8. Cấu trúc luận văn
1.3.2. Mục tiêu hoạt động GDHN ở trường THCS
Thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW tại Hội nghị trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo xác định mục tiêu: “Đổi mới giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát triển và bồi dưỡng năng kiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh”;“Đối với giáo viên nghề nghiệp, tập trung đào tạo các kiến thức, kỹ năng và trách nhiệm nghề. Hình thành hệ thống giáo dục nghề nghiệp với phương thức và trình độ đào tạo kỹ năng nghề theo hướng ứng dụng, đảm bảo đáp ứng nhu cầu nhân lực kỹ thuật công nghệ của thị trường lao động trong nước và quốc tế”.
Theo các nhà nghiêm cứu: “Mục tiêu giáo dục hướng nghiệp là phát hiện và bồi dưỡng tiềm năng sáng tạo của cá nhân, giúp họ hiểu mình và hiểu yêu cầu của nghề, định hướng họ đi vào nghề mà nhà nước đang có nhu cầu nhân lực”.
Theo Quyết định số 522/QĐ-TTg ngày 14 tháng 5 năm 2018 của Chí phủ phê duyệt đề án Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018 - 2025, xác định mục tiêu đến năm 2020 có 55% trường THCS có chương trình hướng nghiệp gắng với hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch
vụ của địa phương; có giáo viên kiêm nhiệm làm nhiệm vụ tư vấn hướng nghiệp đáp ứng yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ; phấn đấu ít nhất 30% học sinh tốt nghiệp THCS tiếp tục học tập tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp [28].
Trong chương trình THCS hiện nay, hoạt động giáo dục hướng nghiệp được thực hiện ở lớp 9, xác định mục tiêu cụ thể như sau:
- Học sinh hiểu được ý nghĩa và tầm quan trọng lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai, giúp học sinh lựa chọn thi vào THPT hoặc đi vào cuộc sống lao động phù hợp với điều kiện của bản thân và yêu cầu đào tạo nhân lực của địa phương và cả nước.
- Giáo dục thái độ lao động và ý thức đúng đắn với nghề nghiệp.
- Học sinh có hiểu biết khái quát về sự phân công lao động xã hội, cơ cấu kinh tế quốc dân, sự phát triển kinh tế của đất nước, địa phương, làm quen với những ngành nghề chủ yếu, nghề cơ bản đặc biệt là nghề truyền thông của địa phương.
- Tìm hiểu năng khiếu, khuynh hướng nghề nghiệp thích hợp nhất; hướng dẫn học sinh đi vào những ngành nghề mà nhà nước, địa phương đang phát triển.
Vậy, mục tiêu nội dung GDHN là phát hiện, bồi dưỡng tiềm năng của học sinh, giúp học sinh hiểu bản thân và hiểu biết về yêu cầu của nghề, chuẩn bị cho học sinh sẳn sàng tâm lý chọn lựa học THPT hoặc học tập tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trên cơ sở đảm bảo sự phù hợp nghề của mỗi học sinh.