Quản lý nội dung giáo dục hướng nghiệp

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện kon rẫy tỉnh kon tum (Trang 35 - 36)

8. Cấu trúc luận văn

1.4.2.Quản lý nội dung giáo dục hướng nghiệp

Nội dung dung cơ bản của hoạt động GDHN hiện nay trong nhà trường THCS gồm:

- Giới thiệu cho học sinh các ngành nghề của địa phương và trong xã hội; làm cho học sinh hiểu rõ ý nghĩa của việc lựa chọn nghề; trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản; những hiểu biết cần thiết về các nghề chủ yếu, đối tượng lao động, yêu cầu về thái độ, phẩm chất, sức khỏe; phát triển của từng nghề, chú ý quan tâm đến những nghề của xã hội và địa phương là những ngành mũi nhọn, có triển vọng phát triển trong tương lai ...

- Tạo điều kiện cho học sinh, thực hành kĩ thuật để học sinh tập dượt, thử sức, làm bộc lộ ở người học những đặc điểm về nhân cách, về tâm lý, sức khỏe, đam mê ... để từ đó có định hướng giúp đỡ các em có thể lựu chọn ngành nghề tốt nhất.

- Tổ chức tư vấn, hướng dẫn học sinh trong khâu chọn nghề dựa vào năng lực sở trường của học sinh đã được bộc lộ đối chiếu với sự phân công lao động xã hội, đồng thời điều chỉnh nguyện vọng khi cần thiết và giúp cho học sinh học tập và rèn luyện theo ngành, nghề đã chọn qua hoạt động GDHN trong nhà trường.

Để quản lý nội dung hoạt động đạt hiệu quả, Hiệu trưởng cần nắm bắt yêu cầu nội dung GDHN của từng khối lớp trong chương trình GDHN, chỉ đạo đảm bảo thực hiện các nội dung GDHN phải thực hiện đầy đủ, đúng với các yêu cầu và quy định hiện hành.

Quản lý nội dung còn là công việc trong quá trình xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện, cần rà soát nội dung, cập nhật, bổ sung mới các nội dung cần thiết để đảm bảo tính chính xác, khoa học và sư phạm.

Như vậy trong quản lý nội dung, Hiệu trưởng phải nắm rõ chương trình GDHN theo tinh thần đổi mới mà phải thực tiễn, phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường và địa phương phải đảm bảo của yêu cầu sau:

- Đảm bảo tính khoa học và tính hiện đại: Thông tin cho học sinh về tinh thần kinh tế xã hội của địa phương, nhu cầu về thị trường, về đào tạo nghề, các nhóm ngành nghề xã hội đang cần hiện nay, dự báo tương lai.

- Đảo bảo định hướng thống nhất, tính liên thông, kế thừa và đồng bộ giữa các nội dung giáo dục chương trình hướng nghiệp, từ mức độ nhận biết, làm quen với đặc điểm của từng ngành nghề, khơi dạy niềm đam mê bản thân, từ đó định hướng các hướng đi phù hợp của học sinh sau tốt nghiệp THCS.

Vậy, công tác quản lý chương trình GDHN trong trường THCS hiện nay phải đảm bảo các nguyên tắc, nội dung như trên để có sự chỉ đạo thực hiện đúng đắn nhằm đạt được mục tiêu của nội dung chương trình đề ra.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện kon rẫy tỉnh kon tum (Trang 35 - 36)