Yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sỹ: Quản lý hoạt động tự học của học viên hệ đào tạo đại học ở Học viện Quân y (Trang 31 - 37)

Một là, tác động của kế hoạch giáo dục, đào tạo, các công cụ quản lý, cơ chế quản lý học viên ở HVQY hiện nay.

Kế hoạch giáo dục, đào tạo, các công cụ quản lý và cơ chế quản lý là những thiết chế có tắnh pháp lý, thống nhất, chắnh quy, đồng bộ, chặt chẽ là những tác động điều khiển, chỉ đạo và là tiền đề cho việc xây dựng các biện pháp quản lý hoạt động tự học của học viên. Bao gồm: Hệ thống các kế hoạch về giáo dục, đào tạo; Các văn bản, chỉ thị, hướng dẫn, quy chế, quy định và cơ chế tổ chức quản lý hoạt động tự học của học viên. Cụ thể:

Tác động của kế hoạch trong giáo dục, đào tạo bao gồm: Kế hoạch giáo dục, đào tạo giai đoạn, khóa học, năm học, học kỳ, lịch giảng dạy và các loại kế hoạch khác như kiến tập, thực tập, tham quan ... Những kế hoạch này tác động đến tiến trình, thứ tự, nội dung, phương pháp quản lý hoạt động tự học của học viên.

Tác động của các công cụ quản lý tới quản lý hoạt động tự học của học viên, đó là: Luật giáo dục; Quy chế đào tạo của Nhà trường; Điều lệ công tác nhà trường quân đội, nội quy hoạt động của Nhà trường; Quy chế hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục, đào tạo và một số quy định, chỉ thị, hướng dẫn khác. Các công cụ quản lý tác động trực tiếp trong quan hệ chỉ đạo, hướng dẫn, điều khiển, tổ chức quản lý hoạt động tự học của học viên.

Tác động của cơ chế quản lý tới quản lý hoạt động tự học của học viên: Cơ chế hoạt động của bộ máy quản lý được thực hiện theo các nguyên tắc nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả học tập của học viên; Sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trong tham mưu, thực hiện quản lý nhà nước về phát triển bộ máy quản lý, xây dựng và thực hiện các quy chế quản lý về giáo dục, đào tạo, quản lý hoạt động tự học của học viên. Cơ chế quản lý tác động toàn diện đến sự vận hành các hoạt động của bộ máy quản lý, nguyên tắc quản lý, phương pháp quản lý và giải quyết mối quan hệ giữa các chủ thể quản lý.

Hai là, tác động của phương pháp dạy học của đội ngũ giảng viên ở HVQY tới hình thành phương pháp tự học của học viên.

Phương pháp dạy là tổng hợp những cách thức, biện pháp, thủ thuật mà giảng viên sử dụng để trang bị kiến thức, rèn luyện kỹ năng cho học viên. Cách dạy của giảng viên tác động trực tiếp, mạnh mẽ đến việc hình thành phương pháp tự học cho học viên. Những cách thức đó chắnh là sự hướng dẫn, khuyến khắch học viên nghe theo, làm theo từ đó mà hình thành, phát triển thành phương pháp tự học của chắnh học viên. Do đó, hiệu quả bồi dưỡng thành phương pháp tự học phụ thuộc quan trọng vào phương pháp sư phạm của giảng viên. Dạy như thế nào thì học sẽ diễn ra như vậy. Điều đó có nghĩa, nếu giảng viên dạy học theo kiểu bày cỗ sẵn, học viên sẽ thụ động, ắt tìm tòi, đánh mất vai trò chủ thể. Ngược lại, nếu giảng viên biết phát huy vai trò của học viên, thúc đẩy họ tự tìm kiếm tri thức, rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp sẽ hình thành cho họ phương pháp, kỹ năng tự học hiệu quả.

