Đổi mới phương pháp, hình thức GDHN trong các trường THCS trên địa

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện kon rẫy tỉnh kon tum (Trang 83 - 87)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.3. Đổi mới phương pháp, hình thức GDHN trong các trường THCS trên địa

địa bàn huyện Kon Rẫy

a. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp

- Đảm bảo tính liên thông, tính kế thừa, tính đa dạng, phong phú, phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế của huyện trong hiện tại cũng như tương lai.

- Phát huy hiệu quả trong giáo dục toàn diện học sinh, huy động được toàn thể các ngành, các cấp, của toàn xã hội để đêm lại hiệu quả cao nhất trong hoạt động GDHN, thực hiện thành công các chủ trương, đường lối của Đảng, Nghị quyết 522 của Thủ tướng chính phủ và Kế hoạch số 3188/KH-UBND ngày 14 tháng 11 năm 2018 của Ủy ban nhân tỉnh Kon Tum về Kế hoạch thực hiện Đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018 - 2025 trên địa bàn tỉnh Kon Tum”.

- Đáp ứng đúng nguyện vọng của học sinh trong việc định hướng nghề nghiệp tương lai phù hợp với năng lực, sở thích bản thân và yêu cầu của xã hội trong thời đại mới.

- Đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục toàn diện học sinh, đặt biệt là giáo dục định hướng, phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS, đáp ứng yêu cầu của xã hội và thị trường lao động trong xã hội hiện nay.

b. Nội dung biện pháp

Qua khảo sát thực trạng hoạt động GDHN ở các trường THCS trên địa bàn huyện Kon Rẫy tỉnh Kon Tum, về nội dung, chương trình, phương pháp và hình thức GDHN đa phần chỉ hướng tới việc cung cấp kiến thức cho học sinh mà chưa chú trọng đến việc giải quyết những khó khăn, giải tỏa những vướn mắt của học sinh trong quá trình chọn trường, chọn nghề trong tương lai. Hơn nữa, công tác GDHN ở các trường chỉ chú trọng ở khối 9, chủ yếu mới dựng lại ở việc định hướng học sinh chọn trường THPT phù hợp với học lực của từng học sinh, chưa căn cứ vào năng lực học tập của bản thân, nhu cầu lao động của xã hội. Vì vậy, dẫn đến tình trạng có không ít học sinh, phụ huynh băng khoăn, lúng túng không biết ngoài việc thi vào các trường THPT thì các em sẽ làm gì sau khi tốt nghiệp THCS. Những buổi tư vấn hướng nghiệp được tổ chức gần cuối năm chủ yếu là giải đáp những băng khăn của học sinh, gia đình học sinh về những quy định, cách thức tham gia thi tuyển vào lớp 10, chưa mạnh dạng đề xuất định hướng phân luồng học sinh tham gia học tập tại các cơ sở dạy nghề, các trường trung cấp nghề trên địa bàn huyện, đáp ứng yêu cầu của xã hội. Học sinh hiếm có cơ hội đi tham gia các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và cũng đồng nghĩa với việc không có cơ hội được trải nghiệm và xác lập, định hướng đúng đắn nghề sẽ chọn. Thế nên việc đẩy mạnh hiệu quả trong công tác hoạt động GDHN sẽ khắc phục được tất cả những tồn tại trên và khiến mục tiêu định hướng nghề nghiệp cho học sinh đi đến đích với các nội dung sau:

- Xây dựng mới nội dung chương trình GDHN theo hướng tinh giảm, hiện đại, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi, tăng cường thực hành, vận dụng kiến thức vào thực

tiễn; bổ sung cập nhật các nội dung GDHN trong các môn học phù hợp với thực tiễn được áp dụng trong chương trình GDPT 2018.

- Đa dạng hóa, vận dụng linh hoạt các hình thức tư vấn hướng nghiệp phù hợp với lứa tuổi học sinh; cung cấp kịp thời thông tin về cơ sở giáo dục hướng nghiệp, chính sách đối với người học có trình độ giáo dục nghề nghiệp, chính sách ưu đãi trong giáo dục nghề nghiệp, cơ hội khởi nghiệp, tìm kiếm việc làm, xu hướng thị trường lao động và nhu cầu sử dụng của thị trường lao động.

- Phối hợp với gia đình học sinh, các tổ chức đoàn thể, các cơ sở dạy nghề, các trung tâm hướng nghiệp, các trường trung cấp tổ chức đánh giá, thẩm định hiệu quả nội dung, chương trình, phương pháp và hình thức tổ chức GDHN ở các trường THCS trên địa bàn huyện.

c. Tổ chức thực hiện

* Xây dựng, đổi mới nội dung chương trình GDHN

- Xây dựng kế hoạch, chương trình hoạt động GDHN theo chương trình khung của Bộ giáo dục và Đào tạo, căn cứ vào tình hình thức tế, cơ cấu chuyển dịch kinh tế của địa phương. Nội dung, chương trình GDHN đáp ứng những yêu cầu: Phù hợp với xu thế phát triển của thời đại, phù hợp với tâm sinh lý của học sinh cấp THCS; Tăng cường tính thực tế, tính sáng tạo, không rập khuôn, máy móc theo sách hướng dẫn của giáo viên về hoạt động GDHN; phải phù hợp với đặc thù của địa phương.

