8. Cấu trúc luận văn
1.3.4. Phương pháp và hình thức giáo dục hướng nghiệp
a. Phương pháp giáo dục hướng nghiệp
Trong điều kiện đất nước hội nhập với nền kinh tế và văn hóa thế giới, trước sự bùng nổ của thông tin, các cơ hội tiếp cận với nghề nghiệp của học sinh trở nên đa dạng và nhanh chóng. Vì vậy phương pháp về GDHN trong nhà trường cũng luôn thay đổi để thích ứng; các phương pháp đang áp dụng hiện nay rất đa dạng tùy theo từng chủ đề, từng điều kiện mà nhà trường, giáo viên có thể lựa chọn phù hợp. Một số phương pháp đang thực hiện như: thuyết trình, đàm thoại, làm việc nhóm, sắm vai, trò chơi, tình huống dạy học ... Ngoài các phương pháp trên, còn nhiều phương pháp đặc biệt phù hợp với hoạt động ngoại khóa tổ chức trò chơi, diễn kịch ... Mỗi phương pháp đều có những ưu điểm riêng, tùy vào nội dung, yêu cầu mà giáo viên có thể lựu chọn hoặc kết hợp để tổ chức giáo dục đạt hiệu quả cao.
GHHN là một hoạt động GD trong nhà trường có những đặc thù riêng về phương pháp tổ chức. Các phương pháp này thể hiện vai trò học sinh là chủ thể hành động chọn nghề, đêm lại cho học sinh kinh nghiệm tìm hiểu thông tin nghề, cũng có các quan điểm lao động, định hướng giá trị nghề nghiệp, hình thành động cơ đúng đắn trong việc lựa chọn nghề khi vận dụng các phương pháp tổ chức hoạt động GDHN cần lưu ý một số vấn đề như: coi trọng tính giáo dục của công tác HN; GDHN nhằm phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh; GD học sinh tạo ra sự phù hợp nghề trên cơ sở tự rèn luyện, tu dưỡng và học tập; cần có buổi GDHN với thực tiễn sản xuất.
GHDN là hoạt động giáo dục hình thành ở người học có năng lực hành động, phát triển tính tích cực, để khám phá bản thân và định hướng tại nhà trường. Vì vậy, phương pháp các tổ chức các hoạt động GDHN ở nhà trường THCS có những đặc thù riêng:
- Học nghề phổ thông: là một phương pháp rất hữu hiệu giúp học sinh tiếp cận với hoạt động nghề nghiệp trong quá trình học tập, giúp học sinh tăng thêm nhận thức về nghề nghiệp, nhận ra sự khác nhau giữa lý thuyết và thực tế ứng dụng lý thuyết đó vào công việc, hiểu rõ khả năng và sở thích của bản thân để định được hướng đi sau khi tốt nghiệp THCS.
- Tham gia hoạt động ngoại khóa: việc tham gia các hoạt động ngoại khóa do nhà trường và các tổ chức đoàn thể tổ chức, giúp học sinh khám phá sở thích, khả năng, tính cách có giá trị nghề nghiệp của mình.
- Tìm hiểu thông tin nghề nghiệp: Học sinh THCS chủ yếu tìm hiểu thông tin nghề nghiệp qua các hoạt động sau:
+ Tổ chức thăm các cơ sở sản xuất chế biến, làng nghề ... + Tham gia các ngày hội làm việc.
+ Tổ chức giao lưu với các doanh nghiệp, những kỹ sư các ngành nghề đang được xã hội quan tâm.
+ Tham gia các cuộc thi thuyết trình, tìm hiểu về thông tin nghề nghiệp trong các lễ hội, các ngày kỷ niệm.
- Tư vấn nghề nghiệp: Nhà trường có tổ tư vấn nghề nghiệp, nòng cốt là giáo viên có kinh nghiệm giảng dạy, giáo viên chủ nghiệm, cán bộ đoàn, đội.
- Hoạt động trải nghiệm: Việc tham gia các hoạt động trải nghiệm sẽ giúp học sinh khám phá sở thích, khả năng, cá tính và giá trị sống của mình.
- Tích lũy kinh nghiệm: việc học sinh đi làm thêm trong khi còn đi học vẫn chưa phổ biến. Thực tế cho thấy, cơ hội cọ sát với thế giới nghề nghiệp càng sớm thì càng giúp cho học sinh có ý thức nghề nghiệp, có khả năng thiết lập những kỹ năng thiết yếu từ sớm và bắt đầu tìm hiểu bản thân.
b. Hình thức giáo dục hướng nghiệp
GDHN cho học sinh THCS được tổ chức với nhiều hình thức, giáo dục từ nhà trường, gia đình và xã hội. Mỗi hình thức có tác động tới một hoặc nhiều khía cạnh khách nhau trong hệ thống các năng lực hướng nghiệp cần hình thành ở học sinh, trong đó GDHN ở nhà trường giữ vai trò chủ đạo, có tính hệ thống, liên quan chặc chẽ và hỗ trợ với nhau.
Như vậy, hoạt động GDHN trong nhà trường THCS được thực hiện thông qua các cách tổ chức sau:
- GDHN thông qua dạy học các môn khoa học cơ bản nhằm khai thác mối quan hệ giữa kiến thức môn học với các ngành nghề, gắn nội dung của bài học với cuộc sống sản xuất bằng cách tính hợp, lồng ghép những kiến thức môn học và kiến thức nghề nghiệp giúp học sinh hiểu biết những vấn đề liên quan đến các nghành nghề
trong xã hội, phát hiện và bồi dưỡng những năng khiếu của học sinh. Trên cơ sở đó giáo viên định hướng chọn nghề cho học sinh phù hợp với năng khiếu đó.
- Thông quan việc tổ chức hoạt động GDHN chính khóa nhằm mục đích giới thiệu cho học sinh những ngành nghề chủ yếu, cơ bản của đất nước, những ngành nghề mà Nhà nước đang cần phát triển một cách hệ thống; những đặc điểm, yêu cầu của nghề ... ; những thông tin đào tạo và hướng phát triển kinh tế đất nước, của địa phương, tư vấn chọn nghề cho học sinh. Trên cơ sở nhận thức, học sinh hình thành hứng thú đối với nghề, có cơ sở khoa học để chọn nghề trong tương lai phù hợp với năng lực, hứng thú, sở thích của cá nhân và phù hợp với yêu cầu nhân lực của địa phương, của xã hội. Đây chính là hình thức quan trọng nhất trong việc GDHN cho học sinh.
- Thông qua hoạt động ngoại khóa nhằm hỗ trợ cho các hoạt động GDHN khác trong việc giới thiệu, tuyên truyền nghề cho học sinh.
- Thông qua hoạt động dạy và học môn công dân nhằm cung cấp cho học sinh những nguyên lý cơ bản về kỹ thuật, công nghệ khoa học, quy trình sản xuất trong thực tế, làm cho học sinh hiểu được những ứng dụng của chúng trong hoạt động nghề nghiệp khác nhau, giúp học sinh có những kiến thức cơ bản về ngành nghề trong xã hội.
- Thông qua các buổi sinh hoạt hướng nghiệp, học sinh chia sẽ những hiểu biết của mình với bạn bè về nghề nghiệp đồng thời biết thêm được những kiến thức khác. Mỗi buổi sinh hoạt là một chủ đề, mỗi chủ đề đều đêm lại cho các em những kiến thức mới, hình thành cho các em ý thức trong việc chọn nghề của bản thân.