Thực trạng quản lý công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục hướng

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện kon rẫy tỉnh kon tum (Trang 71 - 75)

8. Cấu trúc luận văn

2.4.5. Thực trạng quản lý công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục hướng

thức và sơ sài; các tạp chí, sách báo, tài liệu liên quan đến GDHN quá ít, thiếu kịp thời... nên khó cho PH và HS được tiếp cận, cập nhật.

2.4.5. Thực trạng quản lý công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục hướng nghiệp. hướng nghiệp.

Bảng 2.14. Quản lý công tác kiểm tra, đánh giá GDHN đối với CBQL, GV

TT Nội dung Kết quả/Tỷ lệ% Hoàn toàn đồng ý Đồng ý Phân vân Không đồng ý 01

Kiểm tra, đánh giá đảm bảo khách quan, độ tin cậy (Hình thức, phương pháp, thành phần kiểm tra, công khai kế hoạch và kết quả kiểm tra ...)

25/ 29,41% 39/ 45,88% 15/ 17,64% 6/ 7,05% 02

Đảm bảo đánh giá được mức độ đạt được của các mục tiêu GDHN (xây dựng các tiêu chí) 43/ 50,58% 23/ 27,05% 13/ 15,29% 6/ 7,05% 03 Đánh giá có tính hướng dẫn, phát triển 35/ 41,17% 21/ 24,70% 28/ 32,94% 1/ 1,17% 04

Xử lý kết quả kiểm tra, đánh giá (kế hoạch điều chỉnh và tổ chức thực hiện kế hoạch điều chỉnh ...) 36/ 42,35% 24/ 28,23% 18/ 21,17% 7/ 8,23%

Kết quả kảo sát tại bảng 2.14 cho thấy có 75,29% CBQL, GV hoàn toàn đồng ý và đồng ý với việc QL kiểm tra, đánh giá hoạt động GDHN gắn với yêu cầu các PP, hình thức kiểm tra phải đảm bảo tính khách quan và độ tin cậy. Nghĩa là trong quá trình xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá phải thể hiện rõ các yêu cầu: Mục đích kiểm tra, thời gian, thành phần tham gia, đối tượng được kiểm tra, cách thức kiểm tra ... kế hoạch, kết quả kiểm tra, đánh giá phải được công khai. Có 77,84% CBQL, GV hoàn toàn đồng ý và đồng ý và cho rằng việc kiểm tra, đánh giá phải đảm bảo được

mức độ đạt được của các mục tiêu GDHN; đối với quan điểm đánh giá phải có tính hướng dẫn phát triển con số này là 65,88% ...

Tuy nhiên, qua kết quả khảo sát, phỏng vấn cũng như xâm nhập thực tế hồ sơ QL công tác GDHN tại các trường được khảo sát, tôi nhận thấy công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động GDHN tại các trường THCS trên địa bàn huyện Kon Rẫy hiện nay còn nhiều tồn tại, hạn chế, biểu hiện:

Có 24,7% CBQL, GV có ý kiến cho rằng các nhà trường có thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động GDHN nhưng chỉ vào cuối năm học. Việc kiểm tra, đánh giá mang tính chủ quan của HT, thiếu khách quan, chú trọng hình thức, chưa đi sâu vào nội dung chương trình, thiếu tính độc đón; Có 22,35% CBQL, GV cho rằng việc xây dựng và ban hành các quy định về kiểm tra, đánh giá, đặc biệt là xây dựng các tiêu chí đánh giá tổ chức hoạt động GDHN và kết quả GDHN ở mức độ chi tiết đối với đối tượng người dạy, người học ở từng lớp hầu như ít trường thực hiện; không có tiêu chí đánh giá riêng cho công tác GDHN mà nội dung này hầu hết chỉ được đưa vào sơ sải trong kế hoạch kiểm tra nội bộ của nhà trường.

