHN. Mỗi biện pháp được phân tích cụ thể, chi tiết về mục đích, ý nghĩa, nội dung và tổ chức thực hiện. Các biện pháp đưa ra nhằm tác động vào tất cả các khâu của hoạt động GDHN ở mỗi nhà trương.
Nhìn chung tất cả 6 biện pháp được đề xuất qua thăm dò, lấy ý kiến đều được cho là sự cấp thiết và tính khả thi cao, có thể ứng dụng, triển khai trong thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động GDHN ở các trường THCS trên địa bàn huyện Kon Rẫy. Tuy nhiên, để công tác này thật sự chất lượng, thực sự đáp ứng nhu cầu của người học, của xã hội hiện nay rất cần sự tâm huyết, sự “dấn thân”, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm của những người làm công tác quản lý. Có như thế mới nâng cao hiệu quả hoạt đông GDHN nói riêng và giáo dục toàn diện nói chung cho các em học sinh.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Trong giai đoạn hiện nay, đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước Đảng và nhà nước ta đã hết sức coi trọng đến công tác GD&ĐT, coi GD là “Quốc sách hàng đầu”. Vậy đổi mới quản lý, nâng cao chất lượng GD là nhiệm vụ mà toàn ngành đang quyết tâm thực hiện. Tăng cường hoạt động GDHN cho học sinh THCS là một việc làm có tính cấp thiết. Đó là đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước về GD toàn diện cho học sinh THCS trong giai đoạn hiện này và trong thời gian tới.
Qua khảo sát, nghiêm cứu và tìm hiểu, tôi nhận thấy công tác quản lý hoạt GDHN cho học sinh ở trường THCS Huyện Kon Rẫy tỉnh Kon Tum những năm qua đã được triển khai đạt kết quả tốt. Tuy nhiên, công tác quản lý hoạt động giáo dục GDHN hiện nay cũng còn nhiều hạn chế, bất cập. Ý thức của một ít giáo viên vẫn chưa cao, chưa thực sự tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về công tác hoạt động GDHN; Nội dung còn cứng nhắc, chậm đổi mới, hình thức nghèo nàn, thiếu sự hấp dẫn; sự phối hợp giáo dục chưa chặc chẽ, chưa thật sự phát huy sức mạnh tổng hợp của lực lượng giáo dục trong và ngoài XH. Việc kiểm tra đôn đốc chưa thường xuyên; Công tác truyền thông về hướng nghiệp cho học sinh và sự lan tỏa đến mọi người xung quang vẫn còn nhiều hạn chế.
Từ việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn, tôi đề xuất 06 biện pháp quản lý hoạt động hướng nghiệp cho học sinh THCS đến ban giám hiệu các trường THCS tại huyện Kon Rẫy tỉnh Kon Tum. Tôi đã tiến hành khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi. Kết quả, đa số cho rằng: 06 biện pháp đều có tính cấp thiết và khả thi. Tôi hy vọng rằng, các biện pháp này sẽ giúp cho các nhà quản lý trong việc quản lý hoạt động hướng nghiệp cho học sinh tại các trường THCS đạt kết quả cao. Đó chính là mảnh đất ươm gieo khát vọng chính đáng, khát vọng để chọn được một nghề nghiệp phù hợp với bản thân học sinh và xã hội phát triển.
2. Khuyến nghị
2.1. Với Bộ Giáo dục và đào tạo
- Tổ chức nghiên cứu, biên soạn một tài liệu có hệ thống, chuẩn mực về lý luận hoạt động và quản lý hoạt động GDHN; Hướng dẫn, tạo điều kiện cho các trường THCS có sự hiểu biết về lý luận cũng như vận dụng hiệu quả công tác này.
- Tiếp tục cải tiến nội dung, xây dựng chương trình, tăng thời lượng về hoạt động hướng nghiệp phù hợp với mục tiêu GD phổ thông mới.
- Ban hành các văn bản quy định về trách nhiệm của các trường cao đẳng, trung cấp và các cơ sở đào tạo nghề trong việc phối hợp với các trường THCS hiện nay trong hoạt động GDHN cho học sinh.
- Đảm bảo đầy đủ GV được đào tạo chính quy để tổ chức hoạt động hướng nghiệp tại các trường THCS.
