Chỉ đạo đổi mới, cải tiến phương pháp giảng dạy của giảng viên giúp học viên tự học có hiệu quả

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sỹ: Quản lý hoạt động tự học của học viên hệ đào tạo đại học ở Học viện Quân y (Trang 74 - 79)

1 Ghi chép bài trên lớp đầy đủ 45,7 44,37 44,29 42,26 0,0 3,37 2Xây dựng kế hoạch học tập

3.1.3. Chỉ đạo đổi mới, cải tiến phương pháp giảng dạy của giảng viên giúp học viên tự học có hiệu quả

viên giúp học viên tự học có hiệu quả

* Mục đắch của biện pháp:

Theo quan điểm dạy học lấy người học làm trung tâm. Người học là chủ thể tắch cực, chủ động tự tìm ra tri thức bằng hành động của chắnh mình, thầy đóng vai trò là người hướng dẫn, tổ chức, giúp đỡ trò tìm ra tri thức. Quá trình học như vậy gọi là tự học - tự nghiên cứu và quá trình dạy như vậy gọi là quá trình dạy - tự học. Vậy câu hỏi đề ra cho các giảng viên là phải dạy trên lớp như thế nào để phát huy hết được vai trò của người thầy và thúc đẩy, phát huy năng lực tự học của trò ?

Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng lấy người học làm trung tâm sẽ tắch cực hóa hoạt động tự học của học viên, là tiền đề quan trọng thúc đẩy tắnh tự giác, tắch cực tự học của học viên. Do vậy để hoạt động dạy đạt hiệu quả cao thì ngoài bản thân mỗi cá nhân giảng viên phải tự trau dồi kiến thức chuyên môn nghiệp vụ đây là một khâu không thể thiếu được trong công tác quản lý hoạt động dạy của giảng viên.

* Nội dung, cách thức thực hiện biện pháp:

Quản lý hoạt động dạy của giảng viên là quản lý chương trình, nội dung và phương pháp dạy học thông qua quy chế chuyên môn, thông qua chỉ đạo việc đổi mới phương pháp dạy học, thông qua kiểm tra đánh giá việc thực hiện mục tiêu giảng dạy của giảng viên đối với từng học phần. Các khoa giáo viên, các bộ môn và giáo viên cần thực hiện tốt các nội dung sau đây:

Một là, quản lý chỉ đạo việc lập kế hoạch và thực hiện chương trình dạy học.

Phòng đào tạo, các bộ môn, các khoa giáo viên cần có sự kết hợp tốt việc xây dựng kế hoạch giảng dạy, một mặt sẽ tạo điều kiện cho mỗi giảng viên tiến hành dạy học một cách chủ động, mặt khác tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều hành, quản lý hoạt động dạy của nhà trường, của khoa, tổ bộ môn được đồng bộ, hiệu quả.

Để có thể thực hiện tốt công việc này mỗi giảng viên phải nắm vững một số vấn đề sau:

Mục tiêu, yêu cầu, nguyên tắc cấu tạo nội dung chương trình môn học. Nguồn giáo trình, tài liệu tương ứng.

Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện tại của khoa, trường. Kinh nghiệm, cách thức lập kế hoạch giảng dạy môn học, trong đó có sự đảm bảo về thời gian, điều kiện kinh phắ cùng với sự kiểm định, kiểm tra tắnh khả thi tương ứng.

Hai là, quản lý việc chuẩn bị bài giảng, giáo án lên lớp của giảng viên.

Biện pháp quản lý việc chuẩn bị bài giảng, giáo án có vai trò và ý nghĩa rất lớn đối với việc nâng cao chất lượng dạy học. Các cán bộ quản lý tổ bộ môn, khoa, trường phải có kế hoạch, tạo điều kiện tốt, điều hành hữu hiệu công việc này dựa trên các yếu tố sau:

Xác định mục tiêu giáo án phải phù hợp với mục tiêu, yêu cầu chung của chương trình bộ môn, hướng vào người học. Mục tiêu yêu cầu bài giảng đề ra càng có thể đo đếm được, kiểm chứng được mức độ đạt được càng tốt. Quản lý xác định chắnh xác mục tiêu của bài giảng, bao gồm:

Mục tiêu kiến thức: Hệ thống các kiến thức lý thuyết mà học viên cần phải nắm được, hiểu được khi học môn học, bài học đó. Các kiến thức trọng tâm, trọng điểm của bài. Đây là cơ sở quan trọng giúp học viên hiểu biết kiến thức khoa học về nghề nghiệp.

Mục tiêu về thái độ: Trên cơ sở hệ thống các kiến thức mà học viên đã lĩnh hội được, tạo lập thái độ, tình cảm với nghề, lòng yêu nghề. Đây là cơ sở để phát triển các phẩm chất đạo đức, nhân cách người thầy thuốc tương lai cho học viên.

Mục tiêu về kỹ năng: Trên cơ sở trang bị kiến thức của bài học, môn học, cần hình thành, rèn luyện, phát triển những kỹ năng nghề nghiệp gì ? Đây là cơ sở, căn cứ để phát triển năng lực nghề nghiệp cho học viên. Cần quản lý nắm chắc việc xác định và thực hiện các mục tiêu trên của giảng viên.

Nội dung bài học phải phù hợp với chương trình môn học. Nội dung bài học là sự cụ thể hóa của mục tiêu dạy học, đó chắnh là lượng kiến thức, kỹ năng mà học viên cần phải lĩnh hội thông qua bài học. Quản lý nội dung bài học nhằm xác định lượng kiến thức trong bài học phù hợp hay không phù hợp, đủ hay không đủ, sát hay không sát với học viên và thực tiễn nghề nghiệp của họ. Hệ thống kiến thức, kỹ xảo đó có đáp ứng mục tiêu của môn học, mục tiêu dạy học và mục tiêu giáo dục - đào tạo của HVQY hay không ?