Trong nhà trường, phương thức học của học viên phụ thuộc vào phương thức và kỹ thuật sư phạm mà giảng viên sử dụng. Phương pháp dạy có thể kắch thắch định hướng phương pháp học. Thực tiễn dạy học cũng chứng tỏ, dạy thế nào thì học như vậy. Nếu dạy theo kiểu "trao" kiến thức thì học viên "nhận" mà ắt động não, kiến thức của thầy nhiều hơn kiến thức của trò trong đầu của họ. Vì chúng đã được bày sẵn theo kiểu "rót nước sang bìnhỢ, mà ắt hoặc không có sự khám phá, tìm tòi tri thức thật sự là do học viên, của học viên. Nếu dạy theo kiểu lấy hoạt động học của học viên làm chắnh thì những gì tiếp thu được là do học viên "làm ra", đắch thực là tài sản trắ tuệ của họ.

Ba là, yêu cầu của kiểm tra, thi ở HVQY.

Về mặt sư phạm, cần tắnh đến một thực tế của đào tạo là học viên phải học tập một khối lượng lớn tri thức trong một thời gian có hạn với cường độ cao, học hàng ngày và học nhiều môn trong một ngày. Với sức ép này, ắt nhiều mức độ khác nhau đã dẫn đến việc học viên học đối phó để trả bài

trong các kỳ thi cử. Mà những cách thức thi cử, đánh giá thường tác động mạnh đến phương pháp tự học của học viên. Vì vậy, trong kiểm tra - thi, nếu thiên về đánh giá kiến thức được chiếm lĩnh bởi người học tự tìm tòi thì sẽ có tác dụng thúc đẩy học viên tự xác lập, thử nghiệm, học hỏi các phương pháp tự học phù hợp. Ngược lại, nếu thiên về đánh giá kiến thức sách vở do thầy cung cấp thì học viên dễ sa vào cách học theo lối mòn, bị động, không khơi dậy được những cách thức tự học độc lập sáng tạo, hạn chế việc rèn luyện phương pháp tự học.

Tác động của kiểm tra - thi đến phương pháp tự học diễn ra cả trước, trong, sau khi kiểm tra - thi và theo cơ chế tác động Ộđòi hỏi - đáp ứngỢ. Nghĩa là yêu cầu kiểm tra - thi như thế nào thì học viên tìm cách tự học để đáp ứng. Những chỉ dẫn của giảng viên trong hướng dẫn ôn tập, phụ đạo tập thể, giúp đỡ riêng trước kiểm tra - thi; cách hỏi của đề kiểm tra - thi (viết), cách hỏi kiểm tra - thi (vấn đáp) và đánh giá (cả viết và vấn đáp) trong thực hành kiểm tra - thi; chỉ đạo rút kinh nghiệm phương pháp tự học sau kiểm tra - thi ... không chỉ tác động đến động cơ, mục tiêu, nhiệm vụ rèn luyện cách học - phương pháp tự học mà còn chi phối đến việc lựa chọn, vận dụng, thể hiện phương pháp tự học của học viên trong quá trình tự học.

Bốn là, tác động từ động cơ, thái độ học tập của học viên hệ đào tạo đại học ở HVQY.

Chất lượng tự học phụ thuộc chủ yếu vào sự cố gắng, nỗ lực, tắch cực của học viên. Học tập là một dạng hoạt động đặc biệt mà không ai có thể làm thay được, muốn nắm vững nội dung học tập bản thân học viên phải tự động tiến hành các hoạt động học tập với sự cố gắng, nỗ lực cao độ. Chắnh vì vậy động cơ, thái độ tự học là một yếu tố đặc biệt quan trọng góp phần vào sự thành công của hoạt động tự học. Nếu trong quá trình học tập người học nhận thức đúng đắn về mục tiêu, yêu cầu đào tạo, thực sự có nhu cầu học tập nắm vững tri thức thì họ sẽ tắch cực, cố gắng vượt qua các trở ngại để đi đến thành công, còn ngược lại nếu học viên không có nhu cầu chiếm

lĩnh tri thức thì họ chỉ học tập mang tắnh chất đối phó, cầm chừng, hoạt động học tập sẽ dừng lại khi gặp khó khăn trở ngại.