- Phát huy sự đóng góp trí tuệ của hội đồng sư phạm nhà trường, của hội CMHS, của gia đình học sinh, của các cơ sở dạy nghề và của chính quyền địa phương và việc xây dựng kế hoạch, chương trình hoạt động GDHN của các trường THCS trên địa bàn huyện. Trong đó bao gồm: Các tổ chuyên môn tham gia góp ý nội dung chương trình GDHN từ cấp tổ, đánh giá các nội dung chương trình GDHN của nhà trường; Tổ chức hội thảo về nội dung, chương trình GDHN của nhà trường có sự tham gia của gia đình học sinh, các nhà khoa học, các nhà kinh tế, các cơ sở dạy nghề, chính quyền địa phương các cấp để đánh giá tính khả thi của nội dung, chương trình GDHN.

- Nôi dung, chương trình GDHN của nhà trường phải được công khai, phổ biến đến phụ huynh học sinh; cung cấp được thông tin thường xuyên, kịp thời về nhu cầu lao động, thị trường lao động của địa phương hiện tại và tương lai.

* Xây dựng đổi mới phương pháp và hình thức GDHN

- Đa dạng các phương pháp GDHN cho học sinh, phù hợp với phát triển tâm lý của học sinh ở các trường THCS. Trong đó bao gồm: Tổ chức thảo luận, nêu các vấn đề liên quan đến thực tiễn về nghề nghiệp, về đặc điểm của thế giới nghề nghiệp, về nhu cầu thị trường, định hướng nghề nghiệp trong tương lai để học sinh trao đổi, tự tìm

hiểu, từ đó khám phá năng lực bản thân, định hướng được niềm đam mê với nghề nghiệp từ đó chọn thi tuyển sinh và các trường THPT hay học nghề tại các cơ sở dạy nghề trên địa bàn huyện, tỉnh; Mời các chuyên gia tư vấn hướng nghiệp, các nhà khoa học, các doanh nhân thành đạt, chuyên gia về dự báo nhu cầu nhân lực ... các học viên ở các cơ sở dạy nghề chia sẽ những kinh nghiệm, những định hướng về nghề nghiệp, những trải nghiệm trong cuộc sống để học sinh cảm nhận tổng quan về thế giới nghề nghiệp, bước đầu định hình được hướng đi trong tương lai của các em học sinh.

- Đa dạng các hình thức hoạt động GDHN cho học sinh, phù hợp với mục tiêu nội dung chương trình, ý nghĩa của việc đổi mới hoạt động GDHN ở các trường THCS trên địa bàn huyện cụ thể như sau: Tổ chức chương trình hoạt động GDHN tại nhà trường theo hình thức gắn với tổ chức các hoạt động tại trường như ngày gian hàng tư vấn, ngày Hội nghề nghiệp, sân khấu hóa việc thể hiện các tác phẩm về thị trường lao động, chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại địa phương, dự báo ngành nghề trong tương lai... Tăng cường tổ chức cho học sinh được tham quan, trải nghiệm học tập, lao động sản xuất tại các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp, các cơ sở đào tạo ... để học sinh có cái nhìn toàn diện về ngành nghề mà mình lựa chọn. Nên tổ chức các buổi thực tập cho học sinh để học sinh được làm trực tiếp, có như thế mới tạo hứng thú cho các em đồng thời giúp các em “đánh thức” niềm say mê nghề nghiệp tương lai trong mình; Triển khai thí điểm mô hình giáo dục nhà trường gắn với thực tiễn sản xuất kinh doanh của địa phương, mô hình phối hợp giữa các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và các trường THCS đào tạo kỹ năng trong chương trình hướng nghiệp.

* Các điều kiện thực hiện biên pháp

- Sở GD&ĐT, Sở LĐTB&XH, chính quyền địa phương các cấp, chỉ đạo các trường trung cấp, các cơ sở dạy nghề, các làng nghề truyền thống, các cơ sở nghề nghiệp, các công ty phối hợp với nhà trường, lồng ghép nội dung chương trình phối hợp để học sinh ở các trường THCS tham quan, học tập và trực tiếp tham gia.

- Phối hợp với hội CMHS, gia đình học sinh, tổ chức chính trị xã hội, các doanh nghiệp tuyển dụng thực hiện công tác xã hội hóa hoạt động GDHN, thực hiện thành công nội dung, chương trình, phương pháp và hình thức GDHN ở các trường THCS trên địa bàn huyện.

- Chính quyền địa phương cần có sự chỉ đạo với các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất, đơn vị tuyển dụng trong việc phối hợp với các trường THCS thực hiện hoạt động GDHN cho học sinh.

3.2.4. Xây dựng cơ chế phối hợp với cha mẹ học sinh và các tổ chức trong hoạt động giáo dục hướng nghiệp học sinh ở các trường THCS trên địa bàn huyện

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện kon rẫy tỉnh kon tum (Trang 83 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)