Nội dung giáo án phải thể hiện được tắnh toàn diện, thể hiện được những đổi mới về phương pháp dạy học theo hướng tắch cực, bằng cách tạo dựng, nêu ra các tình huống để người học tự suy nghĩ, tự giải quyết. Nội dung của giáo án thể hiện tắnh khoa học, cơ bản, hiện đại toát lên những sáng tạo trong hoạt động của giảng viên và hoạt động của học viên nhằm truyền thụ và lĩnh hội kiến thức. Thầy dạy như thế nào và trò lĩnh hội kiến thức ra sao ? Nội dung giáo án phải tuân thủ các quy định về trình bày văn bản, các quy định về hồ sơ bài giảng, các giai đoạn, các mục, các bước thể hiện giáo án.

Ba là, quản lý chỉ đạo việc cải tiến phương pháp giảng dạy.

Phương pháp giảng dạy hiệu quả là phải thắch hợp với đối tượng người học cụ thể và điều kiện giảng dạy cụ thể. Việc chuyển đổi đào tạo từ chủ yếu trang bị tri thức sang phát triển năng lực cho người học có thành công hay không chủ yếu phụ thuộc vào vai trò của người thầy. Để tiến hành cải tiến, đổi mới phương pháp dạy học, trước hết phải làm cho đội ngũ cán bộ, giảng viên nhận thức được xu hướng cách tân của giáo dục. Trong đó cần chú ý một số phương hướng như sau:

Dạy học cộng tác: Thầy cung cấp vấn đề, giới thiệu cách giải quyết. Trò tự giải quyết vấn đề. Thầy kiểm tra, đánh giá kết quả.

Dạy học ạristic nêu vấn đề: Thầy nêu vấn đề. Trò tự tìm cách giải quyết vấn đề. Thầy kiểm tra, đánh giá.

Dạy học dự án: Thầy nêu vấn đề, dự án, phân chia dự án. Trò tham gia các dự án theo phân công. Thầy rà soát, tổng hợp, thẩm định, đánh giá hoàn thành dự án.

Dạy học tắch cực: Phát huy triệt để tắnh chủ động, tắch cực hoạt động tự nhận thức của người học, coi người học là chủ thể trong quá trình hoạt động nhận thức cũng có nghĩa là ỘLấy người học làm trung tâmỢ.

Kỹ thuật hóa việc dạy học: Sử dụng các phương tiện, thiết bị kỹ thuật hiện đại (thiết bị nghe, nhìn, công nghệ tin học, máy vi tắnh Ầ) hỗ trợ cho thầy và trò theo phương pháp chương trình hóa, mô hình hóa Ầ Trong cải tiến các phương pháp dạy học, chủ thể quản lý xác định các nội dung quản lý như:

Quản lý việc lựa chọn các phương pháp dạy học tắch cực, các phương pháp dạy học hiện đại, quản lý ý định triển khai và tổ chức thực hiện các phương pháp này; quản lý phối kết hợp giữa các phương pháp; quản lý sự tham gia hào hứng, tắch cực của học viên; quản lý tắnh hiệu quả khi vận dụng các phương pháp trên trong lĩnh hội kiến thức, rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp cho học viên.

Bốn là, quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học viên.

Kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển năng lực cho người học có rất nhiều điểm khác biệt cách đánh giá truyền thống. Cách đánh giá mới hiện nay rất coi trọng phần tự đào tạo, tự học của người học. Đánh giá kết quả học tập theo hướng phát triển năng lực không chỉ bằng các bài kiểm tra, bài thi cuối môn học mà còn bằng nhiều cách đánh giá khác nhau, đặc biệt là đánh giá quá trình gồm:

Các hoạt động trên lớp (số buổi có mặt, thái độ theo dõi bài giảng, thảo luận): Tắnh nghiêm túc, chuyên cần của học viên; tắnh tự giác, tắch cực của học viên khi học tập trên lớp; công tác chuẩn bị trước khi lên lớp; tắch cực trao đổi, đàm thoại với giảng viên khi trên lớp.

Việc tự học ở nhà (qua nội dung phát biểu thảo luận trên lớp, thời gian và chất lượng hoàn thành bài tập ở nhà do giảng viên giao); kết quả hoàn thành các bài tập, thu hoạch, tiểu luận, trả bài.

Làm việc trong phòng thắ nghiệm, đi thực tế. Bài thi kết thúc môn.

Điều này làm cho học viên phải có ý thức học tập liên tục chứ không phải chỉ học khi mùa thi đến. Có như vậy kiểm tra, đánh giá mới có ý nghĩa giáo dục và dạy học. Quản lý tốt công việc này là một trong những biện pháp quản lý nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Qua kiểm tra, đánh giá học viên biết được trình độ của mình để tự điều chỉnh hoạt động học của bản thân, kắch thắch phát huy những ưu điểm và khắc phục nhược điểm. Cũng nhờ có kiểm tra, đánh giá mà giảng viên đánh giá được hoạt động dạy của mình để điều chỉnh, bổ sung; giảng viên thấy được đặc điểm của từng học viên và đó là cơ sở để cải tiến nội dung, phương pháp dạy học.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sỹ: Quản lý hoạt động tự học của học viên hệ đào tạo đại học ở Học viện Quân y (Trang 74 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w