8. Cấu trúc luận văn
3.2.1. Tổ chức nâng cao nhận thức về vai trò, trách nhiệm của cán bộ quản lý,
lý, giáo viên, học sinh và phụ huynh đối với công tác hướng nghiệp
a. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp
Nhằm nâng cao nhận thức của CBQL, GV về vai trò của bản thân đối với công tác GDHN, từ đó xác định rõ trách nhiệm, nghĩa vụ của mỗi CBQL, GV đối với hoạt động GDHN cho học sinh, tạo tâm thế tốt trong việc tăng cường, đẩy mạnh phối hợp thực hiện hiệu quả công tác GDHN cho học sinh, đáp ứng yêu cầu của xã hội.
Thay đổi nhận thức của HS, phụ huynh học sinh về hoạt động GDHN cũng như xác định rõ vai trò, trách nhiệm của HS trong việc GDHN của nhà trường.
Nâng cao nhận thức vai trò, trách nhiệm của đội ngũ CBQL, GV, HS và PHHS đối với công tác GDHN sẽ tạo sự thống nhất trong nhận thức của đội ngũ BCQL, GV, HS và PHHS về vai trò, trách nhiệm của mình đối với công tác GDHN của nhà trường. Giải quyết các vấn đề tư tưởng cho CBQL, GV, HS và PHHS cùng nâng cao tinh thần trách nhiệm, tâm huyết, nhiệt tình và chủ động trong việc tổ chức các hoạt động GDHN trong các nhà trường.
b. Nội dung biện pháp
Qua kết quả khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động GDHN và quản lý hoạt động GDHN cho thấy GDHN và quản lý hoạt động GDHN hiện nay ở các trường THCS trên địa bàn huyện Kon Rẫy tỉnh Kon Tum có nhiều bất cập, chưa đáp ứng được nhu cầu về định hướng đào tạo nguồn nhân lực, đặt biệt là nguồn nhân lực cao và rất khó khăn để theo kịp mục tiêu về GDHN trong chương trình giáo dục phổ thông 2018. Để tháo gỡ, giải quyết những vướng mắt, bất cập này nhất thiết phải thay đổi tư duy, nhận thức của chính người làm công tác GDHN, trong đó quan trọng nhất là đội ngũ CBQL, GV và cả HS và PHHS. Đây là những đối tượng ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả của công tác GDHN của nhà trường.
Bên cạnh đó, khi khảo sát thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả công tác quản lý hoạt động GDHN cho thấy yếu tố nhận thức của con người (nhận thức của
người quản lý, của đội ngũ giáo viên, của HS và PH) là các yếu tố tác động, ảnh hưởng mạnh nhất đến hiệu quả của hoạt động GDHN cho học sinh ở các trường THCS trên địa bàn. Vì vậy, để thực hiện thành công hoạt động này, điều tiên quyết nhất là cần tăng cường các biên pháp nhằm nâng cao nhận thức về vai trò, trách nhiệm của đội ngũ CBQL, GV và HS, PHHS đối với công tác GDHN cụ thể sau:
- Thực hiện giáo dục, tuyên truyền cho CBQL, GV và HS, PHHS về vai trò, trách nhiệm và nghĩa vụ của mình đối với hoạt động GDHN.
- Quy định về trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của CBQL, GV và HS, PHHS trong việc tham gia hoạt động GDHN.
c. Tổ chức thực hiện
Xây dựng kế hoạch để tổ chức tuyên truyền với nhiều hình thức khác nhau cho CBQL, GV và HS, PHHS tùy thuộc vào mỗi đơn vị.
Thực hiện giáo dục, tuyên truyền cung cấp tài liệu, tổ chức các lớp tập huấn, các hội thảo khoa học, hội nghị tổng kết về việc phát huy vai trò của từng đối tượng CBQL, GV và HS, PHHS trong công tác GDHN trong nhà trường.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong quản lý hoạt động GDHN hiện nay là CBQL, GV và HS, PHHS chưa nhận thức đúng đắn về vai trò, trách nhiệm của mình trong việc định hướng nghề nghiệp. Do đó điều cần thiết là phải tổ chức các buổi trao đổi, thảo luận trong CBQL, GV và HS, PHHS để đi đến thống nhất những vấn đề sau:
GDHN cho học sinh không phải là nhiệm vụ của riêng một bộ phận, một cá nhân mà là nhiệm vụ của tất cả các CBQL, GV và HS, PHHS. Ở từng cương vị khác nhau, mỗi cá nhân sẽ có những điều kiện, cách thức, năng lực, tác động trực tiếp hoặc gián tiếp trong hoạt động GDHN cho học sinh.
- Đối với Ban giám hiệu: Ban giám hiệu nhà trường chính là một trong những yếu tố có vai trò quyết định hiệu quả của công tác quản lý hoạt động GDHN ở các trường THCS trên địa bàn huyện. Trước tiên, BGH phải tham mưu với các cấp lãnh đạo Đảng, chính quyền địa phương về công tác GDHN cho học sinh, công tác quản lý hoạt động GDHN để tạo sự đồng thuận, coi đó là nhiệm vụ của toàn xã hội; tranh thủ sự quan tâm, hỗ trợ tạo điều kiện từ cấp Đảng và chính quyền địa phương; phối hợp chặt chẽ với các ban ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị-xã hội, chính quyền địa phương trong thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động GDHN; tạo sự thống nhất trong quản lý hoạt động GDHN trên địa bàn. Vai trò, trách nhiệm của CBQL còn thể hiện ở sự chủ động trong việc huy động các nguồn lực, vật lực và tài lực để phục vụ tốt công tác GDHN trong nhà trường. BGH quán triệt, nhận thức đầy
đủ, đúng đắn về vai trò, trách nhiệm của mình với công tác GDHN cho học sinh thì BGH sẽ là đầu tàu dấn dắt hoạt động này đạt hiệu quả, đáp ứng nhu cầu của người học và của xã hội.