Xử lý kết quả kiểm tra, đánh giá; tổ chức đánh giá tổng kết, rút kinh nghiệm từ đó có những điều chỉnh kịp thời ... là hoạt động quan trọng trong các bước kiểm tra. Tuy nhiên, khi khảo sát việc HT có lập kế hoạch điều chỉnh và tổ chức thực hiện kế hoạch điều chỉnh là 29,41% giáo viên cho biết ở trường không thực hiện.

Kiểm tra, đánh gia là nhiệm vụ thường xuyên và đặc biệt quan trọng của hoạt động quản lý, là khâu cuối cùng chu trình QL. Tuy nhiên, công tác QL kiểm tra, đánh giá hoạt đông GDHN tại các trường THCS trên địa bàn huyện Kon Rẫy hiện nay thực sự chưa được quan tâm đúng mức, thiếu thường xuyên và chưa thực sự hiệu quả.

2.5. Đánh giá chung về thực trạng

2.5.1. Điểm mạnh

Được sự quan tâm của các cấp, các ngành đã có những chính sách cụ thể để đầu tư CSVC, đầu tư kinh phí, trang thiết bị cho phát triển đội ngũ góp phần nâng cao chất lượng GD nói chung, công tác GDHN nói riêng. Bên cạnh đó hoạt động GDHN luôn được sự quan tâm và phối hợp tích cực từ lực lượng xã hội, phụ huynh, các doanh nghiệp, các cơ sở giáo dục, dạy nghề ...

Qua khảo sát, hầu hết các trường THCS trên địa bàn đều xây dựng kế hoạch chương trình hoạt động GDHN ngay từ đầu năm học, nghiêm túc tổ chức thực hiện nội dung GDHN theo chương trình của Bộ và hướng dẫn của Sở GD&ĐT ở các trường THCS hành năm; có nhiều phương pháp, hình thức GDHN vận dụng linh hoạt, kết quả cơ bản đáp ứng yêu cầu về mục tiêu GDHN cho học sinh trong các trường THCS hiện

nay. Một số trường đã thành lập Tổ hoạt động GDHN, tham mưu trực tiếp cho hiệu trưởng về công tác GDHN.

Đa số CBQL, GV đã nhận thức đúng về ý nghĩa và vai trò quan trọng của hoạt động GDHN trong trường THCS; phụ huynh, học sinh đã nhận thức được sự cần thiết về GDHN, có ý thức học tập, biết đánh giá năng lực bản thân, việc lựu chọn nghề nghiệp có sự nghiên cứu trên cơ sở năng lực, hứng thú, nguyện vọng của cá nhân học sinh.

2.5.2. Điểm yếu

Nhận thức của một số bộ phận GV, HS, PH về GDHN chưa cao. Ở một số trường THCS, quỹ thời gian và công tác tổ chức hoạt động GDHN chưa được quản lý một cách hiệu quả.

Một số chủ đề còn thiếu về thông tin và chưa cập nhật thường xuyên, một số trường không quan tâm công tác truyên truyền về hiệu quả chiến lược phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương và đất nước; học sinh hạn chế về tìm hiểu nội dung GDHN; CBQL, GV chưa sáng tạo trong việc tổ chức các hoạt động GDHN.

Sự tham gia, phối hợp giữa các lực lượng GDHN trong và ngoài nhà trường chưa thực sự thường xuyên và nhịp nhàng; Điều kiện CSVC phục vụ cho hoạt động GDHN ở các trường THCS tuy có sự đầu tư nhưng chưa đồng bộ, công tác tài chính cho công tác này còn hạn chế, kinh phí xã hội hóa chưa được huy động nhiều.

2.5.3. Nguyên nhân

Những điểm yếu nêu trên của hoạt động GDHN ở các trường THCS trên địa bàn huyện Kon Rẫy tỉnh Kon Tum bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau:

2.5.3.1. Nguyên nhân khách quan

Hệ thống thông tin về GDHN để phục vụ cho giảng chưa được cập nhật thường xuyên và chưa đa dạng.

Các quy định, văn bản hướng dẫn của Bộ, ngành còn chung chung, chưa cụ thể. Nội dung chương trình GDHN do Bộ ban hành chậm đổi mới và không thay đổi trong nhiều năm.

