Thực trạng quản lý phương pháp và hình thức giáo dục hướng nghiệp

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện kon rẫy tỉnh kon tum (Trang 68 - 70)

8. Cấu trúc luận văn

2.4.3. Thực trạng quản lý phương pháp và hình thức giáo dục hướng nghiệp

Bảng 2.12. Quản lý phương pháp, hình thức GDHN đối với CBQL, GV

T T Nội dung Kết quả/Tỷ lệ% Hoàn toàn đồng ý Đồng ý Phân vân Không đồng ý

01 Phương pháp, hình thức được lựa chọn phù hợp nội dung GDHN 54/ 63,52% 26/ 30,58% 5/ 5,88% 02

Giáo viên và lực lượng GDHN sử dụng đa dạng, linh hoạt các phương pháp, hình thức GDHN, phát huy tính tích cực, chủ động của người học 26/ 30,58% 34/ 40,00% 24/ 28,58% 1/ 1,17% 03 Các PP, HT GDHN được lựa chọn sử dụng phù hợp điều kiện của cộng đồng và nhà trường (CSVC, TC, HS) 48/ 56,47% 25/ 29,41% 8/ 10,58% 3/ 3,52%

Qua khảo sát và kết quả ở bảng 2.12 cho thấy: việc đánh giá các PP và hình thức GDHN được lựa chọn phải phù hợp với điều kiện của cộng đồng và nhà trường là 70,58% hoàn toàn đồng ý và đồng ý. Điều này có nghĩa, để triển khai thực hiện nội dung chương trình GDHN một cách thiết thực, hiệu quả tới các mục tiêu GDHN cho người học thì CBQL phải biết xác định các nguồn lực sẳn có trong trường và các điều kiện bên ngoài từ đó có sự lựa chọn các PP và hình thức tổ chức GDHN trên cơ sở phù hợp đặc điểm, năng lực cụ thể của nhà trường, đặc điểm riêng của từng địa phương sẽ góp phần hứng thú cho người dạy và học, mang hiệu quả trong việc tổ chức GDHN tại các nhà trường.

Kết quả khảo sát cho thấy, có 94,1% CBQL, GV hoàn toàn đồng ý và đồng ý, họ cho rằng quản lý PP và hình thức GDHN còn là định hướng năng lực GV và lực lượng GDHN sử dụng đa dạng, linh hoạt các PP, hình thức GDHN, phát huy tính tích cực, chủ động của người học.

Thực tế hiện nay, hình thức tổ chức GDHN ở các trường THCS được thực hiện qua các con đường khác nhau: tổ chức GDHN thông qua các chủ đề HN được tổ chức tại các lớp; lồng ghép, tích hợp vào các môn Công nghệ và một số môn học khác; thông qua dạy nghề phổ thông; hoạt động tư vấn hướng nghiệp; hoạt động GDHN gắn với thực tiễn, trải nghiệm .... Tuy nhiên, vẫn còn 29,75% CBQL, GV phân vân và không đồng ý với ý kiến trên bởi thức tế đa số các trường chưa chú trọng với việc đổi mới PP và hình thức tố chức hoạt động GDHN. Việc lựa chọn hình thức tổ chức GDHN hiện nay ở các trường phụ thuộc nhiều vào năng lực tổ chức, tâm huyết và đề xuất của GV, gần như việc tổ chức hoạt động GDHN trong trường được giao cho GVCN, Đội TNTP.

Các hình thức GDHN ở các trường vẫn chủ yếu diễn ra tại lớp, tại trường; mức độ thực hiện các hình thức GDHN có sự khác nhau giữa các trường, ngay trong từng trường. Có 14,1% CBQL, GV còn phân vân và không đồng ý với lý do: thực tế việc lựa chọn PP và hình thức tổ chức để tổ chức đôi khi chỉ xem tới yếu tố phù hợp điều kiện tổ chức của nhà trường, mang tính chủ quan mà chưa chú trọng đến yếu tố tâm lý và nhu cầu người học. Chính vì thế, thời gian qua việc tổ chức cho học sinh tham quan các làng nghề truyền thống, các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ ngay tại địa phương cũng còn hạn chế; chưa tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa về hoạt động GDHN; sự kết hớp giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường chưa thật sự hiệu quả, chưa phát huy tốt công tác xã hội hóa trong hoạt động GDHN.

Nhìn chung, công tác quản lý PP và hình thức GDHN trong các trường THCS chưa có sự quan tâm và đầu tư đúng mức. đặc biệt là các mô hình GDHN mang tính

thực tiễn, sinh động, các hoạt động HN thông qua lao động sản xuất, kinh doanh ít được chú trong tổ chức ... điều này làm ảnh hưởng đến hiệu quả công tác GDHN.

Vì vậy, để thu hút người học phát huy tính tích cực, chủ động của người học đòi hỏi CBQL, GV cần tích cực hơn nữa trong việc chú trong đổi mới PP và hình thức GDHN hiện nay; có sự quan tâm đồng bộ, đầu tư đúng mức, đặc biệt là tăng cường hoạt động trải nghiệm GDHN gắn với các hoạt động sản xuất, kinh doanh; giao lưu với các gương điển hình sản xuất, kinh doanh, các nghệ nhân; hoạt động tư vấn HN ... khi đó hoạt động GDHN thực sự thiết thực, hiệu quả.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện kon rẫy tỉnh kon tum (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)