1. Cơ chế kinh doanh hàng hóa trên thị trường nội địa
Trong thời gian qua, trên thị trường nội địa về cơ bản tất cả các loại hàng hoá và dịch vụ đó được kinh doanh một cách cởi mở và tự do theo các nguyên tắc của thị trường. Nhờ vậy, thị trường trong nước đó có những bước phát triển sôi động và đa dạng, đáp ứng ngày càng tốt hơn các nhu cầu về tiêu dùng và sản xuất trong xã hội ở nhiều trình độ và mức độ khác nhau.
Bên cạnh đó, một số mặt hàng có tính chất đặc thù riêng cũng được tổ chức hoạt động kinh doanh theo những cơ chế riêng như xăng dầu, sắt thép, xi măng, thuốc chữa bệnh... cũng đó bảo đảm được sự ổn định thông suốt và đáp ứng tốt cho nhu cầu sản xuất và tiêu dùng trong nước. Những qui định riêng về điều kiện kinh doanh, cơ sở vật chất kỹ thuật, tổ chức hệ thống phân phối, giá bán sản phẩm... được áp dụng cho những loại hàng hoá này trong thời gian qua là cần thiết để bảo đảm sự phát triển ổn định, an toàn và bền vững về mặt môi trường, xã hội của nền kinh tế. Tuy nhiên, một số cơ chế kinh doanh đối với một số loại hàng hoá thuộc nhóm này vẫn bộc lộ những hạn chế nhất định và cần sớm được khắc phục trong thời gian tới, đặc biệt là đối với mặt hàng thép xây dựng và thuốc chữa bệnh.
Ngoài ra, một số mặt hàng không thuộc diện kinh doanh có điều kiện như đó nêu trên nhưng trong thời gian qua vẫn được đặt dưới sự quản lý mang tính
27
chất hành chính của nhà nước như việc cấp pháp để nhập khẩu mặt hàng đường kính, việc điều tiết lượng gạo xuất khẩu và lượng gạo dành cho tiêu dùng trong nước... Những biện pháp này nhìn chung được đánh giá là cần thiết để bảo đảm được sự ổn định của thị trường cũng như an ninh lương thực trong nước. Tuy nhiên, định hướng chung trong thời gian tới là cần giảm thiểu những biện pháp tác động mang tính chất hành chính và sử dụng nhiều hơn những biện pháp có tính chất gần gũi với những qui luật của thị trường.
2. Công tác điều tiết vĩ mô của nhà nước đối với thương mại trong nước
Công tác điều tiết vĩ mô của nhà nước đối với hoạt động thương mại nội địa của Việt Nam trong thời gian qua đã có nhiều tiến bộ đáng kể. Các công cụ điều tiết chủ yếu đã được nghiên cứu, xây dựng, từng bước hoàn thiện và áp dụng ngày càng có hiệu quả, góp phần đặc biệt quan trọng bảo đảm sự phát triển ổn định, thông suốt và lành mạnh của thị trường nước ta thời gian qua.
2.1. Các công cụ điều tiết thông qua hệ thống luật pháp, văn bản qui phạm pháp luật... ngày càng được hoàn thiện và nâng cao được hiệu quả và hiệu lực trong thực thi. Các văn bản qui định, điều tiết hoạt động của các mặt hàng, lĩnh vực đặc thù cũng như những qui định chung thường xuyên được cập nhật, đổi mới và áp dụng phù hợp với sự phát triển của thị trường.
2.2. Các công cụ điều tiết thông qua các biện pháp hành chính như thuế, hạn mức nhập khẩu, qui định mức giá bán trong nước đã được nghiên cứu, triển khai áp dụng đối với một số mặt hàng như xăng dầu, đường ăn... đã góp phần tạo nên sự ổn định cần thiết, tránh được những cú sốc về cung, cầu, giá cả trên thị trường trong nước ở một số thời điểm thị trường thế giới có diễn biến phức tạp và bất lợi.
2.3. Các công cụ điều tiết khác như thông tin định hướng thị trường, hướng dẫn tiêu dùng... cũng đã được đẩy mạnh triển khai áp dụng, đóng góp một phần không nhỏ khiến cho chất lượng hoạt động của thị trường trong nước ta thời gian qua được nâng lên cả về phía nhà cung ứng và người tiêu dùng.
