Thực trạng quản lý hoạt động thực tập y khoa của học viên hệ đào tạo đại học ở Học viện Quân y.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sỹ: Quản lý hoạt động tự học của học viên hệ đào tạo đại học ở Học viện Quân y (Trang 56 - 60)

1 Ghi chép bài trên lớp đầy đủ 45,7 44,37 44,29 42,26 0,0 3,37 2Xây dựng kế hoạch học tập

2.3.4. Thực trạng quản lý hoạt động thực tập y khoa của học viên hệ đào tạo đại học ở Học viện Quân y.

đào tạo đại học ở Học viện Quân y.

* Nhận thức về mức độ quan trọng của việc TTYK.

Từ các nội dung quản lý, chúng tôi tiến hành điều tra, khảo sát về vấn đề này, kết quả được thể hiện ở Bảng 2.10.

Bảng 2.10: Nhận thức của học viên về TTYK

TT Mức độ Kết quả ( % )

Học viên CBQL, GV

1 Rất quan trọng 95,45 97,36

2 Quan trọng 3,18 2,64

3 Tương đối quan trọng 1,37 0

Như vậy, có 95,45% học viên ý thức được rằng việc TTYK là rất quan trọng; 3,18% học viên cho là quan trọng và số ắt học viên 1,37% cho là tương đối quan trọng. Như vậy, đa số học viên đều nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề TTYK.

Đa số giảng viên 97,36% khẳng định rằng TTYK là rất quan trọng, 2,64% cho là quan trọng và không có trường hợp nào cho là tương đối quan trọng. Như vậy, 100% giảng viên đều nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề TTYK.

* Phổ biến về mục tiêu TTYK cho học viên.

Khảo sát về phổ biến mục tiêu của TTYK cho học viên, kết quả được thể hiện ở Bảng 2.11.

Bảng 2.11: Nhận thức về phổ biến mục tiêu của TTYK cho học viên TT Mức độ Kết quả ( % ) Học viên CBQL, GV 1 Rất cần thiết 90,90 93,43 2 Cần thiết 3,63 6,57 3 Không cần thiết 5,47 0

Như vậy, số học viên 90,90% nhận thức được việc phổ biến mục tiêu thực tập và các chỉ tiêu cụ thể trong TTYK là rất cần thiết. Mục tiêu thực tập và các chỉ tiêu giúp học viên định hướng được cách học và phấn đấu trong suốt thời gian thực tập tại bệnh viện (BV) sao cho đạt được mục tiêu và các chỉ tiêu mà bộ môn, khoa đã đề ra. Có 3,63% học viên cho rằng việc biết được mục tiêu thực tập là cần thiết và một số học viên 5,47% nhận thức là không cần thiết. Điều đó chứng tỏ bản thân mỗi học viên cũng nhận thức được tầm quan trọng trong mục tiêu thực tập và chỉ tiêu thực tập.

Nhận thức về việc phổ biến mục tiêu và các chỉ tiêu thực tập, đa số CBQL và giảng viên 93,43% cho rằng rất cần thiết; có 6,57% cho rằng là cần thiết và không có giảng viên nào cho là không cần thiết. Điều đó chứng tỏ trong nhận thức của giảng viên mục tiêu thực tập và chỉ tiêu thực tập là rất cần thiết, do vậy cần phải được phổ biến cho học viên.

* Nhận thức về tập bài giảng thực tập cho học viên

Bên cạnh việc phổ biến mục tiêu thực tập, chương trình thực tập, các bộ môn, khoa lâm sàng còn phổ biến trước cho các học viên tập bài giảng thực tập với nội dung chắnh là các kỹ năng khám bệnh, phát hiện triệu chứng bệnh, kỹ năng hỏi bệnh và tiếp xúc với bệnh nhân, kỹ năng phân tắch và tổng hợp trong chẩn đoán và điều trị bệnh.

Bảng 2.12: Nhận thức về tập bài giảng thực tập cho học viên

TT Mức độ Học viênKết quả ( % )CBQL, GV

1 Rất cần thiết 98,2 85,52

2 Cần thiết 1,8 13,81

3 Không cần thiết 0 0,67

Đa số học viên chiếm 98,2% đã trả lời việc phổ biến này là rất cần thiết, 1,8% là cần thiết. Như vậy, đa số các học viên đều ý thức được việc biết trước bài giảng cùng các kỹ năng lâm sàng là rất cần thiết.

Đa số CBQL và giảng viên chiếm 85,52% đã trả lời việc phổ biến này là rất cần thiết, 13,81% là cần thiết và trả lời không cần thiết là 0,67%. Như vậy, đa số các giảng viên đều ý thức được việc biết trước bài giảng thực tập là cần thiết.

* Về thời lượng TTYK cho học viên.