Nguồn kinh phí cũng như quỹ thời gian dành cho GDHN còn khiêm tốn.

Công nghệ thông tin 4.0 bùng nổ chứa nhiều yếu tố trong việc GDHN. Nên vậy, việc GDHN gặp nhiều khó khăn dẫn đến lựa chọn nghề nghiệp không phù hợp với năng lực, hứng thú, điều kiện của bản thân học sinh sau này.

2.5.3.2. Nguyên nhân chủ quan

Đội ngũ giáo viên làm công tác GDHN là kiêm nhiệm, chưa được đào tạo, hầu như chưa được bồi dưỡng về kiến thức GDHN dẫn đến giáo viên không nắm rõ về nội

dung, chương trình, giáo án, phương pháp, hình thức tổ chức và tài liệu phục vụ cho GDHN còn nhiều hạn chế và thiếu. Vì vậy hoạt động GDHN còn mang nặng tính hình thức, đối phó hầu hết các bộ phận.

Các nhà quản lý ít mời các chuyên gia nói chuyện mà chỉ giao cho giáo viên chủ nhiệm lớp, tổng phụ trách đội kiêm nhiệm nên dẫn dến không có chiều sâu, không bài bản, hiệu quả thấp.

Tiểu kết chương 2

Qua cơ sở nghiên cứu lý luận ở chương 1 về công tác hoạt động GDHN và chương 2 của luận văn tập trung nghiên cứu thực trang hoạt động và quản lý hoạt động GDHN, sau khi nghiên cứu, điều tra, tôi đưa ra đánh giá cụ thể như sau:

Tại các trường THCS trên địa bàn huyện Kon Rẫy tỉnh Kon Tum, trong những năm qua, việc tổ chức, quản lý hoạt động GDHN là một nội dung cơ bản trong công tác giáo dục toàn diện học sinh và đạt nhiều kết quả đáng kể, được các cấp quản lý nhận thức rõ vị trí, vai trò quan trọng của hoạt động này và nhận được nhiều sự quan tâm, hỗ trợ của phụ huynh và của toàn xã hội; GDHN đã mang lại những hiệu quả nhất định trong việc giáo dục nghề nghiệp, hình thành năng lực, tạo hứng thú cho người học và định hướng việc lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai cho học sinh.

Tuy nhiên, nhận thức của đội ngũ CBQL, GV, HS, PH và các cấp quản lý giáo dục đánh giá chưa đầy đủ và toàn diện về vai trò và tầm quan trọng của công tác GDHN học sinh. Trong khi đó việc quản lý hiện hay vẫn còn nhiều khó khăn, tồn tại và bất cập như: CSVC chưa đảm bảo, thiếu sự đồng bộ; nội dung chương trình GDHN chưa được cập nhật; phương thức GD nặng nề về dạy kiến thức lý thuyết, thiếu điều kiện tổ chức cho học sinh thực hành, trải nghiệm; một số nhà trường thực hiện chương trình GDHN mang tính hình thức, kém hiệu quả. Đội ngũ giáo viên chưa đáp ứng được yêu cầu GDHN hiện nay; sự phối hợp giữa nhà trường với các cơ sở đào tạo, cơ sở sản xuất, doanh nghiệp ... trong việc GDHN cho học sinh chưa hiệu quả; việc huy động các nguồn lực trong và ngoài nhà trường còn chưa thật sự hiệu quả; công tác kiểm tra, đánh giá chưa thực hiện thường xuyên ...

Vì thế, để nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động GDNH cho học sinh ở các trường THCS trên địa bàn huyện Kon Rẫy tỉnh Kon Tum, yêu cầu đặt ra là đề xuất các biện pháp quản lý nhằm quản lý tốt các hoạt động GDHN trong chương 3.

CHƯƠNG 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG THCS HUYỆN KON RẪY

TỈNH KON TUM

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện kon rẫy tỉnh kon tum (Trang 71 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)