- Đối với giáo viên: Phải tổ chức tập huấn, hội thảo từ cấp tổ trở lên về trách nhiệm của giáo viên trong việc phối hợp thực hiện các hoạt động GDHN cho học sinh. Cần giúp cho giáo viên nhận thức đầy đủ về vai trò và ý nghĩa của hoạt động GDHN trong công tác GDHN hiện nay; giúp giáo viên nhận thức đầy đủ về hiểu rằng việc thực hiện tổ chức các hoạt động GDHN cho học sinh không phải của riêng lãnh đạo nhà trường hay của Tổ hoạt động GDHN mà là việc làm của các thành viên trong tập thể hội đồng sư phạm nhà trường, nó gắn liền với các nhiệm vụ dạy học và giáo dục của các thầy cô giáo. Trong đó, một nội dung mới nhất trong giai đoạn định hướng phát triển của giáo dục hiện nay nhưng rất quan trọng cần tập huấn, phổ biến, cập nhật cho đội ngũ giáo viên đó là Quyết định số 522/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ về “Giáo dục hướng nghiệp và phân luồng học sinh trong trung học phổ thông giai đoạn 2018 - 2025” và chương trình giáo dục phổ thông 2018 (chương trình tổng thể) đã xác định GDHN là 1 trong 12 nội dung cốt lõi. Theo đó, “GDHN được thể hiện thông qua tất cả các môn học và hoạt động giáo dục, tập trung ở các môn công nghệ, tin học, khoa học tự nhiên, nghệ thuật, giáo dục công dân ở THCS ... cùng với nội dung giáo dục địa phương”. Như vậy, tùy vào chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực, phẩm chất mà mỗi giáo viên sẽ phát huy được định hướng nghề nghiệp cho các em học sinh thông qua nhiều con đường, nhiều các thức như: qua giảng dạy tất cả các môn học, qua sinh hoạt GDHN, tư vấn nghề, từ đó khơi gợi những đam mê trong lao động sản xuất hoặc trang bị cho các em những kiến thức xã hội để các em thích nghi, hội nhập với môi trường mới, hướng dẫn cho các em chọn trường thi THPT hay học nghề, học trung cấp, chọn nghề phù hợp với sở thích, năng lực, thể lực, tính cách, điều kiện, hoàn cảnh gia đình ...
- Đối với học sinh: Phải tổ chức tuyên truyền bằng nhiều hình thức như trong các buổi ngoại khóa, các tiết chào cờ, các giờ sinh hoạt lớp và trong các tiết học chính khóa về vai trò và ý nghĩa của công tác GDHN cho học sinh để các em thấy được tầm quan trọng, ý nghĩa đối với việc định hướng cho bản thân. Các em học sinh phải nhận thức được rằng, tương lai và sự nghiệp của các em sau khi tốt nghiệp THCS không chỉ thi vào các trường THPT và sau này là đại học, cao đẳng mà là các em phải khám phá được bản thân, sở trường, năng lực thực sự của bản thân để định hướng được tương lai của mình. Từ đó, giúp các em nhận thức đầy đủ về vai trò của hoạt động GDHN nhà
trường, để có trách nhiệm với thầy cô giáo hoàn thành được mục tiêu để công tác GDHN ở nhà trường mình đang học.
- Đối với PHHS: là nhân tố ảnh hưởng lớn đến quyết định lựa chọn nghề của các em và bản thân các em là người quyết định cuối cùng về tương lai của mình. Vì vậy, việc nâng cao nhận thức vai trò và trách nhiệm của PHHS đối với hoạt động GDHN cho học sinh là rất quan trọng và cần thiết. Nhà trường cần tạo mọi điều kiện để PHHS nhận thức mục đích và ý nghĩa của công tác GDHN. Để làm được điều đó cần triển khai tuyên truyền đến PHHS trong suốt năm học ngay từ buổi đầu họp phụ huynh đầu năm học đến các buổi sơ kết, tổng kết thông qua GVCN các lớp; tổ chức các buổi gặp gỡ với các nhà tư vấn tâm lý, các chuyên gia để phụ huynh hiểu rõ về tầm quan trọng của việc phối hợp với nhà trường trong công tác hoạt động GDHN cho học sinh.
* Các điều kiện thực hiện biện pháp
- Đẩy mạnh hoạt động bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý hoạt động GDHN cho hiệu trưởng, hiệu phó các trường THCS trên địa bàn huyện.
- Sở GD&ĐT cần có văn bản pháp lý thể chế hóa gồm: Trách nhiệm của CBQL, GV và HS, gia đình học sinh trong hoạt động GDHN; Có các biện pháp khuyến khích, khen thưởng đối với tập thể, cá nhân chủ động và thực hiện hiệu quả hoạt động GDHN; Sự hợp tác của gia đình học sinh và nhà trường.