Các yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện kon rẫy tỉnh kon tum (Trang 42 - 45)

8. Cấu trúc luận văn

1.5.2. Các yếu tố chủ quan

Các yếu tố chủ quan về quản lý hoạt động GDHN trong trường THCS bao gồm trình độ, năng lực, phẩm chất của hiệu trưởng, hiệu phó và đội ngũ giáo viên và các lực lượng khác trong nhà nhà trường .

a. Cán bộ quản lý

Hiệu trưởng nhà trường đóng vai trò quan trọng trong công tác GDHN ở nhà trường THCS. Hiệu trưởng phải hiểu rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình thức GDHN, đặc điểm nghề nghiệp tại địa phương. Hiệu trưởng là nhà giáo có kinh nghiệm, năng lực và uy tính chuyên môn, biết cách tổ chức các hoạt động GDHN, huy động được các lực lượng xã hội tham gia công tác GDHN để hoạt động GDHN trong nhà trường có hiệu quả cao nhất.

Nhận thức của người hiệu trưởng là yếu tốt quyết định, có ý nghĩa quan trọng đối với lực lượng của công tác GDHN. Để hoàn thành nhiệm vụ GDHN, hiệu trưởng phải là tấm gương sáng về phẩm chất đạo đức, về lối sống, về kiến thức và năng lực

công tác. Từ đó, thúc đẩy bộ máy tổ chức của hoạt động GDHN tiến triển một cách thuận lợi và tạo động lực cho cán bộ tham gia công tác GDHN đạt kết quả cao.

Như vậy, hiệu trưởng cần phải được trang bị đầy đủ kiến thức về hướng nghiệp, nắm chắc các chức năng quản lý và vận dụng chúng vào thực tiễn quản lý hoạt động GDHN ở nhà trường một cách tích cực, chủ động sáng tạo.

Phó hiệu trưởng nhà trường là người tham mưu chính cho hiệu trưởng tổ chức các hoạt động GDHN trong các trường THCS hiện nay. Do đó phó hiệu trưởng phải hiểu rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình thức GDHN, đặc điểm nghề nghiệp tại địa phương, nhu cầu phát triển nghề nghiệp tại địa phương, hiểu được nguyện vọng của học sinh, phụ huynh để từ đó xây dựng được nội dung, chương trình, kế hoạch GDHN để tham mưu hiệu trưởng tổ chức các hoạt động GDHN nhà trường.

Để thực hiện được công tác tham mưu cho hiệu trưởng tổ chức các hoạt động GDHN tại nhà trường THCS, phó hiệu trưởng nhà trường phải là những tấm gương sáng về phẩm chất đạo đức, về lối sống, về kiến thức và năng lực công tác. Phó hiệu trưởng phải được tham gia học tập, đào tạo bồi dưỡng tổ chức các hoạt động GDHN ở trong nước cũng như tham quan các mô hình của nước ngoài về công tác GDHN.

b. Đội ngũ giáo viên

Đội ngũ giáo viên là lực lượng chủ yếu, giữ vai trò quyết định thực hiện công tác GDHN trong nhà trường. Vai trò giáo viên được nghị quyết Trung ương VIII khẳng định: “Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục và được xã hội tôn vinh, giáo viên có đủ đức, đủ tài”. Giáo viên là người hướng dẫn, cố vấn và đồng hành với học sinh, giúp học sinh khám phá năng lực bản thân, khám phá nghề nghiệp, có thái độ đúng đắn với các loại hình lao động nói chung và lĩnh vực nghề nghiệp nói riêng.

Giáo viên là trực tiếp tham gia công tác GDHN tại nhà trường THCS hiện nay. Vì vậy giáo viên phải được trang bị các kiến thức sau:

+ Giáo viên phải hiểu rõ được tầm quan trọng của công tác GDHN hiện nay tại nhà trường THCS trong việc định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

+ Giáo viên phải được bồi dưỡng tham gia các chuyên đề về việc triển khai các văn bản liên quan đến công tác GDHN cho học sinh như Quyết định số 522-QĐ-TTg năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ. Các quyết định Hội đồng nhân dân các cấp về xây dựng chiến lược, tầm nhìn phát triển kinh tế - xã hội.

c. Đội ngũ tổng phụ trách Đội TNTPHCM

Ở nhà trường THCS, đội ngũ tổng phụ trách đội là người gần gũi và tiếp xúc với các học sinh nhiều. Tổng phụ trách tham mưu BGH nhà trường tổ chức các hoạt

động GDHN tại nhà trường. Vì vậy, để thực hiện công tác GDHN tại nhà trường THCS hiện nay, tổng phụ trách đội cần:

+ Được học tập, tham gia bồi dưỡng các kiến thức, kỹ năng về công tác GDHN hiện nay tại nhà trường.

+ Được tổ chức tham quan học tập, trao đổi kinh nghiệm tại các nơi tổ chức tốt các hoạt động GDHN trong nước, được tổ chức tham quan các mô hình GDHN ở các nước tiên tiến trên thế giới.

Tiểu kết chương 1

GDHN và quản lý hoạt động GDHN được nghiên cứu và tổ chức thực hiện từ rất sớm ở nhiều quốc gia trên thế giới. Trên cơ sở đặc điểm riêng từng quốc gia, khu vực ... quan điểm về hướng nghiệp và GDHN, định hướng GDHN, mục tiêu, nội dung, các hình thức tổ chức GDHN đối với học THCS có những đặc thù riêng.

Đề cập đến lý luận GDHN đã có khái niệm về HN, GDHN, quản lý hoạt động GDHN ... một cách sâu sắc, kế thừa ý tưởng các nhà khoa học trong và ngoài nước làm sáng tỏ các khái niệm, cơ sở lý luận về GDHN và quản lý hoạt động GDHN gắn với thực tiễn sinh động về lĩnh vực GDHN.

Nghiên cứu về quản lý hoạt động GDHN, các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học, các nhà quản lý giáo dục có nhiều quan điểm tiếp cận khác nhau, phân tích sâu sắc các chức năng quản lý: Quản lý mục tiêu, quản lý nội dung, quản lý hình thức GDHN ...

Hiệu quả công tác GDHN phụ thuộc vào nhiều các yếu tố, trong đó công tác quản lý của các nhà QLGD có ý nghĩa rất quan trọng, góp phần quyết định cho hiệu quả hoạt động GDHN trong nhà trường THCS hiện nay.

Những vấn đề lý luận được trình bày ở Chương I là cơ sở quan trọng giúp tôi phân tích, đánh giá thực trạng trong hoạt động GDHN và công tác QL. Đây là cơ sở lý luận cơ bản, cần thiết để tác giả tiến hành khảo sát thực trạng hoạt động GDHN và quản lý hoạt động GDHN ở các trường THCS tại Chương 2 và làm nền tảng lý luận cho việc đề xuất biện pháp quản lý Chương 3.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG THCS HUYỆN KON RẪY,

TỈNH KON TUM

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện kon rẫy tỉnh kon tum (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)