28
Bên cạnh đó, các hoạt động điều tiết của nhà nước đối với thị trường nội địa trong thời gian qua cũng đã góp phần xây dựng và phát triển được các đối tượng cấu thành nên thị trường trong nước, đặc biệt là trong việc huy động được ngày càng đông đảo các chủ thể tham gia thị trường, đa dạng hoá nguồn hàng hoá dịch vụ lưu thông trên thị trường và củng cố hệ thống cơ sở vật chất phục vụ hoạt động thương mại nội địa.
3. Sự tác động của thị trường quốc tế
Sự tác động của thị trường quốc tế tới thị trường trong nước được thể hiện dưới hai mặt đó là: những tác động tích cực và những tác động tiêu cực ảnh hưởng tới sự phát triển của thị trường trong nước. Cụ thể nó là những cơ hội và thách thức đòi hỏi sự lãnh đạo của Đảng và nhà nước cần quan tâm hơn nữa tới viêc phát triển thị trường trong nước nhăm tạo môi trường thận lợi cho các doanh nghiệp trong nước phát triển một cach bền vững và lâu dài.
3.1. Cơ hội
Kinh tế - thương mại thế giới được dự báo tiếp tục duy trì tăng trưởng ở tốc độ cao sẽ tạo ra tiền đề tốt để mở rộng trao đổi, buôn bán cũng như xuất khẩu của các nước, từ đó trực tiếp tạo ra cơ hội tốt cho các nhà kinh doanh trong nước, đặc biệt là những nhà kinh doanh các loại hàng hoá phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu.
Xu hướng chuyển dịch thương mại và đầu tư sang khu vực châu Á - Thái Bình Dương, trong đó Việt Nam đang được coi là một thị trường buôn bán và đầu tư đặc biệt hấp dẫn của khu vực, sẽ tạo cho Việt Nam cơ hội lớn để thu hút được vốn, công nghệ tổ chức kênh lưu thông và phân phối hàng hoá trong nước thông qua hoạt động đầu tư, kinh doanh của các tập đoàn quốc tế.
Sự phát triển mạnh của các công nghệ bán hàng, công nghệ tổ chức kênh phân phối với các hình thức hiện đại trên thế giới sẽ có thể nhanh chóng được Việt Nam tiếp thu, xây dựng và phát triển trong quá trình phát triển một nền
29
thương mại nội địa hiện đại, hoạt động hiệu quả và năng động trong thời gian tới.
Sự đa dạng hoá về các chủng loại hàng hoá để phục vụ cho nhu cầu sản xuất và tiêu dùng trong nước sẽ được gia tăng cùng với sự gia tăng hoạt động của các hệ thống siêu thị và nhà bán buôn, bán lẻ quốc tế vốn đã có những mối liên kết rộng lớn, dạng với những nhà sản xuất, nhà phân phối khác trên toàn cầu.
3.2. Thách thức
Việc mở rộng thị trường nội địa cho các nhà đầu tư nước ngoài tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là trong lĩnh vực phân phối sản phẩm thông qua các cam kết mở cửa thị trường của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, sẽ có thể tạo ra thách thức lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam trong việc cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường trong nước với các doanh nghiệp nước ngoài vào làm ăn tại Việt Nam.
Việc thực hiện, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về qui trình, chất lượng sản phẩm... sẽ ngày càng trở nên khắt khe, vừa tạo ra áp lực cao buộc các nhà kinh doanh trong nước phải nâng cao chất lượng hoạt động, vừa tạo nên những rủi ro nhiều hơn trước các vụ kiện có thể xảy ra cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Khả năng giữ vững và kiểm soát thị trường trong nước sẽ trở nên ngày càng khó khăn hơn trước những loại hình phân phối, tổ chức bán hàng hiện đại mà từ trước tới nay Việt Nam chưa có hoặc ít có kinh nghiệm hoạt động.
30
Chương 2
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG
THỊ TRƯỜNG TRONG NƯỚC HIỆN NAY