- Nên đưa nội dung hoạt động hướng nghiệp vào chương trình chính khóa và đánh giá vào cuối năm học như một môn học.
2.2. Với Ủy ban nhân dân huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum
- Chỉ đạo các xã, thị trấn trong công tác lồng ghếp tuyên truyền với xã hội, gia đình học sinh và học sinh trong công việc chọn nghề nghiệp trong tương lai phù hợp với bản thân, điều kiện kinh tế của gia đình và địa phương.
- Chỉ đạo UBND các xã, thị trấn tăng cường nguồn lực (CSVC, con người, internet, tài liệu ...), phát huy hiệu quả hơn nữa các trung tâm học tập cộng đồng giúp cho phụ huynh nắm bắt thêm các thông tin về nghề nghiệp, thị trường lao động ... giúp học sinh có thêm cơ hội được GDHN tại các trung tâm này.
- Chỉ đạo Phòng tài chính kế hoạch, Phòng GD&ĐT, Phòng LĐTH&XH, UBND các xã, thị trấn nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện cơ chế chính sách đối với học sinh đi học nghề, hỗ trợ cho học sinh dân tộc thiểu số, học sinh nghèo, học sinh thuộc diện chính sách, học sinh sau khi tốt nghiệp THCS tiếp tục học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, lao động tại làng nghề truyền thống tại địa phương.
- Có kế hoạch xây dựng nhiều sân chơi bổ ích mang tính cộng đồng.
2.3. Với Phòng GD&ĐT huyện Kon Rẫy tỉnh Kon Tum
- Tiếp tục quan tâm chỉ đạo các trường THCS thực hiện công tác GDHN. Trong đó, chú trọng đến đổi mới nội dung, phương thức GDHN phù hợp với đăc điểm của học sinh và điều kiện thực tế của địa phương. Cần chỉ đạo lãnh đạo các đơn vị trường học, cơ sở trực thuộc nâng cao nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của công tác GDHN.
- Tăng cường công tác chỉ đạo, quản lý, nhất là công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp của các trường THCS hiện nay.
- Quan tâm mua sắm, bổ sung CSVC, TBDH đáp ứng yêu cầu đối với hoạt động GDHN tại các trường THCS hiện nay.
- Tổ chức bồi dưỡng nghiệp cho CBQL, báo cáo viên và GV kiêm nhiệm công tác Đoàn, Đội và giáo viên chủ nhiệm làm công tác GDHN giống như tập huấn về công tác chuyên môn như những môn khác...
- Tham mưu UBND huyện có biên chế GV được đào tạo chính quy để tổ chức các hoạt động hướng nghiệp tại các trường THCS.
- Tổ chức hội nghị tổng kết, rút kinh nghiệm, báo cáo điển hình về GDHN theo định kỳ.
2.4. Với các trường THCS huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum
- Thành lập Tổ hướng nghiệp về quản lý hoạt động GDHN do Hiệu trưởng làm trưởng ban. Cần xác định rõ vị trí, vai trò và tầm quan trọng của công tác quản lý hoạt động GDHN trong bối cảnh kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và đổi mới phương pháp, nội dung chương trình GDPT 2018.
- Tranh thủ sự ủng hộ, phối hợp và giữ mối quan hệ tốt với chính quyền địa phương, với các cơ sở đào tạo, cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp trong việc thực hiện GDHN cho học sinh.
- Cụ thể hóa chỉ đạo, hướng dẫn của cấp trên thành kế hoạch thực hiện phù hợp với điều kiện thực tiễn tại đơn vị.
- Tăng cường đầu tư kinh phí phục vụ công tác hoạt động hướng nghiệm; Gắn kết mối quan hệ giữa: Nhà trường - Gia đình - Xã hội; Thường xuyên tổ chức các buổi ngoại khóa và tổ chức thăm quan, dã ngoại.
- Chủ động tổ chức các buổi tập huấn, bồi dưỡng, hội thảo, thảo luận cho CBQL và giáo viên để nâng cao khả năng thực hiện công tác quản lý hoạt động GDHN.
- Thực hiện tốt công tác kiểm tra, đánh giá để kịp thời nắm bắt thông tin tình hình thực hiện và có biện pháp điều chỉnh, khắc phục phù hợp với đơn vị.