Các yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện kon rẫy tỉnh kon tum (Trang 41 - 42)

8. Cấu trúc luận văn

1.5.1. Các yếu tố khách quan

Công tác quản lý hoạt động GDHN ở các trường THCS chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố. Các yếu tố này vừa là cơ hội, vừa là thách thức đối với công tác GDHN.

a. Các yếu tố đánh giá về công tác GDHN trong nhà trường

Hiện nay việc quản lý kiểm tra, đánh giá hoạt động GDHN trong nhà trường chưa được thực hiện sâu sát như các công tác khác, cụ thể như sau:

- Đối với giáo viên: Công tác thi đua, khen thưởng nhằm tạo động lực, khuyến khích các trường đẩy mạnh hoạt động GDHN chưa thực sự quan tâm. Chính vì vậy, để đạt hiệu quả trong công tác GDHN ở các trường THCS. Bộ, ngành cần xây dựng kế hoạch cụ thể nhằm tuyên truyền nâng cao nhận thức về công tác GDHN và phân luồng học sinh ở trong và ngoài nhà trường. Cung cấp rộng rãi thông tin về tình tình kinh tế - xã hội, nhu cầu của thị trường, nhằm định hướng các hoạt động giáo dục đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động, phục vụ nhu cầu của địa phương. Bên cạnh đó cần hoàn thiện, đổi mới chương trình GDHN trong trường trung học. Xây dựng chính sách, cơ chế phát triển đội ngũ giáo viên GDHN chuyên trách trong trường trung học. Việc biên soạn tài liệu GDHN, khởi nghiệp kinh doanh và quản lý GDHN cung cấp cho các trường THCS cũng là một yếu tố để nâng cao hiệu quả của hoạt động này.

- Đối với học sinh: Chưa có cơ chế rõ ràng trong việc đánh giá, nhận xét học sinh tham gia học tập chương trình GDHN tại nhà trường hiện nay như các môn học khác. Học sinh chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng, mục tiêu của hoạt động GDHN cho việc định hình về tương lai của bản thân sau khi tốt nghiệp THCS.

b. Cha mẹ học sinh

Chọn nghề nghiệp được coi là một yếu tố quyết định tương lai của mỗi con người. Cha mẹ học sinh ở các trường THCS đều muốn con mình thi vào các trường THPT danh tiếng để sau này thi vào đại học trong khi khả năng của bản thân học sinh hạn chế, phụ huynh không nắm được nhu cầu của thị trường lao động.

Trong quản lý hoạt động GDHN cần xây dựng kế hoạch, biện pháp để nâng cao nhận thức CMHS đối với công tác hướng nghiệp và hiệu quả cụ thể như sau:

+ Tổ chức tuyên truyền cho phụ huynh về tầm quan trọng của công tác GDHN hiện nay trong bối cảnh hội nhập và phát triển đất nước.

+ Cùng với các tổ chức xã hội khác, dần thay đổi nhận thức của phụ huynh về việc chuộng bằng cấp, học để làm quan học để làm việc, học để chung sống và học để có được một nghề thật giỏi, chuyên môn hóa cao, đáp ứng yêu cầu của xã hội.

+ Cha mẹ của học sinh phải là người tham mưu, định hướng con mình tham gia các hoạt động GDHN, định hướng con mình chọn trường THPT, chọn trường nghề phù hợp với năng lực của bản thân sau khi tốt nghiệp THCS.

c. Cơ sở vật chất

Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học đóng vai trò quan trọng công tác GDHN. Hiện nay, ở các trường THCS chưa chú trọng đến các điều kiện và phương tiện để tổ chức tốt các hoạt động GDHN. Để hoạt động GDHN có hiệu quả, yêu cầu nhà trường phải đảm bảo các điều kiện sau:

+ Phải có phòng riêng đủ tiêu chuẩn về tổ chức các hoạt động GDHN trong nhà trường THCS.

+ Phải có đủ trang thiết bị tổ chức các hoạt động giáo dục hướng nghiệp như mô phỏng các mô hình nghề nghiệp, các thiết bị chuyên dụng tổ chức chương trình GDHN ...

+ Phải xây dựng được góc thư viện chuyên trang bị tư liệu, các loại sách báo về công tác giáo dục hướng nghiệp, phát triển ngành nghề ở địa phương.

+ Phải có các video giới thiệu về quy trình sản xuất của các nhà máy của ngành nghề, giới thiệu về nhu cầu lao động của địa phương và trong cả nước trong hiện tại và tương lai.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện kon rẫy tỉnh kon tum (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)