Qua khảo sát về thời lượng TTYK, chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 2.13: Nhận thức về thời lượng TTYK của học viên

TT Mức độ Kết quả ( % )

Học viên CBQL, GV

1 Thừa 0 0

2 Đủ 25 79,60

3 Thiếu 75 20,40

Thời gian thực tập theo khung chương trình của Bộ Giáo dục đào tạo ban hành, tuy nhiên với số tiết của chương trình khung và với nội dung phải thực tập tại bệnh viện thì đa số học viên (75%) cho rằng thời gian thực tập như vậy là chưa đủ, trên thực tế các chuyên khoa lẻ các em chỉ thực tập có 2 tuần (10 ngày) trong suốt 6 năm học; một số học viên (25%) cho là vừa phải và không học viên nào cho rằng thời gian thực tập như vậy là thừa. Như vậy, thời gian thực tập nhìn chung theo nhận định của đa số học viên là còn thiếu.

Theo 79,60% CBQL và giảng viên nhận định thì thời lượng thực tập như hiện nay là vừa phải, 20,40% cho là thiếu và không có trường hợp nào nhận định là thừa.

Như vậy, có sự khác biệt trong cách nhận định giữa giảng viên và học viên, đa số giảng viên cho là thời lượng như hiện nay là vừa phải thì học viên cho là thiếu, một số giảng viên đã lý giải điều này do học viên chưa có phương pháp và cũng chưa chủ động tìm kiếm tài liệu nên các em cảm thấy phải tiếp thu một khối lượng lớn kiến thức trong khi thời gian thực tập lại ngắn.

* Việc đảm bảo thực hiện đủ thời gian thực tập theo quy định.

Qua khảo sát và kiểm tra bảng chấm công của học viên trong TTYK cho thấy, do ý thức được vấn đề TTYK ảnh hưởng rất lớn đến nghề nghiệp sau này nên đa số học viên 98,2% đã thực tập đủ thời gian theo quy định của nhà trường, chỉ có 1,8% là không. Điều này cũng phù hợp với kết quả khảo sát khi đa số học viên cho rằng thời gian TTYK như hiện nay là thiếu do vậy các em cố gắng đi thực tập đầy đủ.

* Việc sử dụng thời gian thực tập.

Khi đặt câu hỏi với 15 học viên là: ỘBạn có sử dụng thời gian thực tập để học lý thuyết hoặc vào mục đắch khác không?Ợ thì các em đã trả lời như sau: Có 25,45% học viên trả lời là có sử dụng thời gian này vào mục đắch khác và đáng mừng là đa số học viên 74,54% trả lời là không. Kết quả này theo tác giả là phù hợp với tình hình thực tế, thông thường các em tận dụng hết giờ TTYK vì theo các em thì thời lượng thực tập như hiện nay là chưa đủ trong khi chỉ tiêu thực tập do các bộ môn, khoa đặt ra lại cao, nên các em phải hết sức tận dụng thời gian buổi sáng tại bệnh viện cũng như thời gian trực đêm. Tuy nhiên, vào những thời điểm có các kỳ thi học phần nên buổi chiều các em thường sử dụng thời gian này để học bài lý thuyết (không thường xuyên).

* Có sổ ghi chép thực tập.

Sổ ghi chép thực tập lâm sàng còn gọi là sổ nhật ký lâm sàng. Đó là quyển sổ để học viên ghi chép lại tất cả những điều các em học được từ thực tế, những bài học kinh nghiệm trong chẩn đoán và điều trị cũng như những kỹ năng các em học được và làm được so sánh với chỉ tiêu mà từng bộ môn, khoa đã đặt ra. Có thể nói, nhật ký lâm sàng luôn là người bạn đồng hành với các em trong suốt thời gian các em đi thực tập lâm sàng. Do nhận thức được tầm quan trọng như vậy. Nên khi quan sát và kiểm tra 20 học viên thì: Đa số học viên chiếm 93,18% đều có sổ nhật ký lâm sàng đầy đủ, chỉ có 6,82% là không.

* Số lượng học viên thực tập tại mỗi khoa.

Qua thống kê sổ trực ban, danh sách theo dõi học viên thực tập, trung bình các khoa và bộ môn có số học viên TTYK là 68,18% điều đó cho thấy, số lượng học viên thực tập tại các khoa hiện nay là quá đông, tuy nhiên thực tế cho thấy điều này hoàn toàn phù hợp vì hiện nay đội ngũ giảng viên hướng dẫn TTYK còn thiếu. Tuy nhiên, để nâng cao chất lượng TTYK cần giảm bớt số lượng học viên TTYK trong cùng một thời điểm tại một khoa, tăng cường ca, kắp, nhóm nhỏ. Trong thực tế, chúng tôi đã ghi nhận được tình hình, học viên xin đi trực đêm thêm ngoài những buổi đã ghi trong bảng phân công để đảm bảo chỉ tiêu thực tập đã đề ra.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sỹ: Quản lý hoạt động tự học của học viên hệ đào tạo đại học ở Học viện Quân y (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w