1 Ghi chép bài trên lớp đầy đủ 45,7 44,37 44,29 42,26 0,0 3,37 2Xây dựng kế hoạch học tập
3.1.4. Phối hợp đồng bộ giữa các chủ thể với phát huy vai trò tự quản lý trong tự học của học viên
quản lý trong tự học của học viên
* Mục đắch của biện pháp:
Xu hướng đào tạo theo hướng phát triển năng lực cho người học đòi hỏi ngoài việc đổi mới về phương pháp giảng dạy thì phương pháp quản lý cũng phải thay đổi. Sẽ không thể đổi mới thành công nếu thiếu sự chỉ đạo chặt chẽ của Thường vụ, Đảng uỷ, Ban Giám đốc, các bộ môn - khoa và sự phối kết hợp đồng bộ giữa các đơn vị chức năng. Khối lượng công việc nhiều, phương pháp quản lý thay đổi nếu không có sự phân cấp quản lý, không có sự hỗ trợ, không có sự vào cuộc của tất cả các cơ quan, đơn vị trong toàn Học viện thì mọi hoạt động đào tạo sẽ không theo kế hoạch và ảnh hưởng trực tiếp đến việc học tập của học viên. Có thể nói, việc phối kết hợp đồng bộ giữa các cơ quan, đơn vị chức năng trong Học viện hướng tới hoạt động tự học của học viên là một biện pháp then chốt, đảm bảo cho quá trình quản lý được thông suốt, tiến hành trật tự theo đúng trình tự xác định, dựa trên các quy phạm đảm bảo tắnh thống nhất về mục tiêu, phục vụ tốt nhất cho hoạt động tự học của học viên đồng thời đảm bảo thực hiện các quy tắc, các chuẩn mực quản lý.
Để các đơn vị chức năng hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình thì Ban Giám đốc Học viện cần phải phân cấp cụ thể chức năng, nhiệm vụ cho các cơ quan, đơn vị trong Học viện. Cụ thể:
Đối với phòng Đào tạo
Xây dựng chương trình đào tạo ổn định và công khai hóa toàn diện từ nội dung cho đến lịch trình giảng dạy, từ các điều kiện tiên quyết của từng học phần cho đến lịch học, lịch thi ... Trên trang mạng nội bộ của Học viện hoặc theo đường công văn tới các cơ quan, đơn vị ngay từ đầu năm học.
Lập kế hoạch giảng dạy đảm bảo tốt khóa học theo thứ tự các nội dung môn học và logic phát triển của nghề nghiệp, nhận thức của học viên, đồng thời kiểm tra việc thực hiện kế hoạch giảng dạy của từng bộ môn, khoa theo định kỳ hoặc đột xuất để bảo đảm thực hiện được nghiêm túc, thu thông tin ngược để có điều chỉnh về lịch giảng dạy, sắp xếp môn học kịp thời, hiệu quả.
Tổ chức điều hành các khâu giảng dạy và học tập theo phân cấp.
Lập lịch kiểm tra, thi theo phân cấp.
Tổ chức việc phân chuyên ngành cho học viên.
Theo dõi việc thực hiện quy chế đào tạo tại các khoa. Quản lý học viên thông qua mã số học viên.
Quản lý học viên thông qua các tổ chức đoàn thể. Do chủ động về thời gian, số lượng học viên có nhu cầu tham gia các hoạt động phòng trào có thể tăng nhưng độ đồng nhất, thời gian tham gia của các thành viên lại thấp sẽ tạo khó khăn cho công tác quản lý. Thực tế đó, đòi hỏi các tổ chức đoàn thể phải vận động một cách uyển chuyển theo thực tế như: Làm tốt công tác tổ chức, hướng dẫn thành viên ngay từ khi học viên mới vào trường. Làm tốt công tác tổ chức và biên chế, cung cấp chương trình hoạt động cơ bản nhất để học viên có thể tự chủ tham gia.
Cần phát triển những hình thức hoạt động đa dạng như tổ chức, hướng dẫn học viên hoạt động qua câu lạc bộ chi hội ngành học, câu lạc bộ kỹ năng học tập, câu lạc bộ liên quan đến kỹ năng sống, phong trào tình nguyện Ầ để học viên phát triển năng lực sáng tạo, kỹ năng tự lực, năng lực phấn đấu, kỹ năng cứng, kỹ năng mềm.
Phát triển các phong trào hoạt động tập thể thông qua Internet, các diễn đàn, thảo luận trên trang Web của Đoàn Thanh Niên là một kênh cần phát huy. Theo từng ngành nghề đào tạo, Đoàn Thanh Niên cần xây dựng những nội dung sinh hoạt phù hợp, chú trọng các hoạt động giáo dục động cơ, thái độ học tập, bồi dưỡng phương pháp tự học. Việc tổ chức các hoạt động như vậy không những tạo cho Học viên cơ hội học hỏi, tự học, tự tìm tòi, nghiên cứu ứng dụng kiến thức vào việc học tập của mình mà còn giúp cho hoạt động tập thể của học viên được hiệu quả hơn.
