8. Cấu trúc luận văn
3.2.4. Xây dựng cơ chế phối hợp với cha mẹ học sinh và các tổ chức trong hoạt
Kon Rẫy
a. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp
- Đảm bảo chương trình kế hoạch hoạt động GDHN của nhà trường đi vào thực tế của cuộc sống, mang lại hiệu quả thiết thực trong công tác giáo dục toàn diện cho học sinh.
- Hoạt động GDHN cho học sinh không chỉ là trách nhiệm của nhà trường THCS mà là của tất cả các thành phần kinh tế, mọi tổ chức, mọi doanh nghiệp và cơ quan trên địa bàn huyện Kon Rẫy tỉnh Kon Tum hiện nay.
- Là một biện pháp làm thay đổi căn bản toàn diện hoạt động GDHN từ trước đến nay, thực hiện thành công Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Hội nghị TW8 khóa XI “Về đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”; Nghị quyết số 522 của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch số 3188/KH-UBND ngày 14 tháng 11 năm 2018 của Ủy ban nhân tỉnh Kon Tum về Kế hoạch thực hiện Đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018 - 2025 trên địa bàn tỉnh Kon Tum”.
b. Nội dung biện pháp
- UBND các cấp ban hành văn bản cụ thể hóa trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của từng tổ chức, cơ quan, cơ sơ dạy nghề, các công ty và các làng nghề truyền thống trong việc phối hợp thực hiện hoạt động GDHN cho học sinh trên địa bàn huyện.
- Có sự phối hợp, cơ chế hoạt động cụ thể giữa các tổ chức, cơ sở dạy nghề, sự phối hợp của gia đình học sinh và nhà trường trong việc tạo cơ chế hướng nghiệp, giáo dục nghề nghiệp ở các cơ sở dạy nghề, các trung tâm nghề nghiệp, các làng nghề truyền thống và những nghề hiện tại và trong tương lai.
- Giáo dục, định hướng nghề nghiệp cho học sinh, phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS là trách nhiệm của toàn xã hội, các nhà trường THCS là nhân tố chính để kết hợp, xây dựng và thực hiện thành công hoạt động GDHN, góp phần xây dựng huyện nhà ngày càng phát triển, thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của huyện trong thời gian tới.
c. Tổ chức thực hiện
- Ban giám hiệu nhà trường xây dựng nội dung chương trình, phương pháp và hình thức GDHN của nhà trường theo hướng tinh giản, hiện đại đáp ứng yêu cầu,
nhiệm vụ của hoạt động GDHN. Sau khi tổ chức hội thảo, thống nhất các tổ chức, triển khai chương trình hoạt động GDHN thì lãnh đạo nhà trường tiến hành thực hiện các nhiệm vụ sau: Đánh giá toàn diện năng lực của từng học sinh trong các lớp 6, 7, 8 và 9. Đánh giá sở trường và niềm đam mê nghề nghiệp của từng học sinh. Trên cơ sở, nhà trường phân công chia thành từng nhóm, định hướng năng lực, kiến thức, kỹ năng và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS.
+ Đối với học sinh có học lực yếu, trung bình nhà trường định hướng cho các em đi học nghề phù hợp với niềm đam mê, năng lực đặc thù của bản thân.
+ Đối với học sinh có học lực khá và giỏi, nhà trường định hướng cho các em chọn các trường THPT thi tuyển sinh vào lớp 10; đồng thời định hướng nghề nghiệp mà các em yêu thích để các em chọn các môn phù hợp với việc phát triển năng lực, phẩm chất của các em.
- Sau khi thực hiện phân luồng tại nhà trường, trên cơ sở đăng ký các ngành nghề mà học sinh cần tham gia học tập, nhà trường cần tiến hành các bước sau:
+ Giử văn bản Sở GD&ĐT, SởLĐTH-XH, chính quyền địa phương các cấp giới thiệu các cơ sở đào tạo nghề nghiệp, các doanh nghiệp, các cơ sở nghề địa phương, các trường cao đẳng, trường đại học ... để nhà trường liên hệ, đưa học sinh tham quan, học tập tại nơi phù hợp với khả năng của từng học sinh.
+ Nhà trường gửi nội dung chương trình, phương pháp và hình thức, mục tiêu cần đạt được của các hoạt động GDHN đến các có sở liên kết để góp ý, xây dựng chương trình, nội dung phù hợp với đặc điểm của nơi đào tạo, nơi sản xuất.
- Nhà trường thường xuyên tổ chức hội thảo, sinh hoạt chuyên đề để có đầy đủ các thành phần tham gia GDHN của nhà trường, đại diện của chính quyền các cấp, đại diện các cơ sở liên kết thực hiện hoạt động GDHN để tìm ra giải pháp tốt nhất thực hiện thành công mục tiêu hoạt động GDHN ở các trường THCS trên địa bàn huyện.
- Tổ chức hội thảo gia đình học sinh với nhà trường, chính quyền địa phương các cấp để thực hiện thành công phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS.
* Các điều kiện thực hiện giải pháp
- UBND tỉnh phải ban hành văn bản quy định sự phối hợp, tạo điều kiện và là trách nhiệm của cơ sở dạy nghề, các trường trung cấp, cao đẳng, đại học, các cơ sở dạy nghề, các doanh nghiệp, các công ty, các tổ chức nghề nghiệp đối với các trường THCS trên địa bàn huyện trong việc thực hiện hoạt động GDHN.
- Các tổ chức, cá nhân phải xem xét phối hợp với nhà trường THCS để tổ chức hoạt động GDHN là trách nhiệm của các công ty, doanh nghiệp, của cá nhân đối với sự phát triển của huyện và cũng là động lực góp phần phát triển hơn nữa hoạt động của
công ty, doanh nghiệp.