Năm là, các điều kiện đảm bảo về cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật trong giảng dạy, học tập ở HVQY.

Cơ sở vật chất, kỹ thuật và các điều kiện bảo đảm cho công tác giảng dạy, học tập và quản lý là một trong những thành phần cơ bản có tác động quan trọng đến chất lượng hoạt động tự học, chất lượng công tác quản lý hoạt động tự học và chất lượng giáo dục, đào tạo. Hệ thống cơ sở vật chất, kỹ thuật được thực hiện thống nhất theo quy chuẩn bảo đảm giáo dục, đào tạo ở nhà trường hiện nay.

Sáu là, môi trường sư phạm của HVQY.

Tác động từ môi trường giáo dục, đào tạo, môi trường giáo dục bao gồm: Môi trường tự nhiên, môi trường xã hội, môi trường văn hóa đạo đức, môi trường tâm sinh lý, môi trường sư phạm ... Trong đó, những tác động của môi trường tâm sinh lý, môi trường văn hóa, môi trường sư phạm là những nhân tố tác động trực tiếp, mạnh mẽ tới hoạt động tự học và quản lý hoạt động tự học của học viên ở HVQY hiện nay.

Đây là yếu tố tác động quan trọng trực tiếp, toàn diện và sâu sắc đến tâm lý, động cơ, nhận thức của chủ thể quản lý và tới mỗi học viên, tác động đến việc hình thành, phát triển phẩm chất nhân cách của học viên. Sự tác động đó rất phong phú, đa dạng, phức tạp và đan xen lẫn nhau. Mức độ tác động tuỳ thuộc vào trình độ và tắnh tiếp nhận của mỗi đối tượng tác động. Nếu môi trường giáo dục, đào tạo tác động tắch cực thì thúc đẩy chất lượng hoạt động tự học, quản lý hoạt động tự học, phát triển nhân cách và ngược lại.

*

Tự học có một vai trò rất lớn trong quá trình học tập và rèn luyện của học viên, đây cũng chắnh là một hình thức tổ chức dạy học chủ yếu ở bậc đại học hiện nay, trong đó phát huy tắnh cao nhất của vai trò chủ thể, tắch cực độc lập nhận thức của học viên nhưng không tách rời vai trò điều khiển của giảng viên. Muốn có kết quả học tập cao thì học viên phải có một quá trình rèn luyện thường xuyên các kỹ năng tự học. Trong quá trình rèn luyện đó giảng viên giữ vai trò quan trọng trong việc định hướng giáo dục, lựa chọn các biện pháp tác động nhằm hình thành ở học viên các kỹ năng tự học, và biết giúp học viên rèn luyện kỹ năng tự học. Việc rèn luyện kỹ năng tự học của học viên được tiến hành trong mối quan hệ chặt chẽ, khoa học với hoạt động dạy của giảng viên và hoạt động dạy giữ vai trò chủ đạo, định hướng, tổ chức, dẫn dắt và điều chỉnh hoạt động tự học của học viên.

Quá trình dạy học phải biến thành quá trình tự học, tự học của học viên là yếu tố đảm bảo kết quả, chất lượng dạy học ở HVQY. Đây cũng chắnh là quá trình dạy tự học mà nhà trường đang quan tâm, nhất là kết hợp việc tự học truyền thống với tự học chủ động theo tắn chỉ là một hướng đi không phải dễ dàng, nó cần thời gian và các yếu tố khác nhau cấu thành thì mới đạt kết quả tốt.

Chương 2

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sỹ: Quản lý hoạt động tự học của học viên hệ đào tạo đại học ở Học viện Quân y (Trang 31 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w