Đối với Ban khảo thắ và đảm bảo chất lượng giáo dục, đào tạo
Tham gia điều hành khâu tổ chức ra đề, tổ chức thi và chấm thi. Tổ chức đánh giá giáo án, đề thi, học liệu cho học viên tự học.
Thu thập thông tin phản hồi của giảng viên và học viên để kịp thời điều chỉnh và bổ sung.
Kiểm tra về điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động dạy và học. Thực hiện việc thanh tra, kiểm tra thường xuyên theo đúng chức năng để hỗ trợ nhà trường trong việc giám sát, chấn chỉnh, đề xuất khen thưởng, kỷ luật trong hoạt động dạy và học theo đúng quy chế.
Đối với các khoa giáo viên
Xây dựng kế hoạch quản lý chất lượng giảng dạy của khoa trong từng học kỳ và cả năm học. Mục tiêu của kế hoạch phải bám sát mục tiêu đào tạo của ngành và những phản hồi từ giảng viên, cựu học viên và các đơn vị, tổ chức học viên công tác sau khi ra trường.
Chủ động kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác giảng dạy và học tập tại khoa mình.
Tổ chức việc đăng ký giảng dạy của giảng viên, phân công giảng dạy. Quản lý việc giảng dạy.
Tổ chức chấm thi.
Theo dõi và tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiêp vụ cho giảng viên tại bộ môn, khoa.
Nếu trong quá trình quản lý các chủ thể quản lý thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ trên sẽ tạo cơ sở, điều kiện, động lực và mục tiêu rõ ràng cho học viên tự học. Sự kết hợp đồng bộ giữa các cơ quan, đơn vị, bộ môn, khoa giáo viên và các lực lượng có liên quan sẽ tạo môi trường, không khắ sôi động cho học viên tự học. Học viên thấy mình được quan tâm, thực sự là trung tâm của quá trình dạy học; nhận thức rõ trách nhiệm, vai trò của mình trong tự học, tự nâng cao kiến thức, năng lực bản thân; cố gắng, nỗ lực tự học, tự rèn đáp ứng yêu cầu, chuẩn mực mà các chủ thể quản lý đã đưa ra.
Mỗi học viên
Cần phát huy cao nhất tắnh Ộtắch cực hóaỢ trong việc tự quản lý, tự học tập, tự giáo dục, tự rèn luyện của mình, coi đó là một trong những tiêu chắ quan trọng để đánh giá phẩm chất nhân cách và mức độ hoàn thành nhiệm vụ của mỗi học viên. Việc phát huy tự học, tự quản lý của học viên trong hoạt động tự học có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình giáo dục, đào tạo nhằm biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo. Để thực hiện tốt mục tiêu đào tạo của Nhà trường, vấn đề tự học, tự quản lý hoạt động tự học của học viên cần luôn được đề cao. Chắnh những hoạt động này giúp cho học viên chủ động, tự giác, sáng tạo trong việc lĩnh hội kiến thức, rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp, xây dựng bản lĩnh, tác phong công tác. Tự quản lý hoạt động tự học cần thực hiện từ việc tự quán triệt các mục
tiêu, kế hoạch của trên; xác định rõ động cơ, trách nhiệm trong học tập; xây dựng được kế hoạch cá nhân, mục tiêu tự phấn đấu; xác định được phương pháp tự học, tự quản lý; xây dựng được thói quen làm việc độc lập, cầu thị, linh hoạt, hiệu quả. Đồng thời, tự học, tự quản lý có thể thực hiện dưới hình thức đôi bạn học tập, nhóm học tập. Bên cạnh đó cần tránh việc tự học, tự quản mang tắnh hình thức, chiếu lệ, đối phó dẫn đến kết quả tự học không cao. Định kỳ hàng tháng, quý hoặc giai đoạn cần có đánh giá, nhận xét, rút kinh nghiệm và kịp thời định hướng về phương pháp, kinh nghiệm trong tự học để đạt kết quả cao nhất.
Như vậy, nếu trong quá trình quản lý, có sự kết hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các chủ thể với phát huy vai trò tự quản của học viên, sẽ tạo nội lực bên trong, thúc đẩy học viên tự học, tự hoàn thiện, phát triển mình. Đặc biệt, sự kết hợp đồng bộ, thống nhất đó sẽ tạo ra phong trào tự học phát triển rộng khắp và có chiều sâu bền vững trong học viên.